Cá bống
Cá bống quen thuộc với người dân Việt Nam từ thời có truyện cổ tích. Cô Tấm trong “Tấm Cám ”Cá bống chỉ sinh sống ở các vùng nước lợ; nước ngọt ở cá sông, con suối hoặc ao, hồ, kênh rạch. Cá bống tập trung nhiều nhất ở miền Trung và vùng Tây Nam Bộ Ở và là món ăn phổ biến của những người dân nơi đây. Cá bống rất dễ chế biến, thịt cá bống cứng chắc và rất thơm; những món ăn ngon và hấp dẫn từ cá bống phải kể đến cá bống kho khô và thêm một chút hạt tiêu nữa thì không thể cưỡng lại sức hấp dẫn được.
Cá bống là tên gọi chung cho nhiều loài cá (cá bống trắng, cá bống đen...). Ở miền Nam là cá bống tượng, thuộc giống cá bống đen, trọng lượng có thể đến vài kg, thịt dày, ngon, khi chế biến có màu trắng như thịt gà, có độ dai và vị ngọt. Vùng Quảng Ngãi rất nổi tiếng với đặc sản cá bống sông Trà. Cá bống hoa có tên khoa học là Acanthogobius flavimanus, tên tiếng Anh là Spotted goby, được xếp vào loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao ở nước ta, thường chế biến tươi, làm khô, chả cá. Cá bống là thực phẩm quý và có tác dụng chữa bệnh. Cá bống giàu protein, ít chất béo, có các vitamin B2, D, E, PP và chất khoáng Ca, P, Fe, S, Fe, P, Ca. Theo Đông y, cá bống vị ngọt mặn, tính bình, vào tỳ vị, can thận. Có tác dụng kiện tỳ ích khí, hòa vị, bổ can thận, cường kiện cân cốt, hành huyết mạch, tiêu tích trệ, lợi thủy, an thai. Cá bống được dùng cho những trường hợp cơ thể suy kiệt, yếu mỏi tay chân, ho suyễn, tiêu hóa kém. Mặt khác, lượng collagen rất phong phú trong cá bóng có tác dụng tăng cường sức khoẻ và làm đẹp. Cá bống được xem là thực phẩm lý tưởng cho làn da của các phái nữ, làm giảm các vấn đề như tóc khô rụng, da khô, gàu...