Top 10 Loài cá ngon của Việt Nam được nhiều người ưa thích
Đánh bắt và nuôi trồng cá đã mang lại nguồn thu lớn cho ngư dân từ đó cải thiện chất lượng đời sống của họ, không chỉ vậy các món ăn từ cá còn rất giàu dinh ... xem thêm...dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Sau đây hãy cùng Toplist tìm hiểu về các loài cá ngon của Việt Nam nhé.
-
Cá lóc hay còn được gọi là cá quả, là loại cá được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt của thịt, lành tính, ít mỡ, chứa nhiều khoáng chất và các vitamin bổ sung năng lượng cho cơ thể. Cá lóc không chỉ là nguyên liệu chế biến phong phú mà còn là một liều thuốc chữa bệnh hiệu quả. Cá lóc có vị ngọt, lành tính giúp trừ phong, tư âm, sinh tân dịch, bổ gân xương tạng phủ. Đây là món ăn không thể bỏ qua trong bữa cơm hằng ngày của những người mắc bệnh phổi vì loại cá này có công dụng giúp bổ khí huyết, tan đàm bị nghẹn trong cuống họng. Ngoài ra, hàm lượng vitamin A cao trong cá lóc giúp hồi phục sức khỏe cho những người mới khỏi ốm, tăng lợi sữa cho mẹ bầu, chữa huyết khô.
Theo Đông Y, cá lóc có tính hàn nên thường được chế biến các món ăn vào mùa hè để hạn chế những bệnh về nhiệt do thời tiết nóng. Cá lóc là loại cá được mọi người ưa thích và được chọn làm món ăn phòng chữa bệnh nan y (tim mạch, ung thư…) vì ít mỡ, nhiều chất khoáng và vitamin. Đặc biệt cá lóc đen là một trong những món ăn dưỡng sinh khử gốc tự do “cơn sốt thực phẩm màu đen” hiện nay trên thế giới vì chúng có tác dụng chống oxy hoá, chống lão hóa, chống ung thư. Cá lóc có vị ngọt, tính bình, (có sách tính hàn) không độc. Có tác dụng khử thấp, trừ phong, tiêu thũng, thông quan, tư âm, sinh tân dịch, bổ gân xương tạng phủ. Chữa phụ nữ huyết khô và sau các phẫu thuật phụ khoa ít sữa, bổ khí huyết, ích thận tráng dương, dùng tốt trong trường hợp bị các bệnh phổi vì có tác dụng trừ đàm, bổ phế. Dùng để bồi bổ sau ốm dậy vì dễ hấp thu. Theo ẩm thực dưỡng sinh theo mùa thì cá lóc thích hợp vào mùa hạ và trưởng hạ để trừ thấp nhiệt do mùa nóng sinh ra. Thần nông bản thảo xếp cá lóc vào hàng thượng phẩm.
-
Cá kèo phổ biến ở miền Tây Nam Bộ. Đặc điểm của loài cá tự nhiên này là có thân dạng hình trụ, dài, phần thân phủ lấy vẩy trong và bé. Về màu sắc của loài cá này có màu xám, hơi có chút vàng ở phần thân và kích thước khá nhỏ. Đây là loài cá mang giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe nên được nhiều gia đình tin tưởng bổ sung cho thực phẩm chế biến món ăn của gia đình. Tại Việt Nam cá tập trung trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là tại Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, thích hợp với các ao hồ kênh - mương nước lợ. Cá còn được nuôi tại các ruộng muối. Cá sinh sản tự nhiên tại các bãi bồi ven biển, mùa sinh sản trong các tháng từ 4 đến 9. Thịt cá kèo rất được mọi người ưa thích vì độ mềm, tươi và xen lẫn vị hơi đắng nhưng ăn rất ngon miệng. Các cách chế biến cá kèo nổi tiếng của người Nam Bộ đó là món cá kèo kho rau răm, lẩu cá kèo hoặc cá kèo kho tiêu.
Cá kèo giàu Protein, ít chất béo, nhiều Vitamin B2, D, E, PP, có đầy đủ những khoáng chất như: Ca, P, Fe, S, Fe, P…Chính những dưỡng chất đó giúp cải thiện sức đề kháng, tăng cường năng lượng hiệu quả cho cơ thể khỏe mạnh hơn. Cá kèo thuộc họ Cá bống trắng có vị ngọt mặn, tính bình, tác dụng kiện tỳ hóa đàm, dưỡng can thận, khỏe gân xương, thông huyết mạch, lợi thủy, an thai, lợi sữa…Dùng cá kèo rất tốt giúp chữa tỳ hư ăn kém, bụng đầy chậm tiêu, ho đàm, phù thũng, phong thấp nhức mỏi, phụ nữ có thai và nuôi con bú, mệt mỏi khí huyết hư. Cá kèo chỉ ăn phiêu sinh vật, rong rêu nên thịt ngon và sạch, giá trị dinh dưỡng cao, lại dễ chế biến thành nhiều món ăn dân dã như lẩu, nướng muối ớt, kho, chiên xù hay nấu canh…Mặc dù chúng ta vẫn thường ăn hàng ngày nhưng ít tai biết rằng chỉ cần kết hợp cá kèo với một số nguyên liệu khác có thể chữa được bách bệnh.
-
Cá bống quen thuộc với người dân Việt Nam từ thời có truyện cổ tích. Cô Tấm trong “Tấm Cám ”Cá bống chỉ sinh sống ở các vùng nước lợ; nước ngọt ở cá sông, con suối hoặc ao, hồ, kênh rạch. Cá bống tập trung nhiều nhất ở miền Trung và vùng Tây Nam Bộ Ở và là món ăn phổ biến của những người dân nơi đây. Cá bống rất dễ chế biến, thịt cá bống cứng chắc và rất thơm; những món ăn ngon và hấp dẫn từ cá bống phải kể đến cá bống kho khô và thêm một chút hạt tiêu nữa thì không thể cưỡng lại sức hấp dẫn được.
Cá bống là tên gọi chung cho nhiều loài cá (cá bống trắng, cá bống đen...). Ở miền Nam là cá bống tượng, thuộc giống cá bống đen, trọng lượng có thể đến vài kg, thịt dày, ngon, khi chế biến có màu trắng như thịt gà, có độ dai và vị ngọt. Vùng Quảng Ngãi rất nổi tiếng với đặc sản cá bống sông Trà. Cá bống hoa có tên khoa học là Acanthogobius flavimanus, tên tiếng Anh là Spotted goby, được xếp vào loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao ở nước ta, thường chế biến tươi, làm khô, chả cá. Cá bống là thực phẩm quý và có tác dụng chữa bệnh. Cá bống giàu protein, ít chất béo, có các vitamin B2, D, E, PP và chất khoáng Ca, P, Fe, S, Fe, P, Ca. Theo Đông y, cá bống vị ngọt mặn, tính bình, vào tỳ vị, can thận. Có tác dụng kiện tỳ ích khí, hòa vị, bổ can thận, cường kiện cân cốt, hành huyết mạch, tiêu tích trệ, lợi thủy, an thai. Cá bống được dùng cho những trường hợp cơ thể suy kiệt, yếu mỏi tay chân, ho suyễn, tiêu hóa kém. Mặt khác, lượng collagen rất phong phú trong cá bóng có tác dụng tăng cường sức khoẻ và làm đẹp. Cá bống được xem là thực phẩm lý tưởng cho làn da của các phái nữ, làm giảm các vấn đề như tóc khô rụng, da khô, gàu... -
Cá rô sinh sống chủ yếu ở vùng nước ngọt, thịt cá rô đồng ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Cá rô đồng (tên gọi khoa học là Anabas testudineus) là loại cá nước ngọt phổ biến ở các vùng nông thôn Việt Nam. Thịt cá ăn khá béo hơi dai, và tỉ lệ thịt rất nhiều. Theo Đông y, cá rô có vị ngọt, tính bình, không độc…Tác dụng bổ ích cho tỳ vị, chữa chứng tràng phong hạ huyết ích khí lực, lợi gân xương, làm cho người cảm thấy khỏe khoắn, bớt đau đầu nhức mỏi…
Cá rô đồng là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, trong 100g thịt cá rô có chứa: nước 74,2g, protein 19,1g, lipit 5,5g, tro 1,2g, các chất khoáng vi lượng như calcium 16,4mg, phosphor 151,2mg, Fe 0,25mg, vitamin B1 (thiamin) 0,01mg, B2 (riboflavin) 0,1mg, axit nicotinic 1,9mg, tính ra nó cung cấp 126kcal. Thịt cá rô đồng vừa có giá trị dinh dưỡng cao, vừa thơm, dai, béo mà không ngậy, dễ tiêu hóa, được nhiều người ưa thích. Từ cá rô người ta chế biến thành nhiều món ăn ngon như cá rô kho tương, cá rô nướng, cá rô rán giòn, cá rô thuôn hành răm, các loại canh cá rô, bún cá rô, miến cá rô,… món nào cũng hấp dẫn. Không chỉ ở nông thôn mà người dân ở đô thị cũng rất thích hương vị ngon thơm của các món ăn chế biến từ cá rô đồng, đặc biệt là món canh và miến cá rô. Dân gian ta từ xưa đã dùng món canh cá rô nấu rau cải và gừng để bồi bổ khí huyết, nâng sức khỏe cho người mới ốm dậy. Bằng cách chế bế luộc cá rô, gỡ bỏ xương, phi gừng và cá đã ướp, rồi xào rau, đun canh, ăn nóng rất tốt. Cũng có thể dùng cá rô nấu với bánh đa, ăn nóng để chữa cảm mạo, đầy bụng, khó tiêu... -
Cá diêu hồng hay còn gọi là cá rô phi đỏ, loại cá thịt trắng ngon, lành tính, có thể chế biến thành các món ngon bổ khoái khẩu nhiều người. Tài liệu gần đây cho biết cá diêu hồng giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein, vitamin A, B, D và chất khoáng như phốtpho và iốt, ít chất béo hơn thịt nên dễ tiêu hóa. Cá diêu hồng là loại cá phổ biến ở các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long của nước ta. Cá diêu hồng là một loại cá có chất lượng thịt thơm ngon, thịt cá diêu hồng có màu trắng, trong sạch, các thớ thịt được cấu trúc chắc và đặc biệt là thịt không quá nhiều xương. Đặc biệt là cá có hàm lượng mỡ cao nên ăn rất béo. Cá diêu hồng thường được chế biến thành các món ăn ngon và hấp dẫn như: Cá diêu hồng hấp tương. Cá diêu hồng nấu riêu Lẩu cá diêu hồng. Cá diêu hồng nướng lá sen. Ngoài ra còn cá diêu hồng được sử dụng để làm các món ăn thông dụng khác như các món luộc, chiên, rán, kho…
Cá diêu hồng là một loại cá đang được thị trường ưa chuộng. Thịt cá diêu hồng vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ vị, lợi ngũ tạng... Dùng bổ dưỡng cho nhiều bệnh chứng hư nhược, nhất là người già suy nhược, trẻ em còi cọc chậm lớn... Vì thịt cá diêu hồng khá béo nên khi kho sẽ không thể tạo nên vị ngon của cá nên cách chế biến hấp dẫn nhất món cá này là nấu canh cá diêu hồng hoặc hấp với các gia vị gừng, hành, ớt sẽ rất thơm ngon...
-
Cá hồi được coi là một trong những thực phẩm bổ dưỡng nhất hành tinh vì không chỉ chứa axít béo Omega-3 mà còn chứa đa vitamin và khoáng chất khác. Có giá trị dinh dưỡng cao, cá hồi có rất nhiều lợi ích cho toàn bộ cơ thể. Ở Việt Nam cá Hồi được nuôi tại Sapa. Do có sự chênh lệch khá cao so với mực nước biển, nên Sapa thường mát mẻ quanh năm, mùa đông đặc biệt lạnh có khi nhiệt độ xuống dưới âm độ, do đó chất lượng cá hồi ở Sapa không thua kém so với các loại cá hồi được nhập khẩu. Đặc điểm sinh tồn của cá hồi vân là sống trong môi trường “nước động”, nhiệt độ thấp dưới 15 độ nên toàn bộ nước trong các ao đều được dẫn bởi 1.000m đường ống từ Thác Bạc về trại cá.
Với vị ngon đậm đà, thịt có màu hồng đẹp, giá trị dinh dưỡng cao, cá hồi đang là món ăn được ưa chuộng của nhiều gia đình. Không giống với cá hồi nhập khẩu thường béo, thịt bở, cá hồi nuôi ở Sapa có thịt chắc, màu hồng đẹp, thớ săn, ít mỡ và giá trị dinh dưỡng cao. Cá hồi được người dân Sapa chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như gỏi cá hồi, cá hồi nướng, sashimi, cá hồi nấu cari… Đặc điểm của cá hồi Sapa là có thịt nhiều, ăn rất ngon và tươi mới cùng mùi vị đặc trưng không thể nhầm lẫn với bất kì loại cá nào khác. Một lưu ý đặc biệt khi nấu món cá hồi Sapa là không nên nấu quá lâu vì sẽ khiến thịt cá sẽ bị khô cứng, ăn mất ngon. -
Cá dầm xanh sông Đà là một loại cá quý, từng được mệnh danh “ngũ quý hà thủy”, một trong 5 loại cá tiến vua hiếm có khó tìm trong truyền thuyết. Có thể nói, thưởng thức cá dầm xanh sông Đà đã trở thành niềm đam mê của biết bao người tìm kiếm, săn lùng cá dầm xanh sông Đà, đắt mấy cũng mua là nhu cầu của những người “sành” ăn. Có người rình phục tận thượng nguồn để mua cá về đãi khách. Có người mải mê săn lùng cá do dân làng chài mới đánh bắt về không kể ngày đêm… Cá dầm xanh thường sống ở tầng đáy của sông, nhất là các con sông, con suối của vùng núi Tây Bắc. Cá có miệng dày và có vảy óng ánh màu ửng xanh. Thức ăn của cá dầm xanh là mùn bã hữu cơ, các loại tảo và động vật không xương sống cỡ nhỏ ở đáy sông. Hàng năm, đến mùa sinh sản, cá dầm xanh thường chui vào các hang động để đẻ trứng. Cá dầm xanh thuộc họ cá chép và di cư theo mùa.
Cá có ruột rất dài, gấp 10 lần chiều dài của thân. Điểm đặc biệt nữa ở cá dầm xanh là thịt thơm ngọt từ khi còn nhỏ như đầu ngón tay cho tới khi có trọng lượng trung bình 6 – 7 kg, không giống như các loại cá khác là chỉ ngon khi trọng lượng lớn. Hơn nữa, thịt của cá dầm xanh còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như đạm, protein, canxi, chất béo, chất khoáng, vitamin… Cá dầm xanh có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như gỏi, lẩu, nướng, nấu cháo. Nhưng ngon bậc nhất vẫn là cá dầm xanh sông Đà hấp hoặc om.
-
Cá basa thuộc loại cá da trơn, gần giống cá trê, có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ huyết, sinh tân, ích khí, giảm đau nhức... Ăn cá basa rất tốt với trẻ em còi, chậm phát triển, chứng nhức mỏi xương khớp, sinh lý yếu, tóc bạc sớm và bệnh liên quan khí huyết hư. Cá Basa là mặt hàng cá xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường ở các nước châu Âu và Mỹ. Cá basa là loại cá da trơn, chủ yếu sinh sống được nuôi phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Món ăn hấp dẫn nhất được chế biến từ thịt cá Basa là nấu canh chua hoặc món cá kho.
Basa – giống như các loại cá trắng khác – là một nguồn protein chất lượng cao. Protein đóng vai trò quan trọng trong cơ thể người, bao gồm sự phát triển của các mô của cơ thể và sản xuất các enzyme chủ chốt. Cá basa có giá trị dinh dưỡng cao vì chứa nhiều chất đạm, DHA, EPA và ít béo, ít cholesterol. – có nghĩa là nó chứa tất cả chín axit amin thiết yếu mà bạn cần từ chế độ ăn uống. Trước đây, ít người Việt Nam biết đến giá trị của cá tra, basa trong khi người nước ngoài rất ưa chuộng vì họ biết rõ loại cá này có giá trị dinh dưỡng cao, không thua gì cá nước biển sâu, đặc biệt là mỡ cá. Trong thành phần mỡ cá tra, basa, các axit béo không no chiếm tỷ lệ rất cao (trên 80%). Trong mỡ cá tra, basa, hàm lượng axit béo no ít, không có cholesterol nên rất tốt cho sức khỏe. Riêng với phụ nữ, khi ăn cá tra, basa thì nguyên tố sắt trong loài thủy sản này rất dễ được đồng hóa, giúp cho thân hình thon thả hơn. Ăn cá hoặc mỡ cá béo mà phụ nữ không béo là vậy...
-
Cá ngừ là loài cá có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, thịt các có hương vị thơm ngon nên được rất nhiều gia đình lựa chọn. Thịt cá ngừ có thể dùng để chế biến thành nhiều món hấp dẫn khác nhau như cá ngừ kho, hấp, chiên hoặc đem sốt đều rất hấp dẫn. Từ thế kỷ 20 nghề câu cá ngừ đại dương đã phát triển, sau đó du nhập các cách đánh bắt từ nước ngoài. Lợi ích tuyệt vời của cá ngừ đối với sức khỏe có thể là do hàm lượng ấn tượng của vitamin, khoáng chất và các hợp chất hữu cơ được tìm thấy trong loại cá ngon này. Chúng bao gồm chất chống oxy hóa và protein, không có nhiều chất béo bão hòa hoặc natri. Nó cũng có hàm lượng selen, phốt pho, sắt, magiê và kali rất ấn tượng. Về vitamin, có rất nhiều vitamin B12 và niacin, cũng như một lượng lớn vitamin B6 và riboflavin...
Những lợi ích tuyệt vời của cá ngừ bao gồm khả năng làm giảm các rối loạn tim mạch, kích thích tăng trưởng và phát triển, hạ huyết áp và mức cholesterol, và giúp giảm cân. Cá ngừ cũng có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng năng lượng, hỗ trợ chăm sóc da, tăng số lượng tế bào máu đỏ và ngăn ngừa ung thư. Nó cũng bảo vệ chống lại các bệnh thận khác nhau, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác, giảm viêm nói chung, và ức chế tổn thương màng tế bào.
-
Cá đuối là loại cá rất phổ biến với người dân ven biển miền Trung nói riêng và người Việt Nam nói chung. Cá đuối có hình rẻ quạt, đuôi dài, da màu xanh rêu. Thịt cá đuối giàu dinh dưỡng: Protein, lipid, calci, phospho, Fe, Na, Kali; vitamin A, B1, B2, P, C... là loại có giá đắt vì thịt rất ngon. Theo Đông y, cá đuối có vị ngọt, tính bình, hơi độc, tác dụng trị chứng đi tiểu buốt gắt, trắng đục, tiểu ra dưỡng chấp, “bạch trọc”, viêm sưng đau tinh hoàn, âm hộ do thấp nhiệt…Trị chứng thấp nhiệt viêm tiết niệu, sỏi thận tiết niệu, viêm phần phụ, viêm đại tràng, viêm gan vàng da, các chứng liên quan thấp nhiệt, huyết ứ, đau. Cá đuối biển có nhiều loại như cá đuối ó, cá đuối én, cá đuối bông, cá đuối sen.
Loại cá này, khi săn mồi thường nằm ẩn dưới đáy biển cạn nhiều cát nên dân biển mới sáng tạo ra cách lặn biển dùng cán cây dài đầu có nhiều mũi nhọn nhỏ bằng cây tăm xe đạp để xăm bắt cá. Tùy theo từng vùng miền mà cách chế biến món cá đuối cũng không giống nhau. Có thể kể tổng thể những món ngon làm từ cá đuối như nướng muối ớt, nấu cà ri nước dừa, lẩu, um bắp chuối, xào lăn, kho tiêu... món nào nghe cũng ngon, nhìn cũng thèm. Cá đuối thường được bà con Nam bộ nấu chua với me. Tuy nhiên, món này muốn ăn ngon phải dùng cơm mẻ nấu. Vị chua của cơm mẻ vừa dịu vừa thanh, lại kích thích tiêu hóa rất tốt, khiến chúng ta ăn ngon miệng. Tuy nhiên, để giải nhiệt trong mùa nóng nực thì món cá đuối nấu canh chua được nhiều người ưa thích. Cá lớn, thịt dai và ngon hơn cá nhỏ. Còn gan cá góp phần quan trọng tăng độ ngon cho món ăn. Nếu gan cá bùi béo thì thịt cá mềm khi nhai, nhưng thú vị và hấp dẫn nhất là những miếng xương cá đầy sụn, nhai nghe sừn sựt. Cá đuối là món ăn ngon lại hàm chứa nhiều chất dinh dưỡng, bồi bổ sức khỏe cho cơ thể nên bà con rất chuộng.