Cà cuống
Cà cuống là loại côn trùng lớn nhất cho đến thời điểm này. Nó dài trung bình từ 7 - 8 cm, thường sống ở ao, hồ và đồng ruộng. Đặc trưng của cà cuống chính là “tinh dầu cà cuống”, tinh dầu này chỉ có ở con đực, có mùi hơi giống với quế. Nếu không có gia vị đặc biệt này thì chắc chẳn món bún chả, bánh cuốn, bún thang, chả cá,… không thể có được hương vị tinh túy, đặc trưng so với các vùng miền khác.
Từ xa xưa, cà cuống đã được coi là một loại thực phẩm quý thuộc “Sơn hào hải vị” và là vật cống cho các triều đại phong kiến Việt Nam. Trong dân gian, người ta dùng thịt và trứng cà cuống để ăn dưới dạng luộc, rán sau khi đã lấy đi túi tinh dầu. Đây là món ăn - vị thuốc bổ dưỡng rất độc đáo được ưa chuộng ở nhiều nơi. Có khi người ta để nguyên con, chỉ vặt bỏ cánh, hấp chín, rồi băm nhỏ dùng làm gia vị đặc biệt cho món nước chấm bánh cuốn và nước dùng bún thang. Ngoài ra còn có một số cách chế biến món ăn từ cà cuống như: nước mắm cà cuống, dùng cà cuống làm gia vị, cà cuống rang muối, cà cuống chiên,… Sau đây là cách làm nón cà cuống chiên giòn:
Bước 1: Chuẩn bị
- Chanh, tỏi, đường, bột ngọt, nước mắm ngon
- Đầu tiên phải ngâm cà cuống trong nước cơm sôi để tẩy tinh dầu dưới miệng chúng.
Bước 2: Cách chế biến
- Sau chừng 10 phút ngâm trong nước cơm sôi thì vớt ra, bỏ phần chân rồi trộn với các loại gia vị như: chanh, tỏi, đường, bột ngọt, nước mắm ngon, ớt khoảng 30 phút sau mới bắt đầu chiên. Khác với một số côn trùng khác, khi chiên cà cuống cần lửa rất lớn (còn gọi là lửa áp); chảo chiên phải có độ dẫn nhiệt cao, dầu thật nhiều.
- Khi chiên thấy cà cuống phình to, màu vàng sậm và nổi lên trên thì dừng lại. Tiếp theo, đặt chúng lên các đĩa có rau xà lách, cà chua, rau ngổ, dưa leo cho bắt mắt rồi chấm với nước mắm pha chế.