Top 13 Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất

Diệu Thuý 470 1 Báo lỗi

Khi bé mới sinh ra còn chưa thích nghi với môi trường sống bên ngoài, nên ba mẹ chăm bé sơ sinh cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất để chăm sóc ... xem thêm...

  1. Top 1

    Cung cấp sữa khi con mới chào đời

    Chắc hẳn các mẹ cũng đã biết sữa non 72h đầu tiên rât tốt cho em bé. Các mẹ tuyệt đối không được bỏ đi nguồn sữa vàng này. Khi mới sinh các mẹ cố gắng để cho con được ti những giọt sữa đầu tiên nhé. Có nhiều mẹ sữa chưa kịp về luôn thì các mẹ có thể áp dụng cách: uống sữa ấm, kích sữa bằng máy hút sữa, nặn sữa ra cốc rồi xúc thìa cho e bé ăn...


    Khi mới sinh thì dạ dày của bé chỉ bằng quả anh đào nên lượng sữa cung cấp cho bé không cần nhiều, chỉ khoảng 5-7ml mỗi lần là đủ. Nếu sữa vẫn không về kịp thì các mẹ có thể mua sữa ngoài cho trẻ, lưu ý chọn dòng sữa nhạt giống như sữa mẹ để tránh trường hợp sau này bé bỏ bú.

    Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh . Ảnh minh họa
    Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh . Ảnh minh họa
    Cung cấp sữa khi con mới chào đời

  2. Top 2

    Cách bế ẵm trẻ sơ sinh

    Trẻ sơ sinh da và xương còn khá là non nớt, nhìn các em bé nhỏ xíu hẳn là có những ông bố cảm thấy ''sợ'' khi bé con mình. Vậy bây giờ các ông bố, bà mẹ hãy thoải mái bế những thiên thần của mình theo cách phù hợp nhé. Lúc ẵm nên đỡ trọn đầu trẻ vào lòng bàn tay, giữ và áp sát trẻ vào lòng, như thế trẻ nằm trọn trong vòng tay và lòng mẹ, trẻ sẽ cảm nhận được sự ấm áp tình thương người mẹ truyền qua. Khi bế trẻ, thay tã cho trẻ ba mẹ nên nhìn trẻ và trò chuyện với trẻ để giúp trẻ nhận thức được tốt hơn.

    Hãy cười và trò chuyện với bé khi bế bé để bé nhận thức tốt hơn. Ảnh minh họa
    Hãy cười và trò chuyện với bé khi bế bé để bé nhận thức tốt hơn. Ảnh minh họa
    Cách bế ẵm trẻ sơ sinh
  3. Top 3

    Vệ sinh rốn cho bé

    Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh là một bước vô cùng quan trọng. Vì nếu như vệ sinh rốn cho bé không đúng cách có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như nhiễm trùng rốn, xả lỏng có mùi, chảy máu. Khi tắm cho bé xong mẹ hãy lau khô rốn cho bé, có thể dùng tăm bông chấm cồn 70 độ rồi chấm vào rốn bé. Mẹ nên dùng tăm bông tránh dùng bông gòn vì có thể những sợi bông gòn sẽ vương lại trên rốn bé. Rốn bé sẽ tự động rụng sau 1- 3 tuần. Nếu như mẹ thấy rốn bé có hiện tượng chảy máu, mưng mủ thì cần đi khám bác sỹ ngay.

    Lau khô rốn cho trẻ sau khi tắm. Ảnh minh họa
    Lau khô rốn cho trẻ sau khi tắm. Ảnh minh họa
    Vệ sinh rốn cho bé
  4. Top 4

    Chăm sóc da cho bé

    Da trẻ sơ sinh dưới một tháng tuổi còn rất yếu, và trẻ thường có hiện tượng vàng da, thường thì trẻ sẽ vàng da sau khi sinh được 2 ngày và tới ngày thứ 4 thì tự động thay đổi, giảm dần. Lớp da vàng này chính là lớp bao phủ giúp bảo vệ trẻ những ngày đầu mới sinh và giữ nhiệt cho trẻ, giúp trẻ dần dần thích nghi với môi trường mới.


    Thế nên các mẹ hãy để bé được tắm nắng vào đầu buổi sáng mỗi ngày để cải thiện hiện tượng vàng da sinh lý này nhé, hoặc có những bé sinh ra nổi những nốt mụn li ti có màu trắng đó là mụn sữa, các mẹ có thể tắm cho con bằng nước lá chè xanh, lá khê chua để da con được mát mẻ hơn nhé.

    Phơi nắng cho bé vào đầu giờ sáng. Ảnh minh họa
    Phơi nắng cho bé vào đầu giờ sáng. Ảnh minh họa
    Chăm sóc da cho bé
  5. Top 5

    Chăm sóc giấc ngủ cho bé

    Vì khi còn ở trong bụng mẹ thì 95% thời gian của bé là ngủ, nên khi mới chào đời các bé sơ sinh thường ngủ từ khoảng 18h- 20h trong một ngày. Các mẹ cần chú ý đến giấc ngủ con bé vì nó đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.


    Tư thế ngủ của bé tốt nhất là nên cho bé nằm ngửa, thỉnh thoảng bé có bị giật mình thì các mẹ có thể cuốn thêm cho bé một chiếc khăn bên ngoài và lưu ý là không nên cuốn quá chặt. Không nên rung lắc bé quá nhiều vì nó sẽ ảnh hưởng đến não bộ của bé. Nhiệt độ trong phòng không nên quá nóng hoặc quá lạnh,nên ở mức 26 độ. Khi bé ngủ thỉnh thoảng các mẹ kiểm tra xem bé có bị ra mồ hôi không , mồ hôi thấm vào cơ thể bé sẽ khiến cho bé vị viêm phổi.

    Chăm sóc giấc ngủ cho bé
    Chăm sóc giấc ngủ cho bé
    Giấc ngủ rât quan trọng đến sự phát triển của bé. Ảnh minh họa
  6. Top 6

    Tắm cho bé

    Tắm cho bé đúng cách sẽ đem lại cho bé sự thoải mái và một giấc ngủ ngon. Các mẹ có thể tắm cho bé hàng ngày, không nhất thiết phải gội đầu thường xuyên cho bé, mỗi tuần 2 - 3 lần là đủ. Khi tắm các mẹ dùng tay đỡ cổ bé thả bé vào chậu nước rồi dùng khăn vải xô mềm để lau người cho bé.


    Tắm xong các mẹ sẽ vệ sinh rốn, tai, mũi cho bé bằng tăm bông. Đối với tai các mẹ không cần vế snh vào sâu bên trong chỉ cần lâu bên ngoài vì ráy tai là dịch tiết tự nhiên ở ống tai ngoài, có tính khử trùng và bảo vệ màng nhĩ khỏi cát bụi. Các mẹ nên cắt móng tay móng chân cho bé sau khi tắm vì lúc này móng của bé mềm, không nên để mong tay cho bé dài bé sẽ tự cào vào da gây xước da.

    Tắm cho bé giúp bé thoải mái và ngủ ngon hơn. Ảnh minh họa
    Tắm cho bé giúp bé thoải mái và ngủ ngon hơn. Ảnh minh họa
    Tắm cho bé
  7. Top 7

    Thân nhiệt của bé

    Nếu như thấy bé có dấu hiệu sốt 37,5 độ đến dưới 38 độ thì các mẹ không cần quá lo lắng vì thân nhiệt của bé thường cao hơn người hơn người lơn là 1 độ. Lúc này mẹ chỉ cần cho con mặc quần áo thoáng mát, dùng khăn ấm lau khăp cơ thể bé. Còn trong trường hợp bé sốt cao hơn 38 độ các mẹ cần theo dõi và cần đưa con đi viện ngay đề phòng trường hợp sốt co giật.

    Không cần quá lo lắng khi trẻ sốt dưới 38 độ. Ảnh minh họa
    Không cần quá lo lắng khi trẻ sốt dưới 38 độ. Ảnh minh họa
    Thân nhiệt của bé
  8. Top 8

    Trẻ sơ sinh không cần nằm gối

    Khi đi sắm đồ cho bé con nhà mình hẳn các mẹ đã thấy có rất nhiều mẫu mã gối dành cho các con rất đang yêu đúng không ạ? Nhưng trẻ sơ sinh không cần nằm gối vì khi ngủ cần giữ cho đầu và cột sống lưng của bé trên một đường thẳng. Kê đầu cao quá có thể khiến bé khó thở hoặc có thể bọ vẹo cổ. Các mẹ chỉ cần gập một chiếc khăn bông mỏng kê đầu cho bé là được rồi .

    Giữ cho đầu và cột sống lưng trên một đường thẳng. Ảnh minh họa
    Giữ cho đầu và cột sống lưng trên một đường thẳng. Ảnh minh họa
    Trẻ sơ sinh không cần nằm gối
  9. Top 9

    Cắt tóc cho bé

    Theo quan niệm của nhiều người, sau khi sinh việc cắt tóc máu trẻ sơ sinh chính là “đốt vía” cho bé. Thậm chí, ngày cắt tóc cho bé còn được định sẵn để mang đến may mắn. Cắt tóc máu cho trẻ không nhất thiết phải chọn riêng một ngày nào mà tùy thuộc vào ý định của mỗi gia đình. Có bố mẹ muốn cắt tóc khi trẻ tròn 6 tháng tuổi nhưng cũng có gia đình đợi cúng thôi nôi xong mới dám cắt.

    Cắt tóc cho bé
    Cắt tóc cho bé
    Cắt tóc cho bé
  10. Top 10

    Cắt móng tay, móng chân cho bé

    Nên cắt móng tay thường xuyên cho bé mẹ nhé! Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho trẻ mẹ cần dành thời gian tìm hiểu khi nào nên cắt móng tay hoặc cách xử lý khi chẳng may cắt trúng da gây chảy máu cho bé.


    Móng tay, móng chân của trẻ tuy không cứng và nhọn như người lớn nhưng khá sắc bén. Nếu bé tự sờ, móc, cào vào mình sẽ dễ làm tổn thương da, mắt, niêm mạc miệng… Đặc biệt, nếu không vệ sinh tay chân cho trẻ đúng cách vi khuẩn sẽ có thể xâm nhập và làm suy giảm sức khỏe của bé.

    Móng tay của trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh, mẹ có thể sẽ phải cắt chúng vài lần một tuần. Với móng chân thì lâu hơn vì phần này móng dài khá chậm.

    Cắt móng tay, móng chân thường xuyên cho bé
    Cắt móng tay, móng chân thường xuyên cho bé
    Cắt móng tay, móng chân cho bé
  11. Top 11

    Không nên cho bé ra ngoài và tiếp xúc với nơi đông người

    Thông thường khi mới sinh con, chính bản thân người mẹ và đứa bé đã phải hạn chế ra ngoài để đảm bảo được sức khỏe cũng như sự an toàn của hai mẹ con. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bắt buộc phải mang em bé dưới 3 tháng 10 ngày tuổi ra ngoài.


    Theo dân gian, khi đưa con ra ngoài, mẹ hãy chấm một chút nhọ nồi hoặc son lên trán của bé để tránh được những vía dữ và tác động xấu khác. Sau khi gặp nhiều người lạ, bé có thể sẽ khóc dữ dội nên sau khi mọi người đã đi khỏi, mẹ có thể tiến hành đốt ít lá thơm có tính sát khuẩn để khử sạch không khí. Ngoài ra, vì sức đề kháng của bé còn rất yếu, dễ mắc các căn bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp nên khi đưa bé ra ngoài, các mẹ nên lưu ý chuẩn bị trang phục thích hợp cho con.

    Bé sơ sinh không nên ra ngoài sớm
    Bé sơ sinh không nên ra ngoài sớm
    Không nên cho bé ra ngoài và tiếp xúc với nơi đông người
  12. Top 12

    Không để người khác hôn bé, nhất là người lạ

    Nụ hôn là cách thể hiện tình cảm và tình yêu, nhưng đối với những đứa trẻ sơ sinh chưa phát triển hệ miễn dịch , một nụ hôn có thể có hại, hoặc thậm chí gây chết người.


    Chúng ta cần phải giữ khoảng cách đối với những vị khách hoặc người nhà đang bị bệnh với trẻ sơ sinh ở mức tối thiểu. Không cho phép bất kì ai ôm em bé của bạn mà không được phép hoặc trước khi rửa tay sạch sẽ. Ngoài ra, yêu cầu bạn bè và người thân không được hôn trẻ lên má, miêng hoặc tay trẻ (vì đôi tay thường xuyên tiếp xúc miệng của bé).

    Không cho người khác hôn bé
    Không cho người khác hôn bé
    Không để người khác hôn bé, nhất là người lạ
  13. Top 13

    Việc đi ngoài của bé

    Mỗi trẻ sơ sinh khi sinh ra sẽ có số lần đi ngoài khác nhau. Thông thường trẻ đi ngoài chứng tỏ trẻ ăn no, bú no. Trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần một ngày? Ăn nhiều, đi ngoài nhiều là đặc tính của các bé sơ sinh. Số lần này phụ thuộc vào việc bé bú sữa mẹ hay sữa bình. Và phụ thuộc vào khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể bé.


    Thường thì bé sẽ đi phân su từ 6-12 lần sau khi sinh. Loại phân này không mùi, có màu xanh. Bé sẽ đi phân su khoảng 2-3 ngày. Sau đó các bé đi ngoài bình thường. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường đi ngoài nhiều hơn bé bú sữa công thức.

    Mỗi bé sẽ có số lần đi ngoài khác nhau
    Mỗi bé sẽ có số lần đi ngoài khác nhau
    Việc đi ngoài của bé



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy