Chấn thương đầu gối

Do có cấu tạo phức tạp và phải chịu tải trọng của cả cơ thể nên khớp gối thường bị chấn thương nhất. Các chấn thương đầu gối thường gặp trong thể dục thể thao là:


Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL): Dây chằng chéo trước nằm ở trung tâm của đầu gối, là một trong bốn dây chằng kết nối xương chầy với xương đùi, có chức năng điều khiển chuyển động quay và chuyển động về phía trước của xương cẳng chân.

Chấn thương này xảy ra khi vận động viên tiếp đất sai kỹ thuật, đổi hướng di chuyển đột ngột, dừng lại nhanh chóng hoặc bị một cú va chạm trực tiếp vào đầu gối.


Đối với chấn thương dây chằng, bệnh nhân có thể nghe thấy một tiếng “rắc” tại vị trí chấn thương. Sau đó đầu gối sẽ sưng, bầm và gây cảm giác đau.
Khớp vận động khó khăn, hoặc không thể vận động. Cảm giác khớp trở nên lỏng lẻo, chân trở nên yếu hơn khi di chuyển.

Cách chữa trị:

  • Chấn thương dây chằng chéo trước sẽ không đau nhiều như bong gân, do đó các cầu thủ thường ở nhà và thấy vết sưng xẹp dần là yên tâm. Cần hạn chế cử động, cần dùng nạng để di chuyển.
  • Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời, chấn thương này sẽ gây nên hiện tượng teo cơ, chân yếu đi và có khả năng mất vận động.
  • Do đó khi phát hiện mình có chấn thương nghi liên quan tới dây chằng chéo trước, bạn nên dừng vận động. Di chuyển đến trung tâm y tế để chẩn đoán chính xác và tiến hành điều trị.
  • Tùy vào từng mức độ chấn thương mà có các cách điều trị khác nhau. Ngoài ra khi chấn thương dây chằng chéo, cầu thủ có thể phẫu thuật hoặc không.
    Phẫu thuật:
    Áp dụng với cầu thủ chấn thương nặng, có thể bị đứt và rách dây chằng chéo ở mức độ cao.
    Không phẫu thuật:
    Áp dụng khi chấn thương nhẹ, lúc này cầu thủ chỉ cần dùng vật lý trị liệu và băng hỗ trợ.

Chấn thương dây chằng chéo sau (LCP):

So với dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau lớn và mạnh hơn nên khi gặp phải một lực tác động mạnh khiến cơ thể khuỵu xuống và dồn toàn bộ lực lên đầu gối, bạn mới bị rách dây chằng chéo sau.

Các triệu chứng thường thấy là đau dữ dội vùng gối, đầu gối sưng và khớp gối lỏng lẻo.


Chấn thương dây chằng chéo giữa (MCL): Dây chằng chéo giữa nằm ở bên trong đầu gối, kết nối xương cẳng chân trên (xương đùi) với xương chày.

Dây chằng chéo giữa bị rách trong trường hợp khớp gối bị đẩy sang một bên khi thực hiện một động tác sai hoặc chịu lực tác động mạnh trực tiếp vào đầu gối.

Các triệu chứng thường thấy là đầu gối bị đau, sưng và khớp lỏng lẻo.


Chấn thương xương bánh chè (Hội chứng Patellofemoral):

Xảy ra khi xương bánh chè không di chuyển một cách trơn tru, làm tổn thương mô dưới xương bánh chè.

Liên tục chạy trên sân bóng có thể dẫn đến chấn thương gân bánh chè. Trường hợp nhẹ thì bị giãn, nặng thì vỡ xương bánh chè hoàn toàn khớp gối.

Đây là một chấn thương khó điều trị và cần nhiều thời gian nghỉ ngơi. Ngoài ra, phải điều trị và phục hồi chức năng cẩn thận để phục hồi chức năng của xương bánh chè. Nên đeo nẹp đầu gối để tránh loại chấn thương này.


Cách xử lý chấn thương đầu gối:

Thông thường, người bị chấn thương đầu gối khi đá bóng sẽ được đưa vào chuyên khoa cấp cứu trước tiên. Nếu chấn thương đầu gối nghiêm trọng. Bác sĩ chỉnh hình hoặc bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình sẽ thăm khám và điều trị. Trong quá trình điều trị chấn thương khớp gối. Có thể có sự tham gia của các nhà vật lý trị liệu hoặc các chuyên gia phục hồi chức năng khác.


Trường hợp chấn thương nhẹ, bạn có thể chữa trị tại nhà bằng cách:

  • Nghỉ ngơi
  • Chườm đá lạnh giảm sưng
  • Chườm nóng tăng lưu thông máu sau khi giảm sưng
  • Nâng cao chân so với vị trí tim khi nằm ngủ
  • Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) nhằm giảm đau và viêm.

Một số cách phòng chống chấn thương đầu gối khi chơi đá bóng:

Chấn thương đầu gối khi đá bóng không phải lúc nào cũng phòng ngừa được. Tuy nhiên, áp dụng các biện pháp sau đây để giảm thiểu nguy cơ các chấn thương có thể xảy ra:

  • Khởi động căng cơ trước khi thi đấu, bằng các bài khởi động như xoay gối, ép dọc, ép ngang, chạy nâng cao đùi,…. Các cầu thủ chỉ dành khoảng 5 – 10 phút để chạy tại chỗ giúp làm mềm các khớp và làm căng cơ ép dẻo với mỗi nhóm cơ 30 giây.
  • Sử dụng bóng chất liệu tổng hợp và dùng nẹp bảo vệ chân. Vận động viên nên lựa chọn những quả bóng làm bằng chất liệu tổng hợp không thấm nước. Bởi bóng ngấm nước thường sẽ nặng hơn khi ướt và làm tăng nguy cơ chấn thương.
  • Trong khi vận động, bạn phải tránh những va chạm mạnh tác động trực tiếp vào đầu gối. Đây là nguyên nhân gây chấn thương dây chằng rất cao. Không vận động sai tư thế, ép cơ thể thực hiện những động tác khó. Không chuyển hướng quá nhanh khi đang di chuyển ở tốc độ cao. Ở những pha tiếp đất, cần thực hiện đúng kỹ thuật. Không tiếp đất bằng mũi chân, gót chân, phải phân tán đều lực trên toàn bộ bàn chân.
  • Mặc trang phục phù hợp khi đá bóng. Các bạn nên sử dụng những loại trang phục phù hợp với bộ môn bóng đá, không nên mặc đồ quá chật khiến các bắp chân, dây chằng hoạt động không thoải mái. Bên cạnh đó, nên mang những đôi giày đế đúc đinh cao su hoặc đế xẻ rãnh để giúp làm tăng cường độ ma sát. Tuyệt đối không nên lựa chọn những đôi giày đế đinh vít. Bởi chúng làm tăng nguy cơ chấn thương.
  • Bên cạnh đó, áp dụng chế độ ăn uống khoa học cũng những thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của huấn luyện viên trước khi tham gia thi đấu để phòng tránh những tổn thương có thể xảy ra.
Cấu tạo khớp gối
Cấu tạo khớp gối
Chấn thương đầu gối khi đá bóng

Top 8 Chấn thương thường gặp khi đá bóng

  1. top 1 Bong gân
  2. top 2 Lật mắt cá chân
  3. top 3 Căng cơ
  4. top 4 Chấn thương đầu gối
  5. top 5 Gãy xương
  6. top 6 Chấn thương gân kheo
  7. top 7 Viêm gân gót chân Achilles
  8. top 8 Rách sụn chêm khớp gối

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy