Chấn thương gân kheo

Chấn thương gân kheo là khái niệm biểu thị tình trạng 1 hoặc nhiều cơ vùng đùi sau căng cơ quá mức hay thậm chí là bị rách. Đây là loại chấn thương khá phổ biến trong nhiều hoạt động có liên quan đến chạy nhảy hoặc cũng có thể xảy ra nếu bạn căng cơ quá mức do hoạt động nào đó.


Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này được chia làm 3 cấp độ:

  • Cấp độ 1: Bị căng cơ và có vết rách nhỏ.
  • Cấp độ 2: Bệnh nhân bị rách một phần của cơ căng.
  • Cấp độ 3: Tình trạng căng cơ diễn biến nghiêm trọng, cơ bắp hoàn toàn bị rách và cần phải phẫu thuật để khắc phục.

Chấn thương gân kheo có những biểu hiện rất rõ ràng, bao gồm:

  • Đau ở phía sau chân mỗi khi tập thể dục hay đi lại, không thể chạy nhảy bình thường.
  • Cứng cơ.
  • Khu vực chấn thương bị sưng hoặc bầm tím.
  • Bệnh nhân khó khăn khi duỗi chân hoặc co chân.

      Nguyên nhân gây chấn thương cơ gân kheo:
      Những cơ này giúp bạn có thể duỗi thẳng chân ra sau cơ thể và uốn cong đầu gối. Khi bất kỳ cơ nào trong số này căng ra quá giới hạn trong quá trình hoạt động thể chất, có thể dẫn đến chấn thương.

      • Thường có liên quan đến các hoạt động chạy nhảy, đặc biệt là khi người bệnh di chuyển với tốc độ cao ngay từ khi bắt đầu xuất phát hoặc dừng lại quá đột ngột khi đang chạy nhanh khiến cơ không kịp thích nghi. Các hoạt động này sẽ bị kéo căng quá mức. Khi tình trạng này kéo dài, cơ sẽ dần bị đứt hoặc rách, gây ra chấn thương cơ gân kheo. Tình trạng chấn thương gân kheo có thể xảy ra ở cả nam và nữ.
      • Có thể do bạn không khởi động trước khi tập thể dục.
      • Cơ mông yếu: Cơ mông và gân kheo hoạt động cùng nhau. Nếu cơ mông yếu, gân kheo có thể bị quá tải và bị căng.

      Các yếu tố sau cũng có thể làm tăng nguy cơ chấn thương gân kheo:

      • Tuổi tác: người lớn tuổi thường có nguy cơ cao hơn.
      • Đã từng bị chấn thương tương tự trước đó
      • Dây thần kinh vùng lưng dưới bị chèn ép.
      • Thường xuyên hoạt động thể thao quá mức.
      • Hay mệt mỏi, sức khỏe kém
      • Cơ bắp thiếu sự cân bằng hoặc cơ kém linh hoạt, khiến vùng cơ bắp không thể chịu đầy đủ lực tác động của hoạt động nhất định, chúng sẽ ít có khả năng đối phó với căng thẳng khi tập luyện và dễ bị thương hơn.dẫn đến căng cơ , chấn thương cơ gân kheo

      Cách xử lí chấn thương viêm gân kheo và phòng tránh

      Hầu hết các chấn thương gân kheo ở mức độ nhẹ đến bình thường đều có thể tự khỏi nếu như bạn chăm sóc đúng cách.

      • Để chân nghỉ ngơi: Trong thời gian chấn thương, bệnh nhân cần hạn chế đặt trọng lượng trên chân. Đối với những cơn đau nghiêm trọng, bệnh nhân nên dùng nạng khi di chuyển.
      • Chườm đá: Bệnh nhân có thể sử dụng túi đá lạnh để chườm lên khu vực đau sưng trên cơ bị kéo. Điều này sẽ xoa dịu bớt cơn đau và khó chịu. Mỗi lần nên chườm khoảng 20 - 30 phút hoặc đến khi cơn đau đã dịu bớt.
      • Nén chân. Bạn sử dụng một băng đàn hồi xung quanh chân để giảm sưng.
      • Nâng cao chân trên một chiếc gối khi bạn đang ngồi hoặc nằm xuống.
      • Dùng thuốc giảm đau - thuốc kháng viêm: Một số loại thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) như Ibuprofen hay Naproxen sẽ hỗ trợ giảm đau sưng. Tuy nhiên, các loại thuốc này sẽ có một số tác dụng phụ nhất định, đặc biệt là có thể làm tăng nguy cơ loét hoặc chảy máu tại vùng chấn thương. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng thuốc trong thời gian ngắn, trừ khi có chỉ định khác từ bác sĩ.
      • Tập vật lý trị liệu: Bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu có thể khuyến khích bệnh nhân thực hiện các bài tập kéo cơ để hỗ trợ bảo vệ cơ và chống lại các chấn thương mới.
      • Phẫu thuật: Nếu như chấn thương cơ gân kheo của bạn ở mức độ nghiêm trọng, căng cơ quá mức khiến cơ bắp bị rách, bạn cần phải trải qua phẫu thuật để sửa chữa và nối lại cơ bắp.

      Cách giảm nguy cơ chấn thương:

      • Làm nóng trước và làm căng cơ sau khi hoạt động thể chất
      • Tăng cường các hoạt động thể chất chậm dần, không nhiều hơn khoảng 10% trong một tuần
      • Dừng thực hiện nếu bạn cảm thấy đau ở mặt sau của đùi
      • Kéo và tăng cường cơ gân kheo.
      Chấn thương cơ gân kheo
      Chấn thương cơ gân kheo
      Chấn thương cơ gân kheo

      Top 8 Chấn thương thường gặp khi đá bóng

      1. top 1 Bong gân
      2. top 2 Lật mắt cá chân
      3. top 3 Căng cơ
      4. top 4 Chấn thương đầu gối
      5. top 5 Gãy xương
      6. top 6 Chấn thương gân kheo
      7. top 7 Viêm gân gót chân Achilles
      8. top 8 Rách sụn chêm khớp gối

      Công Ty cổ Phần Toplist
      Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
      Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
      Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
      Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy