Gãy xương
Chấn thương ảm ánh nhất với một cuộc đời cầu thủ là gãy xương (fracture). Bởi vì loại chấn thương này khiến họ có thể phải từ giã sân cỏ nếu không được điều trị đúng cách. Theo số liệu sống kê, tình trạng gãy xương chiếm khoảng 25% chấn thương nghiêm trọng của bóng đá.
Các vùng dễ chấn thương nhất gồm: ngón tay, chân, cổ tay… Gãy xương chia làm hai loại là gãy xương hoàn toàn và gãy xương không hoàn toàn.
Đối với những người chơi bóng đá, gãy xương thường xảy ra sau những pha va chạm mạnh, hoặc sau những tình huống tiếp đất sai kỹ thuật.
Sau khi bị gãy xương, người bệnh có cảm giác đau, tê buốt vùng chấn thương và khu vực chấn thương bị biến dạng. Khu vực chấn thương xuất hiện vết bầm tím, phù nề và đau. Đặc biệt khi cố gắng vận động hoặc bị tác động, vết thương sẽ càng đau. Xương mất đi chức năng vốn có.Trong trường hợp gãy xương hở, xương đâm xuyên qua cơ và nhô ra bên ngoài da, gây chảy máu bên trong.
Cách xử lý khi bị gãy xương:
- Khi phát hiện bệnh nhân có những triệu chứng của việc gãy xương. Tiến hành dừng vận động, đặt vị trí chấn thương nằm cố định, đúng chiều tự nhiên của xương.
- Sau đó dùng nẹp gỗ và băng gạc, cố định vùng chấn thương. Đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế gần nhất để kịp thời cứu chữa.
- Quá trình sơ cứu yêu cầu, không được nắn, bẻ, sửa lại xương nếu không có chuyên môn. Nếu không sẽ khiến các vết gãy của xương cắt vào các cơ, rất nguy hiểm.
- Trong khi di chuyển bệnh nhân, không được xê dịch vùng chấn thương. Không nên băng nẹp quá chặt, sẽ khiến xương bị ép sai vị trí, gây khó khăn cho công tác điều trị.
Để lành xương gãy cần có thời gian và phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm độ tuổi bệnh nhân, sức khỏe tổng thể, dinh dưỡng, lưu lượng máu đến xương và điều trị. Bên cạnh kế hoạch điều trị của bác sĩ, bạn cần lưu ý thêm những điều sau đây:
- Không hút thuốc lá: Máu cung cấp các chất dinh dưỡng và tế bào cần thiết để xương hồi phục. Vì vậy, việc hút thuốc sẽ làm giảm lưu lượng máu đến xương.
- Có chế độ ăn uống cân bằng: Để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết phục hồi xương, bạn nên có chế độ ăn uống cân bằng gồm protein, chất xơ, vitamin, canxi,…
- Sử dụng canxi hợp lý: Canxi là yếu tố cần thiết để chữa lành xương. Nhưng uống quá nhiều sẽ không giúp bạn hồi phục nhanh hơn mà ngược lại, nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như sỏi thận. Vì vậy bạn cần đảm bảo dùng đúng lượng bác sĩ khuyến cáo.
Cách phòng tránh:
Gãy xương là một chấn thương tương đối nghiêm trọng, nó ảnh hưởng đến khả năng vận động cũng như là thẩm mỹ của người bị chấn thương.
- Để phòng tránh chấn thương này trong khi chơi bóng đá, trước hết chúng ta cần khởi động thật kỹ trước khi vào sân thi đấu.
- Đồng thời, tránh những tình huống va chạm mạnh vào các khu vực như: cẳng chân, đùi, cẳng tay, ngón tay.
- Trong những tình huống ngã, chúng ta cần tiếp đất đúng tư thế. Việc dùng tay tiếp đất khi ngã sai tư thế, dễ khiến xương cẳng tay bị gãy một cách hoàn toàn.
- Thường xuyên ăn nhiều thức ăn bổ sung canxi, vitamin D giúp xương chắc khỏe. Kết hợp với chế độ vận động, tập luyện thường xuyên để có một khung xương khỏe khoắn và dẻo dai.