Viêm gân gót chân Achilles

Gân Achilles là gân lớn nhất trong cơ thể, kéo dài từ bắp chân đến gót chân.


Viêm gân Achilles (gân gót) là tình trạng viêm gân gót chân gây đau, sưng và cứng. Cơn đau trở nên tồi tệ hơn sau khi vận động, có thể dẫn đến tình trạng rách hoặc đứt gân gót. Trong một số trường hợp, các gai xương có thể phát triển bên trong gót chân. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, viêm gân Achilles có thể dẫn đến tăng nguy cơ đứt gân Achilles.


Khi bị tổn thương gân Achilles, chúng ta sẽ cảm thấy đau phần dưới của bắp chân vào mỗi sáng.
Đặc biệt khi thực hiện động tác đứng bằng mũi chân, chúng ta sẽ càng thấy đau hơn vì lúc này gân gót bị kéo căng nhất.
Trường hợp gân bị đứt, bạn sẽ cảm thấy rất đau, thậm chí nghe cả tiếng rắc. Sau đó là hiện tượng phù nề và tấy đỏ ở vùng gót chân.


Nguyên nhân gây ra viêm gót Achilles:

Gân gót chân là nơi chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể và chịu nhiều tác động trong các hoạt động hàng ngày cho tới vận động thể thao, vì thế cũng dễ bị tổn thương hơn các gân khác trên cơ thể.

  • Tình trạng này thường xảy ra với những người chơi thể thao có tác động nặng lên gót chân như: chạy bộ, bóng đá, bật cao, …
  • Chấn thương thường xảy ra khi chúng ta đẩy mũi bàn chân về trước, nhấc gót chân lên và thực hiện chạy tăng tốc. Khi đó gân ở gót chân căng lên và dễ gây nên tổn thương.
  • Hoặc khi bạn đang chạy và chuyển hướng đột ngột, việc trọng tâm dồn vào gót chân đột ngột khiến gân gót chưa kịp thích nghi cũng dễ gây ra tổn thương cho gân Achilles.
  • Viêm gân hay gặp hơn ở nam giới, trên 30 tuổi. Do độ tuổi càng cao thì lượng collagen trong cơ thể giảm dần, độ dẻo dai đàn hồi của gân cũng suy giảm.
  • Đối tượng dễ bị viêm gân gót chân khác là những người béo phì, yếu cơ, khớp cổ chân lỏng lẻo, người bệnh rối loạn chuyển hóa, sử dụng kháng sinh hoặc corticoid dài ngày. Phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót hoặc người có cấu tạo bàn chân dẹt cũng dễ bị dạng viêm gân này.

Nguyên tắc điều trị:

  • Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau, sưng ở gân. Hạn chế vận động vùng gân bị ảnh hưởng.
  • Phục hồi chức năng của gân, khớp và cơ bằng cách lấy lại khả năng vận động của gân và khả năng chịu tải trọng lượng cơ thể.
  • Phòng ngừa biến chứng rách gân, yếu gân, xơ gân.

Theo đó, tùy theo mức độ bệnh và đối tượng mắc bệnh có thể lựa chọn phương pháp điều trị viêm gân gót chân là chăm sóc tại nhà, biện pháp bảo toàn, vật lý trị liệu, dùng thuốc hay phẫu thuật.


Chăm sóc tại nhà

  • Đầu tiên, khi bị viêm gân gót chân bạn cần để vị trí tổn thương đó được nghỉ ngơi. Nên tránh các vận động mạnh tác động khiến vùng mô gân bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Để mạch máu vùng gân gót chân giãn ra, giảm sưng đau thì chườm lạnh là một phương pháp khá hiệu quả. Nên chườm bắt đầu từ khi gân gót chân bị viêm, có thể dùng nước đá lạnh hoặc đá viên bọc trong tâm vải mỏng, chườm từ 15 - 20 phút vào chỗ bị sưng. Kiên trì vài ngày, chắc chắn vùng sưng đau sẽ giảm.
  • Có thể dùng vải mềm co giãn để bó vùng sưng gân, vừa giảm sưng giảm đau và cố định giúp gân phục hồi tốt hơn. Lưu ý nên nằm tư thế nâng chân cao hơn tim để máu không bị dồn xuống chân.

Thuốc

Thông thường, thuốc điều trị chỉ hỗ trợ giảm đau, tăng tốc độ hồi phục viêm gân gót chân. Điều quan trọng vẫn là tạo điều kiện nghỉ ngơi, chăm sóc tốt nhất để gân viêm bị tổn thương có thể tự phục hồi.

  • Các loại thuốc giảm đau thường được kê trong trường hợp này là thuốc không Steroid hoặc Corticoid. Nếu không đỡ, bác sĩ có thể tiêm thuốc vào gân để điều trị.
  • Tuy nhiên những thuốc điều trị này đều gây tác dụng phụ nhất định, ảnh hưởng đến dạ dày và sức khỏe nên tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc giảm đau. Sử dụng thuốc giảm đau theo đơn sẽ giúp kiểm soát liều lượng và thời gian sử dụng, vừa đạt hiệu quả điều trị tốt vừa không gây hại cho sức khỏe.

Vật lý trị liệu

  • Để hỗ trợ hồi phục gân Achilles gót chân, bệnh nhân có thể thực hiện bài tập kéo dài và tăng cường chức năng với sự hỗ trợ của bác sĩ hoặc chuyên gia thể hình.
  • Bạn cần một dụng cụ chỉnh hình, có thể là nệm nâng nhẹ gót chân hoặc miếng lót giày mềm. Sử dụng nó thường xuyên sẽ giúp giảm căng gân, giảm lực tác động đột ngột lên gân gót chân, từ đó hỗ trợ chữa lành và củng cố chức năng gân tốt hơn.

Phẫu thuật

Đa số các trường hợp viêm gân gót chân đều không quá nghiêm trọng và có thể tự phục hồi bằng các phương pháp điều trị trên. Tuy nhiên ở vận động viên thể thao hoặc những người bị tổn thương nghiêm trọng, để lấy lại chức năng vận động như ban đầu, phẫu thuật can thiệp sẽ được xem xét.
Phẫu thuật sẽ thực hiện căn chỉnh vị trí gân tổn thương, nối liền nếu gân bị rách, đứt. Tuy nhiên cần thời gian dài hơn sau phẫu thuật, bệnh nhân cũng cần nằm viện theo dõi, nghỉ ngơi lâu hơn.


Cách phòng tránh

Để tránh được tổn thương gót Achilles, các bạn cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về vận động:

  • Đối với những bạn chơi bóng đá, cần khởi động kỹ trước khi thi đấu. Đặc biệt là những động tác như: xoay cổ chân, ép dọc, ép ngang, chạy bước nhỏ,…
  • Đồng thời mang đúng size giày và kiểu giày khi chơi ở những môi trường khác nhau. Không thực hiện động tác sai tư thế, không gắng quá sức để tranh chấp.
  • Khi cảm thấy có điều bất thường ở gót chân và vùng bắp chân thì nên dừng vận động và đi khám, để tránh các biến chứng đứt gân Achilles sau này.
  • Nên ăn nhiều thực phẩm bổ sung chất xơ, collagen và các chất dinh dưỡng tốt cho cơ và gân.
Viêm gân Achilles
Viêm gân Achilles
Chấn thương gân gót chân Achilles

Top 8 Chấn thương thường gặp khi đá bóng

  1. top 1 Bong gân
  2. top 2 Lật mắt cá chân
  3. top 3 Căng cơ
  4. top 4 Chấn thương đầu gối
  5. top 5 Gãy xương
  6. top 6 Chấn thương gân kheo
  7. top 7 Viêm gân gót chân Achilles
  8. top 8 Rách sụn chêm khớp gối

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy