Rách sụn chêm khớp gối

Sụn chêm là một tấm sụn chắc chắn có hình chữ C nằm lót giữa hai khớp xương quyển (xương chày) và xương đùi, (bao gồm sụn chêm trong và sụn chêm ngoài). Lớp sụn này hoạt động như các giảm xóc, hấp thu và truyền lực từ lồi cầu xương đùi xuống xương chày, giảm sang chấn cho sụn khớp và góp phần tạo nên sự vững chắc cho khớp gối.


Các trường hợp bị rách sụn chêm:

  • Khi khớp gối xoay chuyển quá mức hoặc xoay chuyển một cách đột ngột dẫn đến hiện tượng khớp đùi và khớp xương chày tác động vào nhau gây bể, dập hoặc rách lớp sụn chêm (thường có âm thanh nghe được ở khớp gối khi bị rách sụn bất ngờ). Đĩa sụn chêm trong thường rách nặng nề hơn đĩa sụn chêm ngoài do sụn chêm trong có vị trí gắn chặt trên mâm chày.
  • Rách sụn chêm khớp gối thường xảy ra ở những cầu thủ đá bóng, sau chấn thương thể thao đột ngột, tai nạn giao thông...
  • Ở người lớn tuổi, rách sụn chêm khớp gối thường là do thoái hóa, khi chuyển từ tư thế ngồi sang đứng đột ngột gây bất lợi cho sụn khớp, khi đó rách sụn chêm thường kèm theo bong và mòn sụn khớp.
  • Trẻ em tham gia chơi bóng đá ở độ tuổi quá sớm cũng là đối tượng có nguy cơ rách sụn chêm cao, đặc biệt là khi trẻ chỉ tập trung luyện tập một bộ môn thể thao.

Triệu chứng của rách sụn chêm thường là:

  • Đau đầu gối, nhất là khi chạm vào
  • Đầu gối sưng tấy
  • Khó di chuyển đầu gối, bị hạn chế chuyển động
  • Cảm giác không vững chân, bị cứng khớp gối.
  • Rách sụn chêm khớp gối thường gặp các dạng như: vết rách dọc, vết rách kiểu quai xô, kẹt khớp,...

Rách (vỡ) sụn chêm không gây đau gối dữ dội, chỉ thấy đau tức trong gối theo một tư thế nào đó khi gối co duỗi hoặc nghiêng sang trái, phải. Đôi khi sau một chấn thương đột ngột vùng gối, đầu gối sưng và đau đến mức không thể duỗi thẳng chân ra được, đi lại trong tư thế chân lúc nào cũng phải co… Đó là dấu hiệu kẹt khớp.

Có thể nghĩ đến ngay do rách sụn chêm gây kẹt khớp, vì mảnh sụn chêm bị rách đi vào giữa khớp gối gây nên cấn và kẹt đầu gối. Bệnh nhân đang đi có thể bị khuỵ chân và té. Triệu chứng này xuất hiện một hay nhiều lần với tần suất xảy ra khác nhau. Cơ tứ đầu đùi bị teo.


Thông thường, rách sụn chêm sẽ được bác sĩ chẩn đoán qua nội soi. Từ đó, dựa vào tình trạng và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành những biện pháp điều trị khác nhau.


Điều trị bảo tồn không phẫu thuật:

Bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện phương pháp R.I.C.E:

  • Nghỉ ngơi, tránh hoạt động nặng làm tăng cơn đau đầu gối, đặc biệt là các động tác cần vặn hoặc xoay đầu gối. Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng thì bệnh nhân cần phải sử dụng nạng hỗ trợ để làm giảm áp lực lên đầu gối, thúc đẩy quá trình phục hồi sụn chêm.
  • Chườm lạnh sẽ giúp bệnh nhân giảm đau, sưng, viêm. Sử dụng một túi nước đá lạnh hoặc một chiếc khăn chứa đá viên để chườm đầu gối trong 15 phút/lần, lặp lại cứ sau 4-6 giờ trong ngày đầu tiên và giãn cách dần khi đã bớt sưng viêm.
  • Băng ép vị trí rách sụn chêm khớp gối để ngăn ngừa đầu gối sưng và mất máu. Sử dụng nẹp gối dài giúp bệnh nhân hạn chế tổn thương thêm ở khớp gối.
  • Thực hiện nâng cao chân để giảm sưng, khi bệnh nhân nằm nghỉ ngơi nên đặt chân ở vị trí cao hơn tim.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm giúp giảm bớt các cơn đau đầu gối. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng tổn thương để cân nhắc có nên dùng kháng sinh hay không.

Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật:

  • Phẫu thuật cắt toàn bộ sụn chêm hoàn toàn cho đến tận bao khớp: Ít dùng.
  • Phẫu thuật cắt một phần sụn chêm: áp dụng trong trường hợp bệnh nhân bị rách sụn chêm vùng không có mạch máu.
  • Khâu sụn chêm bằng phương pháp nội soi: áp dụng khi bệnh nhân đã điều trị phục hồi chức năng tích cực, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp để sửa chữa phần sụn rách hiệu quả hơn, đặc biệt thường thấy ở trẻ em và thanh niên.
  • Trường hợp người cao tuổi bị rách sụn chêm do thoái hóa tiến triển, bác sĩ phẫu thuật có thể kết hợp với phẫu thuật thay khớp gối. Tuy nhiên, với người trẻ tuổi, sụn chêm bị rách có thể thay thế bằng sụn khớp cấy ghép hay sử dụng sụn hiến.

Chăm sóc phục hồi rách sụn chêm sau phẫu thuật

  • Thay băng, chăm sóc vết mổ mỗi ngày. Cắt chỉ sau 7 - 10 ngày.
  • Sau phẫu thuật, người bệnh cần được nẹp chân bất động trong 3 tuần. Nếu có khâu sụn chêm thì thời gian bất động đòi hỏi sẽ lâu hơn giúp quá trình liền sụn diễn ra hoàn toàn.
  • Sau đó, bệnh nhân cần phải thực hiện các bài tập phục hồi chức năng để lấy lại biên độ khớp, tập khỏe cơ để chống teo cơ, duy trì sức mạnh và sự ổn định của đầu gối.
  • Bệnh nhân đang phục hồi vết rách sụn chêm cần sử dụng nạng trong khoảng 1 tháng giúp giữ trọng lượng đầu gối, giảm lực tác động lên vết mổ.
  • Tái khám sau phẫu thuật đúng theo lịch hẹn của bác sĩ.

Rách sụn chêm có thể được phục hồi nếu như bệnh nhân được thăm khám, điều trị và tập luyện các bài tập phục hồi chức năng theo chỉ dẫn của các bác sĩ. Bên cạnh đó, cần phải tái khám định kỳ để đảm bảo biến chứng nguy hiểm không xảy ra.

Rách sụn chêm
Rách sụn chêm
Phẫu thuật khi rách sụn chêm

Top 8 Chấn thương thường gặp khi đá bóng

  1. top 1 Bong gân
  2. top 2 Lật mắt cá chân
  3. top 3 Căng cơ
  4. top 4 Chấn thương đầu gối
  5. top 5 Gãy xương
  6. top 6 Chấn thương gân kheo
  7. top 7 Viêm gân gót chân Achilles
  8. top 8 Rách sụn chêm khớp gối

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy