Top 10 Món ăn Việt Nam nổi tiếng thế giới

Hằng Nga 19926 0 Báo lỗi

Ẩm thực Việt Nam rất đa dạng và độc đáo, những món ăn mang đậm bản sắc dân tộc và gắn liền với đời sống hàng ngày. Hiện nay, ẩm thực Việt Nam được nhiều người ... xem thêm...

  1. Top 1

    Phở

    Dường như phở là món ăn nổi tiếng nhất của Việt Nam. Nhắc đến Việt Nam người ta liền nhắc đến món phở truyền thống. Phở bò thường xuyên đứng đầu trong danh sách các món ăn ngon nhất thế giới do nhiều tạp chí uy tín bình chọn. Không phải đơn giản mà phở lại chiếm được cảm tình nhiều như vậy từ thực khách thập phương. Đằng sau mỗi tô phở là hương vị đặc trưng, bí quyết gia truyền để tạo nên một thương hiệu nổi tiếng của người Việt Nam. Được xem như là một trong những món ăn ngon nhất thế giới nhưng không phải là một món ăn xa hoa của giới thượng lưu, phở là một món ăn bình dân, nó có mặt ở mọi ngóc ngách, ngã đường. Không khó để bắt gặp một quán phở ven đường, người dân Việt coi phở như một món ăn thân thuộc. Những bà con xa quê vẫn luôn khao khát nếm lại hương vị phở quê nhà để thỏa lòng nhớ nhung xứ sở. Hiện nay, phở Việt Nam đã xuất hiện khắp nơi trên thế giới.

    Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, được cho là có nguồn gốc từ Nam Định, cũng có thể xem là một trong những món ăn tiêu biểu cho nền ẩm thực Việt Nam. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng (hay nước lèo theo cách gọi miền Nam) cùng với thịt bò hoặc thịt gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Phở thông thường được dùng để làm món điểm tâm buổi sáng hoặc ăn đêm, nhưng ở các thành phố lớn món ăn này được thưởng thức trong cả ngày. Các tỉnh phía Nam Việt Nam và một số vùng miền khác phở được bày bàn kèm cả đĩa rau thơm như hành, giá và những lá cây rau mùi, rau húng, trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở; tuy nhiên tại Hà Nội thì không có đĩa rau sống này. Phở thường là phở bò hay phở gà, nhưng đôi khi cũng có những biến thể khác như phở hải sản, phở trộn, phở xào...

    Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam
    Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam
    Phở Hà Nội
    Phở Hà Nội

  2. Top 2

    Bánh mì

    Bánh mỳ là một món ăn đường phố của Việt Nam bao gồm vỏ là một ổ bánh mì nướng có da giòn, ruột mềm và bên trong là phần nhân. Tuỳ hương vị vùng miền hoặc sở thích cá nhân mà người ta sẽ tạo thành những kiểu nhân khác nhau, thường là nhân chả lụa, thịt, cá, thực phẩm chay hoặc mứt trái cây... kèm theo một số nguyên liệu phụ khác như patê, bơ, rau, ớt, đồ chua... Loại bánh mì làm vỏ thực tế là kiểu baguette do người Pháp đem vào Miền Nam Việt Nam từ những thế kỷ trước đây, sau này, lan ra khắp Miền Trung và Miền Nam, đặc biệt thịnh hành ở Sài Gòn. Trong quá trình cải tiến, người Sài Gòn đã chế biến baguette lại thành kiểu bánh mì nhỏ và ngắn hơn chỉ còn khoảng 30 - 40 cm, và ruột thì rỗng hơn để có thể đưa phần nhân vào đó. Tùy thuộc vào thành phần nhân được kẹp bên trong mà bánh mì kẹp có tên gọi khác nhau.


    Bánh mì Việt Nam được đánh giá là một trong món ăn đường phố ngon nhất thế giới. David Farley, một cây bút chuyên về du lịch và ẩm thực đã từng thắc mắc "Có phải bánh mì Việt Nam là bánh kẹp ngon nhất thế giới?". Bánh mì kẹp thịt là món ăn bình dân thân thuộc của mỗi người dân. Một ổ bánh mì dài tầm 30cm, bên trong có thịt, pate, rau, ớt... bên ngoài bọc một tờ giấy được cột bởi một sợi thun là bữa ăn sáng của học sinh, sinh viên và người lao động. Ổ bánh mì thơm ngon, giá thành rẻ nên đây là món ăn ưa thích của nhiều người và rất phổ biến trên đường phố Việt Nam. Không chỉ vậy, ngày nay, bánh mỳ kẹp của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, Thực khách bốn phương khi ăn bánh mì Việt Nam đã không ngớt lời khen cho món ăn bình dị này.

    Bánh mỳ là một món ăn đường phố của Việt Nam
    Bánh mỳ là một món ăn đường phố của Việt Nam
    Bánh mỳ Việt Nam
    Bánh mỳ Việt Nam
  3. Top 3

    Bánh xèo

    Bánh xèo là một loại bánh phổ biến ở châu Á, phiên bản bánh xèo của Nhật Bản và Triều Tiên có bột bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ, kimchi, khoai tây, hẹ, tôm, thịt, cải thảo được rán màu vàng, đúc thành hình tròn hoặc gấp lại thành hình bán nguyệt.Tuỳ theo từng địa phương tại Việt Nam mà bánh được thưởng thức với nét đặc trưng riêng.Thường có 2 phương pháp chính: Đổ bánh xèo giòn và bánh xèo dai. Các loại rau ăn kèm với bánh xèo rất đa dạng gồm rau diếp, cải xanh, rau diếp cá, tía tô, rau húng, lá quế, lá cơm nguội non... Ở Cần Thơ có thêm lá chiết, ở Đồng Tháp thêm lá bằng lăng, ở Vĩnh Long có thêm lá xoài non, ở Bạc Liêu có thêm lá cách. Cầu kỳ nhất là ở các vùng miền Trung Việt Nam, ngoài rau sống, còn thêm quả vả chát, khế chua... Bởi vậy, dân sành ăn cứ thấy ngờ ngợ như món này thực sự được bắt nguồn từ Huế.

    Bánh xèo
    Phan Thiết khác với bánh xèo ở những nơi khác là bánh nhỏ chỉ bằng cái lòng chén và không cuốn với rau xà lách mà thả vào tô nước mắm chín (nước mắm đã được giã với tỏi và ớt). Trên đường Tuyên Quang có nhiều quán bánh xèo rất ngon nên còn có tên là "phố bánh xèo". Hoa sen tuy ở giữa chốn bình dị nhưng vẫn thể hiện sự thanh khiết, cao quý. Từ ý nghĩa đó, "bánh xèo hoa sen" tại Sài Gòn là một món ăn mới mà nghệ nhân Mười Xiềm đã chăm chút sáng tạo. Kết hợp nguyên liệu truyền thống cùng hạt sen, ngó sen, củ sen càng làm cho chiếc bánh xèo đậm đà tình quê. Bên cạnh đó, bánh xèo A Phủ, bánh xèo Đinh Công Tráng vẫn giữ được hương vị và phong cách riêng trên hai mươi năm qua.

    Bánh xèo
    Bánh xèo
    Bánh xèo
    Bánh xèo
  4. Top 4

    Bún riêu cua

    Bún riêu cua là một món ăn truyền thống Việt Nam được biết đến rộng rãi trong nước và quốc tế. Món ăn này gồm bún (bún rối hoặc bún lá) và "riêu cua". Riêu cua là canh chua được nấu từ gạch cua, thịt cua giã và lọc cùng với quả dọc, cà chua, mỡ nước, giấm bỗng, nước mắm, muối, hành hoa. Bún riêu thường thêm chút mắm tôm để tăng thêm vị đậm đà, thường ăn kèm với rau sống. Bún riêu là món ăn có vị chua thanh, ăn vào mùa hè rất mát nên được người Việt rất ưa thích. Có rất nhiều hàng quán bán bún riêu trên các đường phố của Việt Nam và bún riêu cua Việt Nam còn có mặt ở nhiều nước trên thế giới.


    Người ta chọn cua cái màu vàng hoặc màu đá rửa sạch bóc tách mai, yếm, giã thân cua cho vài hạt muối, giã nhuyễn vớt ra bát nước khuấy đều để hơi lắng, chắt phần nước vào nồi để nấu gần đến phần cái thì chắt vào rổ lọc bỏ bã cua, còn gạch cua thì khêu lấy cho vào bát. Cho cua xay vào một chiếc tô lớn rồi hòa nước vào, dùng tay bóp nhẹ cho thịt cua tan vào với nước. Sau đó, gạn đổ nhẹ nhàng nước vào nồi. Và cứ thế làm lặp đi lặp lại hai bước này khoảng 2 lần đến khi thấy cuối bát chỉ còn lại vỏ cua. Hòa một chút gia vị vào với nước cua vừa lọc rồi đặt lên bếp đun ở lửa vừa. Nước cua sôi được một lúc thì toàn bộ thịt cua sẽ chín, nổi lên trên. Vớt và để thịt cua riêng ra một cái bát. Phần cà chua băm nhỏ, xào qua với dầu ăn ở lửa to trước rồi cho vào nồi nước cua cùng với phần cà chua thái múi cau. Đậu phụ thái thành miếng nhỏ rồi rán vàng, phi thơm hành khô rồi đổ gạch cua vào là được món riêu cua.

    Bún riêu cua
    Bún riêu cua
    Bún riêu cua
    Bún riêu cua
  5. Top 5

    Gỏi cuốn

    Gỏi cuốn hay còn được gọi là nem cuốn là một món ăn khá phổ biến ở Việt Nam. Gỏi cuốn có xuất xứ từ Miền nam Việt Nam với tên gọi là gỏi cuốn - bằng các nguyên liệu gồm rau xà lách, giá, rau thơm, húng quế, tía tô, tôm khô, rau thơm, thịt luộc, tôm tươi... tất cả được cuộn trong vỏ bánh tráng. Gia vị dùng kèm là tương ớt trộn với lạc rang giã nhỏ phi bằng dầu ăn với hành khô... tất cả thái nhỏ và cuộn trong vỏ làm từ bột mì. Gia vị dùng kèm là tương ớt trộn với lạc rang giã nhỏ phi bằng dầu ăn với hành khô.


    Món ăn này phổ biển ở Việt Nam chủ yếu dùng bánh tráng được cuốn với nhiều thành phần khác nhau tùy từng vùng miền, thường dùng để khai vị hay ăn kèm cùng đồ uống như một món nhậu, được làm từ bánh tráng cuộn với các loại rau thơm, bún, và một số loại thịt như thịt bò, heo, vịt, tôm, cá, cua... Các món ăn lấy bánh tráng để cuốn nhìn chung là một dạng chế biến món ăn thịnh hành khắp ba miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam. Hầu như không có một công thức cố định cho các món dùng bánh tráng cuốn, bởi tùy địa phương, vùng miền, nguyên liệu dùng để cuốn có nhiều khác biệt.

    Gỏi cuốn hay còn được gọi là nem cuốn
    Gỏi cuốn hay còn được gọi là nem cuốn
    Gỏi cuốn
    Gỏi cuốn
  6. Top 6

    Chuối nếp nướng

    Tại Đại hội ẩm thực đường phố thế giới, chuối nếp nướng của VIệt Nam đã xuất sắc đứng ở vị trí đầu bảng. Được đánh giá rất cao nhờ hương vị thơm ngon hấp dẫn. Chuối nướng chín vàng, rưới nước cốt dừa, thêm một chút mỡ hành, mè rang và cuối cùng là thưởng thức. Khi đến Việt Nam, lê là hàng quán vỉa hè bạn không thể nào cưỡng lại mùi chuối nếp nướng thơm lừng cùng vị ngọt ngọt của chuối hòa quyện trong nước cốt dừa.


    Món chuối nếp nướng này sẽ không thể đạt được hương vị trọn vẹn nếu thiếu đi nước cốt dừa và đậu phộng. Vị ngọt lịm của chuối chín quyện với độ dẻo thơm béo của cốt dừa và đậu phộng rang tạo thành món ăn đơn giản mà níu chân du khách. Có rất nhiều loại chuối nếp nướng khác nhau và nhận biết chủ yếu dựa vào lớp vỏ nếp bên ngoài. Có nơi dùng xôi nếp được hấp chín qua nước dừa để làm vỏ, nhưng ngon nhất là chuối được bọc bên ngoài lớp bột nếp trộn trước với nước cốt dừa rồi đem bọc trong lá chuối. Chính cách làm này giúp bánh thêm phần đậm đà mà vẫn giữ được hương vị.

    Chuối nếp nướng
    Chuối nếp nướng
    Chuối nếp nướng
    Chuối nếp nướng
  7. Top 7

    Bún bò Huế

    Bún bò là một trong những đặc sản của xứ Huế, mặc dù món bún này phổ biến trên cả ba miền ở Việt Nam và cả người Việt tại hải ngoại. Tại Huế, món này được gọi đơn giản là "bún bò" hoặc gọi cụ thể hơn là "bún bò giò heo". Các địa phương khác gọi là "bún bò Huế", "bún bò gốc Huế" để chỉ xuất xứ của món ăn này. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng và vị sả và ruốc. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.


    Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng của nồi bún bò Huế. Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả cua được quết nhuyễn. Thịt bò có thể được xắt mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún (gọi là thịt bò tái). Người ta cũng thường cho thêm một ít ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá, rau thơm, xà lách, rau cải con, bắp chuối xắt nhỏ. Bún bò Huế không chỉ là món ăn nơi bật khi đến với xứ Huế mà hiện nay nó đã có ở nhiều nơi trên thế giới.

    Bún bò là một trong những đặc sản của xứ Huế
    Bún bò là một trong những đặc sản của xứ Huế
    Bún bò Huế
    Bún bò Huế
  8. Top 8

    Chè

    Chè là món ăn vặt phổ biến ở Việt Nam. Mùa hè thì có thêm đá lạnh. Mùa đông thì chè nóng ấm bụng. Có nhiều loại chè như chè đậu, chè trái cây, chè bột lọc... Không chỉ được biết đến ở Việt Nam mà chè còn nổi tiếng khắp các quốc gia có người Việt sinh sống. Chè Việt Nam nổi tiếng nhất là chè Huế. Huế có rất nhiều loại chè khác nhau, loại nào cũng đầy ắp hương vị thơm ngon riêng và rất hấp dẫn. Nhiều đến nỗi người ta ví von nếu Hà Nội có 36 phố phường thì xứ Huế cũng có đến... 36 thứ chè. Về chè đậu thì có đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu ván, đậu quyên, đậu ngự… Riêng đậu xanh đã có đến mấy loại như chè đậu xanh hột, chè đậu xanh đánh, chè bông cau... chưa kể còn có các kiểu kết hợp khác.


    Với các loại củ có tinh bột thì có chè thì có chè bột lọc bọc dừa, chè bột lọc bọc thịt quay, chè khoai tía với màu tím thơ mộng, chè môn sáp vàng vừa bở vừa thơm… Nếu tính về trạng thái thì chè cũng có 2 loại, chè nước và chè đặc. Chè nước là những loại chè không bỏ thêm bột vào đó, có dạng nước như chè đậu xanh hột, chè hạt sen, chè đậu đỏ… Chè đặc là chè khi nấu người ta thêm một ít bột vào để cho chè có độ dẻo, độ sánh. Ngoài ra, Huế còn nổi tiếng với các loại chè như: Chè bắp, chè hạt sen, chè cung đình, chè lục tàu xá... Mỗi loại chè là một hương vị riêng tạo nên sự đa dạng trong ẩm thực của mảnh đất cố đô.

    Chè là món ăn vặt phổ biến ở Việt Nam
    Chè là món ăn vặt phổ biến ở Việt Nam
    Chè Việt Nam
    Chè Việt Nam
  9. Top 9

    Cà phê trứng

    Cà phê trứng là một loại thức uống có nguồn gốc từ Việt Nam được làm từ cà phê với trứng gà và sữa đặc có đường. Cà phê trứng ra đời vào những năm 1950 tại Hà Nội, xuất phát từ việc khan hiếm mặt hàng sữa tươi thời điểm bấy giờ nên người ta đã dùng lòng đỏ trứng gà như một giải pháp thay thế, sau này, đây là đặc sản của Hà Nội. Cà phê trứng được đánh giá là 1 trong 17 món cà phê nên thưởng thức nhất thế giới. Với hương vị béo béo của trứng cùng với vị đắng của cà phê làm nên nét đặc biệt của loại thức uống đến từ Việt Nam. Đặc biệt, khi đến với Hà Nội - nơi cà phê trứng sinh ra thì chắc hẳn phải nếm được cà phê Giảng, cụ Nguyễn Văn Giảng chính là người sáng tạo ra món cà phê đặc biệt này và ngày nay nó đã được phổ biến trên thế giới.


    Nguyên liệu để làm cà phê trứng gồm trứng gà tươi, đường, sữa, cà phê. Lòng đỏ trứng gà được đánh bông bằng tay cùng với sữa, đường cát, sau đó đổ cà phê đang đun sôi lên. Ly cà phê bồng bềnh trong một màu nâu thơm. Cà phê trứng được làm từ trứng đánh bông lên hòa quyện cùng cà phê, được pha rất khéo, để vừa đổ cà phê nóng vào phần trứng đã đánh bông, sẽ tạo thành lớp bọt đẹp và thơm. Thực khách luôn có thêm một chiếc thìa con để thưởng thức bọt kem bên trên giống như món khai vị trước khi uống cà phê bên dưới. Cà phê trứng có màu hơi vàng đựng trong một tách nhỏ. Để giữ cho đồ uống luôn nóng, người phục vụ sẽ đặt ly cà phê vào một bát nước ấm. Sau khi được rót qua lớp bọt kem đánh bông lên từ trứng, vị cà phê đặc đọng lại ở đáy cốc có phần đậm đà hơn. Ngày nay, khi trứng đã được đánh rất nhuyễn, bông, mịn bằng máy nên có thêm cà phê trứng đá, ca cao trứng, đậu xanh trứng, matcha (bột trà) trứng… tất cả đều phục vụ cả nóng hay đá, tùy theo gu của mỗi người.

    Cà phê trứng
    Cà phê trứng
    Cà phê trứng
    Cà phê trứng
  10. Top 10

    Bún chả

    Bún chả là món ăn với bún, chả thịt lợn nướng trên than hoa và bát nước mắm chua cay mặn ngọt. Món ăn xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam, là thứ quà có sức sống lâu bền nhất của Hà Nội, nên có thể coi đây là một trong những đặc sản đặc trưng của ẩm thực Hà thành. Bún chả có nét tương tự món bún thịt nướng ở miền Trung và miền Nam, nhưng nước mắm pha có vị thanh nhẹ hơn. Nếu Huế có bún bò nổi tiếng thì miền Bắc lại có bún chả ngon không kém, bún chả được xem như là đặc sản của Hà Nội, nếu đến đất thủ đô mà chưa ăn bún chả thì thật đáng tiếc. Bún chả là món bún ăn chung với chả thịt lợn nướng cùng nước mắm chua cay. Bún chả là một trong những món ăn ngon nhất mùa hè do tạp chí CNN bình chọn.


    Bún chả thường được ăn vào buổi trưa. Việc lựa chọn thời gian thưởng thức bún chả dường như là một nghệ thuật về thời gian, ăn bún chả vào giờ nào là thích hợp. Đây là một nét rất riêng của văn hóa ẩm thực đất kinh kỳ. Tuy nhiên hiện nay cũng có một số cửa hàng bán bún chả cả sáng trưa chiều tối. Có nhiều biến tấu cho bún chả tại Hà Nội và một số cửa hàng đã ít nhiều tạo nên phong cách khi thay đổi phương thức chế biến, thời gian thưởng thức như bún chả bọc lá chuối, bún chả kẹp que, bún chả ăn sáng, bún chả dấm sấu dấm me. Mới nghe thôi đã thấy hấp dẫn phải không nào? Hãy thưởng thức bún chả Hà Nội một lần để thấy được những tinh túy của ẩm thực Việt Nam ngang tầm thế giới bạn nhé.

    Bún chả
    Bún chả
    Bún chả Việt Nam
    Bún chả Việt Nam



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy