Nguyễn Văn Siêu (1799 -1872)
Top 6 trong Top 7 người thầy giáo nổi tiếng thời xưa
Nguyễn Văn Siêu người làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông nổi tiếng thông minh, hay chữ, gần xa đều biết tiếng nhưng đường thi cử khá muộn màng, mãi đến năm 26 tuổi đi thi Hương mới đỗ Á nguyên, hơn mười năm sau mới đậu phó bảng, ra làm quan với nhà Nguyễn. Lúc đầu ông giữ chức Kiểm thảo Viện Hàn lâm, sau thăng Chủ sự bộ Lễ, rồi Thị Giảng học sĩ. Năm 1849, ông được cử làm phó sứ sang Trung Quốc, lúc về được thăng Học sĩ Viện Tập hiền. Năm 1851, được bổ làm án sát Hà Tĩnh, rồi án sát Hưng Yên. Năm 1854, ông dâng sớ thỉnh cầu một số việc, không được phê chuẩn ông bèn thác bệnh, cáo quan về nhà. Từ đó ông chuyên tâm vào việc dạy học và viết sách.
Nguyễn Văn Siêu đã theo con đường nhiều danh Nho từng lựa chọn "tiến vi quan, thoái vi sư". Ngôi nhà nơi ông sống trở thành trường đào tạo nhân tài. Trường Phương Đình đông học trò tu nghiệp, nhiều người thành danh như tiến sĩ Vũ Nhự. Phương Đình là tên hiệu, là bút danh của Nguyễn Siêu, cũng là tên ngôi trường do ông lập ra để dạy học. Hiện nay, lưu truyền nhận xét về việc dạy học của ông "Tiên sinh dạy lớp hậu học, sắc mặt hiền hậu, lời nói dịu dàng, những người học thấy mình như được tiếp cửa rồng". "Về việc học tiên sinh đi sâu vào nghĩa lý kinh sách, xem chú giải của tiền Nho, gặp chỗ khó hiểu đáng ngờ thì tìm rộng ra để hiểu nghĩa lý bên trong. Nhờ vậy mà học trò của tiên sinh nhiều người có thành tựu". "Phương pháp giảng dạy của ông luôn bao hàm cái nhìn toàn diện với những nhận xét sắc sảo.."
Bên cạnh vai trò một người thầy mẫu mực, Nguyễn Văn Siêu còn là người có tài thơ. Thơ ông phần lớn phản ánh cuộc sống đói khổ, thiếu thốn, loạn lạc của nhân dân ta thời bấy giờ. Ngoài ra, thơ ông còn thể hiện lòng tự hào về đất nước, về nhân dân, về dân tộc.
Nguyễn Văn Siêu đã theo con đường nhiều danh Nho từng lựa chọn "tiến vi quan, thoái vi sư". Ngôi nhà nơi ông sống trở thành trường đào tạo nhân tài. Trường Phương Đình đông học trò tu nghiệp, nhiều người thành danh như tiến sĩ Vũ Nhự. Phương Đình là tên hiệu, là bút danh của Nguyễn Siêu, cũng là tên ngôi trường do ông lập ra để dạy học. Hiện nay, lưu truyền nhận xét về việc dạy học của ông "Tiên sinh dạy lớp hậu học, sắc mặt hiền hậu, lời nói dịu dàng, những người học thấy mình như được tiếp cửa rồng". "Về việc học tiên sinh đi sâu vào nghĩa lý kinh sách, xem chú giải của tiền Nho, gặp chỗ khó hiểu đáng ngờ thì tìm rộng ra để hiểu nghĩa lý bên trong. Nhờ vậy mà học trò của tiên sinh nhiều người có thành tựu". "Phương pháp giảng dạy của ông luôn bao hàm cái nhìn toàn diện với những nhận xét sắc sảo.."
Bên cạnh vai trò một người thầy mẫu mực, Nguyễn Văn Siêu còn là người có tài thơ. Thơ ông phần lớn phản ánh cuộc sống đói khổ, thiếu thốn, loạn lạc của nhân dân ta thời bấy giờ. Ngoài ra, thơ ông còn thể hiện lòng tự hào về đất nước, về nhân dân, về dân tộc.