Nguyễn Thị Duệ (1574 -?)
Top 3 trong Top 7 người thầy giáo nổi tiếng thời xưa
Nguyễn Thị Duệ, quê tổng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương (nay là xã Văn An, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Bà là nữ tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam. Bà sống vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII.
Chế độ khoa cử thời phong kiến của nước ta tồn tại gần 900 năm và chế độ này đặc biệt khắt khe. Thi cử là con đường duy nhất để lập công danh nhưng con đường này chỉ dành cho các bậc nam tử mà thôi. Thế mà vẫn có một trường hợp đặc biệt, một người con gái là Nguyễn Thị Duệ cải trang thành nam nhi đậu tiến sĩ, làm quan đến chức Hàn lâm viện dưới thời vua Mạc Mậu Hợp.
Nguyễn Thị Duệ sinh ra trong một gia đình trung nông, không có ai theo nghiệp khoa cử. Mới hơn mười tuổi, Nguyễn Thị Duệ đã nổi tiếng là người thông minh, nhan sắc hơn người, có rất nhiều nhà quyền quý đến xin hỏi cưới cho con nhưng bà không chịu. Cha mẹ chiều ý, cũng một phần bởi lẽ khác - là phận gái mà Nguyễn Thị Duệ thông tuệ khác người, bé xíu thế mà sách thánh hiền bà đọc trôi chảy, tứ thư, ngũ kinh đều am hiểu ngọn ngành, rõ ràng có chí lớn như bậc nam tử.
Khoảng hai mươi tuổi, bà đổi tên Nguyễn Văn Du đi thi và đỗ tiến sĩ. Khi vua mở yến tiệc để đãi các tân khoa, vua đã thấy vị tiến sĩ dáng hình yểu điệu, mặt mũi thanh tú liền xét hỏi. Không dấu được bà đành nói thật. Vua không trách tội mà còn khen hết lời. Sau đó vua mời bà vào cung dạy các phi tần, rồi tuyển làm phi, hiệu là Tinh phi.
Năm 1625, nhà Mạc suy vong, bà rơi vào tay nhà Lê, vua Lê từ lâu đã nghe tiếng bà, rất mến phục, phong cho bà chức Cung trung giáo tập, trông coi việc dạy học trong vương phủ. Nguyễn Thị Duệ đặc biệt quan tâm đến việc thi cử, bồi dưỡng nhân tài. Phần lớn các bài thi Đình, thi Hội đều do bà chấm. Hàng tháng, bà lại đến giảng bài cho các sĩ tử. Không những thế, bà còn xin triều đình cấp ruộng tốt, canh tác lấy hoa lợi để giúp học trò nghèo hiếu học. Bà ở trong cung đến năm bảy mươi tuổi thì xin về quê. Về quê bà dựng một am nhỏ, gọi là am Đào Hoa để ngày ngày đọc sách, tụng kinh và dạy học cho trẻ nhỏ trong vùng. Nhân dân cảm phục tài năng và đức độ của bà vẫn thường xưng tụng bà là "Nghiêu, Thuấn trong phái nữ".
Chế độ khoa cử thời phong kiến của nước ta tồn tại gần 900 năm và chế độ này đặc biệt khắt khe. Thi cử là con đường duy nhất để lập công danh nhưng con đường này chỉ dành cho các bậc nam tử mà thôi. Thế mà vẫn có một trường hợp đặc biệt, một người con gái là Nguyễn Thị Duệ cải trang thành nam nhi đậu tiến sĩ, làm quan đến chức Hàn lâm viện dưới thời vua Mạc Mậu Hợp.
Nguyễn Thị Duệ sinh ra trong một gia đình trung nông, không có ai theo nghiệp khoa cử. Mới hơn mười tuổi, Nguyễn Thị Duệ đã nổi tiếng là người thông minh, nhan sắc hơn người, có rất nhiều nhà quyền quý đến xin hỏi cưới cho con nhưng bà không chịu. Cha mẹ chiều ý, cũng một phần bởi lẽ khác - là phận gái mà Nguyễn Thị Duệ thông tuệ khác người, bé xíu thế mà sách thánh hiền bà đọc trôi chảy, tứ thư, ngũ kinh đều am hiểu ngọn ngành, rõ ràng có chí lớn như bậc nam tử.
Khoảng hai mươi tuổi, bà đổi tên Nguyễn Văn Du đi thi và đỗ tiến sĩ. Khi vua mở yến tiệc để đãi các tân khoa, vua đã thấy vị tiến sĩ dáng hình yểu điệu, mặt mũi thanh tú liền xét hỏi. Không dấu được bà đành nói thật. Vua không trách tội mà còn khen hết lời. Sau đó vua mời bà vào cung dạy các phi tần, rồi tuyển làm phi, hiệu là Tinh phi.
Năm 1625, nhà Mạc suy vong, bà rơi vào tay nhà Lê, vua Lê từ lâu đã nghe tiếng bà, rất mến phục, phong cho bà chức Cung trung giáo tập, trông coi việc dạy học trong vương phủ. Nguyễn Thị Duệ đặc biệt quan tâm đến việc thi cử, bồi dưỡng nhân tài. Phần lớn các bài thi Đình, thi Hội đều do bà chấm. Hàng tháng, bà lại đến giảng bài cho các sĩ tử. Không những thế, bà còn xin triều đình cấp ruộng tốt, canh tác lấy hoa lợi để giúp học trò nghèo hiếu học. Bà ở trong cung đến năm bảy mươi tuổi thì xin về quê. Về quê bà dựng một am nhỏ, gọi là am Đào Hoa để ngày ngày đọc sách, tụng kinh và dạy học cho trẻ nhỏ trong vùng. Nhân dân cảm phục tài năng và đức độ của bà vẫn thường xưng tụng bà là "Nghiêu, Thuấn trong phái nữ".