Lê Văn Hưu (1230 - 1322)
Top 1 trong Top 7 người thầy giáo nổi tiếng thời xưa
Năm Đinh Mùi, niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 (1247) đời vua Trần Thái Tông, Lê Văn Hưu đi thi đỗ bảng nhãn. Đây là khoa thi đầu tiên ở Việt Nam có đặt danh hiệu tam khôi. Năm ấy ông vừa tròn 17.
Sau khi thi đỗ ông làm quan, trải qua các chức Kiểm pháp quan, Binh Bộ thượng thư, Hàn lâm viện học sĩ kiêm quốc tử Viện giám tu.
Năm 1262, ông được Thượng hoàng Trần Thái Tông giao cho việc biên soạn Đại việt sử ký - bộ quốc sử đầu tiên của nước ta. Vào năm 1272, ông hoàn thành công việc này và được vua ban chiếu ngợi khen. Có thể nói đây là bộ sử quy mô đầu tiên của nước ta. Bộ Đại Việt sử ký ghi lại những sự việc quan trọng, chủ yếu trong một thời gian dài gần 15 thế kỷ, từ Triệu Đà cho tới Lý Chiêu Hoàng, tất cả gồm 30 quyển. Bộ Đại Việt sử ký tuy không còn song nội dung còn thấy được ít nhiều trong Đại Việt sử ký toàn thư qua những đoạn được trích dẫn nguyên văn.
Lê Văn Hưu mất ngày 23 tháng 3 năm Nhâm Tuất (1322). Ông được an táng tại cánh đồng xứ Mả Giòm (thuộc địa phận xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
Sau khi thi đỗ ông làm quan, trải qua các chức Kiểm pháp quan, Binh Bộ thượng thư, Hàn lâm viện học sĩ kiêm quốc tử Viện giám tu.
Năm 1262, ông được Thượng hoàng Trần Thái Tông giao cho việc biên soạn Đại việt sử ký - bộ quốc sử đầu tiên của nước ta. Vào năm 1272, ông hoàn thành công việc này và được vua ban chiếu ngợi khen. Có thể nói đây là bộ sử quy mô đầu tiên của nước ta. Bộ Đại Việt sử ký ghi lại những sự việc quan trọng, chủ yếu trong một thời gian dài gần 15 thế kỷ, từ Triệu Đà cho tới Lý Chiêu Hoàng, tất cả gồm 30 quyển. Bộ Đại Việt sử ký tuy không còn song nội dung còn thấy được ít nhiều trong Đại Việt sử ký toàn thư qua những đoạn được trích dẫn nguyên văn.
Lê Văn Hưu mất ngày 23 tháng 3 năm Nhâm Tuất (1322). Ông được an táng tại cánh đồng xứ Mả Giòm (thuộc địa phận xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa).