Chu Văn An (1292 - 1370)
Top 2 trong Top 7 người thầy giáo nổi tiếng thời xưa
Chu Văn An, người thôn Văn, làng Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội).
Chu Văn An nổi tiếng bởi tính tình cương trực, luôn giữ mình trong sạch. Tính ông lại thanh bạch, không cầu danh lợi. Thi đậu thái học sinh (tức Tiến sĩ) ông không ra làm quan mà ở nhà mở trường dạy học. Ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo. Ông truyền bá đạo Nho, răn dạy học trò nên gắng sửa mình theo đức Lễ, Nghĩa, Trí, Tín của người quân tử. Nghe tiếng ông, học trò khắp nơi tìm đến xin học. Học trò của ông có nhiều người thành đạt như Lê Quát, Phạm Sĩ Mạnh cả hai đều đỗ Thái học sinh và làm quan đến chức Hành khiển dưới triều Trần. Dù quyền cao chức trọng, nhưng mỗi lần đến thăm thầy, thường quỳ gối xin được thọ giáo.
Học trò không chỉ tôn thờ ông bởi tài năng xuất chúng mà còn ngưỡng mộ ông bởi sự đức độ và đạo làm người.
Danh tiếng của Chu Văn An vọng đến triều đình, vua Trần Minh Tông mời ông vào triều, cử ông giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám, trực tiếp dạy hoàng tử học. Ngoài việc dạy học ông còn tham gia vào công việc triều chính, củng cố triều Trần lúc đó đang dần đi vào con đường suy thoái.
Đến thời Trần Dụ Tông, chính sự ngày càng thối nát, gian thần nổi lên như ong. Chu Văn An dâng Thất trảm sớ, thế nhưng khi vua xem xong chỉ im lặng. Không được chấp thuận, ông treo mũ ở cửa Huyền Vũ, rồi từ quan về ở ẩn ở núi Phượng Hoàng, thuộc làng Kiệt Đắc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ông vừa dạy học vừa sáng tác thơ ca, ca ngợi vẻ đẹp và sức sống của thiên nhiên, bày tỏ khí tiết thanh cao cũng như tình cảm gắn bó giữa tạo vật với mình.
Chu Văn An sống và dạy học ở ngôi nhà nhỏ dưới chân núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân cho đến lúc mất. Ông được vua Trần truy tặng tước Văn Trinh công và ban tên thụy là Khang Tiết, lại cho thờ ông ở Văn Miếu. Vua ban tên như vậy có ý ca ngợi ông là người kết hợp được cả hai mặt của đạo đức: Bên ngoài thuần nhã hiền hòa mà bên trong chính trực, cương nghị.
Học trò không chỉ tôn thờ ông bởi tài năng xuất chúng mà còn ngưỡng mộ ông bởi sự đức độ và đạo làm người.
Danh tiếng của Chu Văn An vọng đến triều đình, vua Trần Minh Tông mời ông vào triều, cử ông giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám, trực tiếp dạy hoàng tử học. Ngoài việc dạy học ông còn tham gia vào công việc triều chính, củng cố triều Trần lúc đó đang dần đi vào con đường suy thoái.
Đến thời Trần Dụ Tông, chính sự ngày càng thối nát, gian thần nổi lên như ong. Chu Văn An dâng Thất trảm sớ, thế nhưng khi vua xem xong chỉ im lặng. Không được chấp thuận, ông treo mũ ở cửa Huyền Vũ, rồi từ quan về ở ẩn ở núi Phượng Hoàng, thuộc làng Kiệt Đắc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ông vừa dạy học vừa sáng tác thơ ca, ca ngợi vẻ đẹp và sức sống của thiên nhiên, bày tỏ khí tiết thanh cao cũng như tình cảm gắn bó giữa tạo vật với mình.
Chu Văn An sống và dạy học ở ngôi nhà nhỏ dưới chân núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân cho đến lúc mất. Ông được vua Trần truy tặng tước Văn Trinh công và ban tên thụy là Khang Tiết, lại cho thờ ông ở Văn Miếu. Vua ban tên như vậy có ý ca ngợi ông là người kết hợp được cả hai mặt của đạo đức: Bên ngoài thuần nhã hiền hòa mà bên trong chính trực, cương nghị.