Top 10 Bài học cuộc sống của Khổng Tử sẽ làm thay đổi cuộc đời của bạn
Khổng Tử là nhà khai sáng Nho Giáo và triết gia lỗi lạc bậc nhất cõi Á Đông. Ông cùng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được coi là 2 nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất ... xem thêm...tới Văn hóa Á Đông, cả 2 người sống trong cùng một thời điểm lịch sử với nhau. Triết học của ông gắn với sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằng đạo đức: "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" và các đức tính "Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín". Những chân lý giản dị của Khổng Tử đi vào lòng người một cách tự nhiên như xuất phát từ chính tiếng gọi bên trong tâm tưởng mỗi người. Dù thời gian trôi qua bao nhiêu năm, thế giới có biến chuyển thế nào, thì những giá trị tinh túy nhất của Khổng Tử vẫn luôn tồn tại theo năm tháng.
-
Không quan trọng việc bạn đi chậm thế nào, miễn là đừng bao giờ dừng lại
Việc đi chậm hay đi nhanh không quan trọng bằng việc bạn nỗ lực ra sao. Chỉ cần ý chí luôn không ngừng tiến về phía trước chắc chắn bạn sẽ đến được đích cần đến. Nếu chỉ vì khó khăn mà nản chí đồng nghĩa với việc bạn sẽ không bao giờ có được thành công. Trong cuộc sống hiện đại này, cá nhân mỗi người đều có những thách thức tưởng chừng không thể vượt qua được mà chúng ta cần phải đối mặt. Hãy bắt đầu ngay bây giờ, tại sao không tập trung và thực hiện những việc nhỏ mỗi ngày thay vì ép mình làm những việc vượt ngoài khả năng ở phía trước. Trong cuộc chạy đua marathon, nếu bạn không chạy nổi thì có thể đi bộ, đi bộ không nổi thì nhích từng bước, miễn sao chúng ta tới đích là được. Vì thật ra đích đến là giống nhau nhưng việc chạm đến đích nhanh hay chậm do bạn quyết định.
Đừng từ bỏ giữa chừng... Vì không ai có nghĩa vụ sống cuộc đời thay bạn đâu. Khi có những ‘hòn đá’ ngăn cản bước chân bạn trên con đường đã chọn, bạn cần nghĩ cách dẹp chúng sang một bên và cân nhắc xem điều gì thực sự làm tiêu tan động lực của bạn. Lý trí sẽ mách bảo bạn phương pháp giải quyết những chướng ngại và thuận lợi đi đến cuối con đường. Dù cho thử thách mà bạn đối mặt có khó khăn như thế nào, một trong những điều tuyệt vời nhất mà bạn có thể tập trung là bạn có sự lựa chọn. Chỉ có bạn mới có thể quyết định bạn sẽ giải quyết nó và thực hiện nó như thế nào. Hơn nữa, chỉ có bạn mới có thể quyết định xem bước kế tiếp mình nên làm gì. Hãy tin tưởng nó và cứ tiếp tục tiến về phía trước.
-
Đừng bao giờ kết bạn với người không có gì tốt hơn mình
Giống như việc "chọn bạn mà chơi", việc kết giao với những người bạn tốt, những người có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt chắc chắn chúng ta cũng sẽ tốt hơn, học hỏi được nhiều điều có ích. Còn ngược lại, nếu chơi với những người bạn tồi, bạn cũng không thể tốt lên được, thậm chí còn bị "tồi đi". Người ta nói, kết giới với 5 người bạn ham học hỏi, sâu sắc, biết giúp đỡ, sẻ chia. Bạn sẽ trở thành người thứ 6. Nhưng nếu thân thiết với 5 người bạn suốt ngày nhậu nhẹt, rượu chè, cuối cùng sẽ có 6 tên bợm nhậu. Có thể thấy rằng, đa số chúng ta đều bị ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường xung quanh, nhất là những người ta thường tiếp xúc. Vì vậy, "Chọn bạn mà chơi, chọn thầy mà học, chọn sách mà đọc" là những lời dạy từ người xưa cực kỳ đúng đắn.
Nhất định phải làm bạn với một người dám chê trách và phê bình chính mình, nhờ có họ luôn luôn nhắc nhở và giám sát hành vi của chúng ta, ta mới có thể phát hiện ra những khuyết điểm trong bản thân, tìm cách cải thiện và phát triển hơn nữa. Nhất định phải làm bạn với một người thấu hiểu chính mình, khi lâm vào cảnh khốn cùng và thất vọng nhất, họ có thể ở bên và san sẻ, cũng như ủng hộ về mặt tâm lý để chúng ta vững vàng hơn. Nhất định vậy làm bạn với một người có nguồn năng lượng tích cực, luôn sẵn sàng ở bên và cổ vũ chúng ta trong những thời điểm đánh mất sự lạc quan, rơi vào cảnh u tối nhất. Nhất định phải làm bạn với một người có thể trở thành kẻ dẫn đường thông thái, họ tình nguyện bước chậm lại để có thể cùng ta sánh vai sát cánh, chung sắc vượt qua sương mù và mọi điều khó khăn trắc trở.
-
Mỗi khi cơn tức giận nổi lên, hãy suy nghĩ về những hậu quả
Cuộc sống hối hả, tất bật, nhiều stress khiến "công dân 4.0" dễ nổi nóng hơn trước, có thể chửi mắng, đánh nhau chỉ vì chút va chạm nhỏ, người hiền hòa không chửi mắng thì có khi phải ôm "cục tức" cả ngày. Nhưng nhiều người không biết rằng những năng lượng xấu mà cơn giận dữ, những nỗi tức giận có thể khiến bạn phải trả giá, có khi đó là hành động bột phát, tức thì ngay đỉnh cao của cơn giận, mà các cụ đã dạy "cả giận mất khôn". Con người dễ bị những cơn nóng giận và nỗi sợ hãi chi phối vì vậy mà không làm chủ được bản thân dẫn đến những điều tiêu cực, suy nghĩ nhất thời. Hãy bình tĩnh kiềm chế cơn tức giận và đối mặt với nó. Trong cuộc sống, có đôi lúc vì nóng giận mà ta đã vô tình làm tổn thương người khác bằng chính lời nói của mình. Nhưng liệu ta có bao giờ nghĩ đến hậu quả của những lời nói ấy chưa?
Lời nói là mũi tên mà mỗi khi thốt ra, sẽ chẳng bao giờ quay trở lại được. Và nếu đó là những lời nói thiếu suy nghĩ, cũng như những mũi tên có độc, thì nó sẽ làm thương tổn và giết chết tâm hồn người khác. Những vết thương ấy không như những vết thương trên da thịt sẽ lành theo năm tháng, mà đó là vết thương tâm hồn sẽ theo con người ta đến suốt cuộc đời. Chính vì thế, trước khi nói ra điều gì, ta cần phải suy xét cho thật cẩn thận. Và quan trọng nhất là đừng bao giờ nói ra bất cứ điều gì trong lúc ta giận giữ, bởi đó luôn là những lời nói đầy ác ý sẽ làm tổn thương người khác. Với cuộc sống ồn ào hối hả hiện nay, hãy xác định có những lúc giận dữ là chuyện không thể tránh. Vì không thể tránh nên hãy chọn cách đối mặt để nó lướt qua với thái độ tích cực.
-
Khi rõ ràng đó là những mục tiêu không thể đạt được, đừng điều chỉnh mục tiêu mà hãy điều chỉnh từng bước hành động
Mục tiêu là kết quả của hành động đúng đắn. Nếu không đạt được những gì mình muốn, đừng bỏ cuộc, hãy xem con đường mình đi đúng hay sai và khắc phục nó một cách hiệu quả nhất. Điều chỉnh mục tiêu có nghĩa là chấp nhận thất bại, chấp nhận bỏ cuộc. Còn điều chỉnh hành động nghĩa là bạn vẫn đang kiên cường và chiến đấu hết mình. Nếu bạn thiên về đạt được thành quả, hãy viết ra những điều càng tích cực càng tốt, viết ra cảm giác sung sướng, hạnh phúc của bạn như thế nào khi đạt được điều đó. Nếu bạn thiên về né tránh mất mát, hãy viết ra những điều bạn sẽ mất càng rõ ràng, càng tiêu cực càng tốt, hãy để nỗi sợ đó bên trong bạn lớn đến mức bạn không thể làm không được.
Bạn nên trả lời cả 2 câu hỏi, và có thể ưu tiên yếu tố ảnh hưởng đến mình nhiều hơn để viết rõ ràng hơn. Và sau khi trả lời cả 2 câu hỏi trên mà vẫn không cảm thấy mình thật sự muốn làm: Hãy tự hỏi, hành trình này có đáng để đi hay không?Hãy viết thật chi tiết, thật cụ thể nhất có thể. Và đây có thể là bước tốn năng lượng nhất khi bạn đặt mục tiêu, nhưng hãy làm trước khi bạn bắt đầu. Bởi vì một khi đã bắt đầu, bạn sẽ rất dễ từ bỏ khi khó khăn xuất hiện vì không phải lúc nào bạn cũng có đầy đủ ý chí vượt qua.
-
Nếu bạn ghét một người, vậy thì bạn đang bị họ đánh bại
Trên đời này không có gì là không thể xảy ra, tình yêu thương cũng có thể trở thành một loại chiến lược, bạn hãy là một người thông minh áp dụng nó một cách đúng đắn. Hãy yêu thương những con người đó để họ nhận ra rằng bạn chẳng dễ dàng bị đánh bại. Hãy yêu thương họ, để những con người tội nghiệp ấy nhận ra rằng bạn chẳng dễ dàng bị đánh bại. Cuộc sống là những bộn bề tấp nập, lòng người là thứ khó đoán nhất, nguy hiểm nhất. Xã hội có người tốt, kẻ xấu nhưng chúng ta làm sao phân biệt được. Đã đến lúc mà bạn nhận ra, trên đời này, tình yêu thương cũng chính là một loại chiến lược và chỉ có những người thông minh mới biết áp dụng chiến lược này mà thôi.
Nếu người khác tôn trọng bạn, hãy tôn trọng họ. Nếu họ không tôn trọng bạn, vẫn cứ tôn trọng họ, đừng để hành động của người khác ảnh hưởng đến nhân cách tốt đẹp của bạn. Bởi lẽ, bạn chính là bạn chứ không phải là một ai khác. Trong công việc và sinh hoạt thường ngày, có thể bạn không ưa một người nào đó trong số những đồng nghiệp hay người xung quanh mình. Vấn đề ở đây là dù không ưa, bạn vẫn phải gặp gỡ, chuyện trò, trao đổi công việc... vì họ hiện hữu hằng ngày ngay bên cạnh bạn. Cảm giác không ưa một người nào đó bám vào người bạn như một thứ nhựa nhớp nháp, vừa khó chịu lại vừa châm chích. Nó thâm nhập vào tâm trí bạn như một cơn lũ quét, nhấn chìm bạn xuống đáy cùng, bóp nghẹt cả tâm hồn và thể xác. Không ưa một ai đó cũng giống như bạn đốt rụi cả ngôi nhà của mình chỉ để diệt lũ chuột gây rắc rối. Vấn đề là hầu hết chúng ta đều ý thức được điều này. Nhưng thật không may, rất nhiều người lại lãng phí vô số thời gian vào việc ghét bỏ người khác.
-
Những gì người có địa vị cao tìm kiếm là ở bản thân mình; những gì người thấp bé tìm kiếm là ở những người khác
Khổng Tử là người rất thông minh, luôn luôn ham học. Bất cứ việc gì, ông cũng để ý xem xét rất kỹ lưỡng để biết cho cùng tận mới thôi. Tính ông ôn hòa, nghiêm trang, khiêm tốn, làm việc gì cũng hết sức cẩn thận, đề cao lễ nhạc, luôn luôn tin vào Thiên mệnh. Ông tin rằng con người được sinh ra trên đời này là có lý do, bản thân ông được Trời giao cho sứ mệnh góp sức xây dựng nên một xã hội quý trọng đạo đức và lòng hiếu học và ông đã dành cả đời nỗ lực cho sứ mệnh đó. Ông là người nhân hậu, khiêm nhường, giản dị, chân thành, giàu tình cảm, ôn hòa mà nghiêm túc, uy nghi nhưng không thô bạo, cung kính mà an nhàn. Ông sống thanh đạm, trọng nghĩa khinh tài. Khổng Tử nói "Ăn cơm gạo thô, uống nước lã, khi ngủ co cánh tay mà gối đầu, niềm vui cũng ở trong đó rồi. Còn như dùng phương pháp không chính đáng để đạt được giàu có và phú quý, ta coi như đám mây trôi vậy"
Các triết lý của Khổng Tử được chấp nhận chủ yếu bởi nó dựa trên nền tảng quan điểm phổ thông trong xã hội Trung Quốc. Triết học của ông nhấn mạnh sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằng đạo đức: "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ", đưa ra các quy tắc trong các mối quan hệ xã hội, đề cao "Đạo Trung Dung" và các đức tính "Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín". Khổng Tử đề cao mối quan hệ gia đình, thờ cúng tổ tiên, trẻ kính trọng già, vợ tôn trọng chồng, và gia đình là căn bản cho một xã hội lý tưởng. Những gì người có địa vị cao tìm kiếm là ở bản thân mình; những gì người thấp bé tìm kiếm là ở những người khác. (Người tài đức nhìn bản thân, kẻ tiểu nhân nhìn người khác). Những người ở đẳng cấp khác nhau thường có những cách hành động chẳng giống nhau. Hay nói cách khác, việc họ làm gì nói lên họ sẽ là ai trong cuộc đời này. Người có tài đức thường nhìn vào bản thân để tu dưỡng và phát triển, còn kẻ tiểu nhân chỉ chăm chú săm soi người khác để đố kỵ, ghen tuông. Nào, thử nói xem, bạn sẽ là ai?
-
Bất cứ nơi nào bạn đi, hãy đi với tất cả trái tim
Trong hành trang của cuộc đời thứ duy nhất có thể tồn tại chính là lòng nhiệt huyết, tình yêu thương và sự chân thành. Nếu có những điều đó, sau này nghĩ lại bạn sẽ không hối hận về bất cứ điều gì. Hãy coi mỗi chuyến đi là một bài học, là một cuộc hành trình, trải nghiệm chứ không chỉ đơn giản là bạn đang xê dịch. Chỉ khi bạn mang theo hành trang là một trái tim tràn đầy nhiệt huyết, tình yêu thương và sự chân thành, bạn mới có thể chinh phục được tất cả những nơi mà bạn đi qua. Đừng để mỗi chuyến đi chỉ đơn giản là một lần xê dịch, hãy coi đó là cả một cuộc hành trình. Để sở hữu một cuộc sống muôn màu như bộ phim Hollywood có cao trào và kết thúc viên mãn rất đơn giản, bạn chỉ cần bước ra thế giới rộng lớn bên ngoài.
Hãy sẵn sàng gạt bỏ những thói quen thường nhật lặp lại ngày qua ngày, vẽ cho mình vài chuyến du lịch khám phá bỏ túi để mở mang tầm mắt, gom thêm hiểu biết về con người và văn hóa. Sống giàu trải nghiệm không có nghĩa bạn phải sống thật lâu như bố mẹ hay ông bà mình đâu. Tuổi tác vốn dĩ cũng chỉ là một con số mà thôi. Cốt lõi nằm ở niềm hăng hái, một trái tim nhiệt huyết và bộ não say mê tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ xung quanh. Quỹ thời gian sống của mỗi người đều có giới hạn riêng, nhưng không phải ai cũng biết cách để khiến nó trở nên ý nghĩa, để bản thân được sống chứ không đơn thuần là tồn tại. Sống hết mình với đam mê, tích lũy những trải nghiệm cũng là cách làm giàu cho cuộc sống. Vì vậy, hãy luôn giữ sự tò mò về thế giới và lòng can đảm bước ra khỏi vòng tròn nhỏ bé của chính mình nhé.
-
Hãy đưa hướng dẫn cho những người tìm kiếm kiến thức sau khi họ đã phát hiện ra sự thiếu hiểu biết của mình
Đừng vội vàng giúp đỡ những người khác bởi như thế có thể khiến họ trở nên thụ động và lười nhác. Hãy giúp đúng người, đúng mục đích, đúng thời điểm, đúng mục đích để chúng không trở nên vô nghĩa. Sẽ thật tốt khi cả hai đều hoan hỷ cho – nhận và cùng hướng về những lợi ích chung tốt đẹp, nhưng cũng thật tệ nếu một người chỉ nhân danh “cho và nhận”, làm biến tướng ý niệm tốt đẹp này để rồi vụ lợi. Khi đó, ranh giới giữa tốt và xấu nào có thể phân định rạch ròi bởi chẳng ai mong muốn mình sẽ trở thành “kẻ thất thế” trong một mối quan hệ. Nhưng bánh xe vận mệnh trong cuộc sống này cũng có lúc “nghịch” chiều gió để tạo nên những thử thách khiến ta phải nhìn rõ và mạnh mẽ đối mặt. Liệu rằng ở thời khắc đó, ta sẽ luôn giang tay giúp đỡ người khác và biết đặt lòng tốt đúng chỗ như thế nào để hướng tới những giá trị đẹp đẽ mà ta đã luôn khắc ghi trong tâm trí và chọn nhìn về.
Làm thế nào để đánh giá một cách khách quan và trung thực trong những tình huống khi một người đang cần sự giúp đỡ của bạn? Cuộc sống này không hề tồn tại vạch phân chia rõ ràng giữa tốt và xấu, bởi trong cái tốt đẹp luôn ẩn chứa những mặt tối và trong cái xấu cũng có thể hiện diện những điều tốt lành tồn tại như để chờ lòng người đủ tốt, đủ sâu để “khai hoang” và “gieo tưới”. Đã và sẽ có những lúc bạn cần đến sự hỗ trợ của người khác để hoàn thành một dự định nào đó quan trọng và tâm huyết. Vì vậy, hãy dùng tâm thế đó để đối đãi khi nhận được một yêu cầu giúp đỡ từ ai đó thay vì cảm thấy ngờ vực rồi cảm tính đưa ra kết luận bản thân đang bị lợi dụng. Bạn hãy nhớ rằng, hành động tỏ lòng tốt có thể thay đổi cuộc sống của một người trong nhiều trường hợp. Trước khi từ chối giúp đỡ một ai đó, bạn hãy tự hỏi mình rằng, điều gì khiến bạn hối tiếc nhất nếu bạn không làm việc đó? Bạn sẽ chẳng thể giúp đỡ tất cả những người khó khăn tìm đến mình, nhưng cũng đừng bao giờ từ chối những người xứng đáng nhận được sự giúp đỡ từ bạn.
-
Nhìn vào những lợi thế nhỏ sẽ cản trở hoàn thành những việc lớn
Làm người làm việc lớn thì không nên nghĩ đến những lợi ích nhỏ mọn. Hãy là người có tầm nhìn xa trông rộng, có chiến lược rõ ràng chắc chắn bạn sẽ thành công. Mỗi người có một cách nhìn cuộc sống khác nhau. Có người luôn bằng lòng với cuộc sống hiện tại, những người đó không phải là người không có chí tiến thân mà là bản thân họ cho đó là đủ. Ngược lại, có người lại xem trọng tiền tài, vật chất, họ kiếm tiền bằng mọi giá. Vì kiếm tiền mà họ luôn tính toán thiệt hơn ngay cả với người thân. Người tính toán thường ích kỷ, nhỏ nhen, không có được sự bình tĩnh, thường bị dằn vặt bởi những việc chi li. Họ sẽ không thể đạt được sự cân bằng và có được cảm giác thỏa mãn trong cuộc sống. Người tính toán là người quá ham muốn, tham lam, họ chưa bao giờ biết đủ. Sống toan tính sẽ làm cho con người không thể vui vẻ, hạnh phúc.
Biết đủ, biết dừng lại đúng lúc, chúng ta mới có thể kiềm chế được ham muốn của bản thân, đứng vững trong cuộc đời. Không biết tranh giành lợi ích, địa vị, tiền bạc không có nghĩa người đó là kẻ ngốc nghếch, mà đó là người có trí tuệ. Tranh giành chỉ làm cho người khác cũng như bản thân chúng ta bị tổn thương mà thôi,... Chúng ta cần tích cực thực hiện những điều hay lẽ phải, bởi dù chỉ là những việc làm nhỏ bé nhưng chúng lại đem lại ý nghĩa vô cùng to lớn. Điều này không chỉ giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn hoạn nạn mà còn đem lại hạnh phúc cho chính bản thân mình. Đừng vì danh lợi, giàu sang mà chúng ta cứ mải mê muội, đắm chìm, càng không có lối thoát. Đừng lấy người khác để làm thước đo cho mình, rồi tính toán, tranh giành, cuối cùng đánh mất luôn bản thân. Không vì người khác sống hạnh phúc mà cảm thấy mình bị mất mát, thua thiệt. Điều đó hoàn toàn không đem lại hạnh phúc cho bản thân mà còn tự hại mình.
-
Nếu họ khạc nhổ sau lưng bạn, điều đó có nghĩa là bạn đang ở phía trước họ
Cuộc sống là những bộn bề tấp nập, lòng người là thứ khó đoán nhất, nguy hiểm nhất. Xã hội có người tốt, kẻ xấu nhưng chúng ta làm sao phân biệt được. Hãy tự tin bước về phía trước và chứng tỏ bản thân. Bạn đừng nên bận tâm với những người mãi mãi chỉ đứng sau lưng người khác. Đời người có người thương mình thì cũng sẽ có người ghét mình, có người sẵn lòng bên ta những khi khó khăn cũng có những người luôn lăm le đâm thọc mỗi khi ta thất bại. Vậy nên, thay vì ngã gục đầu hàng số phận hãy mạnh mẽ lên để kẻ xấu muốn cười vào mặt bạn cũng không được. Không khó để thấy nọc độc của con rắn ganh ghét trong cuộc sống. Ở một tập thể, luôn có những kẻ tối ngày chỉ biết dèm pha xét nét soi mói, nói xấu hết người này đến người nọ, chia rẽ nội bộ, kìm hãm tài năng, thừa nước đục thả câu....
Thực chất, nói xấu sau lưng chỉ là hành động của những kẻ yếu kém bất lực. Người sống có mục đích, có ước mơ sẽ không có thời gian để soi mói xét nét người khác. Người quân tử biết phân biệt đúng sai, biết nhìn vào điểm mạnh của mọi người để soi xét bản thân, học tập và tiến bộ. Kẻ tiểu nhân chỉ nhìn thấy điểm yếu, lỗi sai, bới lông tìm vết mọi đối tượng để phán xét, tự đề cao bản thân mình. Không phải ai cũng có thể trở thành đối tượng "được nói xấu". Sự đố kị thường chỉ xuất phát từ những kẻ đứng dưới. Bởi vậy, khi có ai đó có ý định đàn áp, hãm hại bạn bằng những lời lẽ giảo biện thì cũng chỉ là biểu hiện của sự sợ hãi trước những gì bạn có mà thôi.