Top 6 Dự án giao thông đã làm thay đổi hạ tầng đất nước Việt Nam

Phương Kem 25 0 Báo lỗi

Hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm khắp nước sẽ được khởi động và về đích sớm hơn dự kiến đã góp phần tạo cú hích lớn cho sự phát triển kinh tế xã ... xem thêm...

  1. Vị trí đầu tiên thuộc về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Đường sắt Bắc Nam là tuyến quan trọng nhất vận chuyển hành khách và hàng hóa, trong đó có tuyến tốc độ cao trong giai đoạn tới. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam dài 1.545 km, đường đôi khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tốc độ khai thác lớn nhất đến 320 km/h. Giai đoạn một trước năm 2030 sẽ xây dựng hai đoạn Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang, tổng mức đầu tư khoảng 112.000 tỷ đồng.


    Tổng đầu tư đến năm 2030 cần 240.000 tỷ đồng, được huy động từ vốn đầu tư công, vay ODA, xã hội hóa theo hình thức PPP. Đến năm 2050, quy hoạch xác định tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sẽ hoàn thành cùng với các tuyến mới tại khu đầu mối Hà Nội, TP HCM, đường sắt kết nối cảng biển, khu công nghiệp, Tây Nguyên, đường ven biển, kết nối quốc tế.

    Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
    Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
    Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
    Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

  2. Cao tốc Bắc Nam là tuyến cao tốc huyết mạch, tạo đòn bẩy kinh tế cho miền Trung. Với tổng chiều dài 2.063 km, con đường này như “xương sống” của đất Việt khi kéo dài từ cửa khẩu Hữu Nghị (Cao Lộc, Lạng Sơn) đến đường vành đai thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau). Tuyến này được đầu tư với số vốn khủng lên tới 229.829 tỷ đồng, quy mô từ 4 đến 10 làn xe.


    Công trình nắm giữ vai trò quan trọng khi kết nối Trung tâm chính trị Thủ đô Hà Nội và trung tâm kinh tế TPHCM. Cao tốc đi qua địa phận 32 tỉnh, thành phố và tác động trực tiếp tới 62,1% dân số. Sau khi hoạt động, tuyến đường này sẽ đóng góp 65,7% tổng sản phẩm trong nước, ảnh hưởng đến 74% các cảng biển (loại I, II), 75% các khu kinh tế.

    Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam
    Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam
    Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam
    Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam
  3. Dự án là công trình cấp đặc biệt, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ là cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.


    Giai đoạn 1 đầu tư 1 đường cất hạ cánh, 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Tổng mức đầu tư Dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 là 109.111 tỷ đồng, tương đương 4,664 tỷ USD. Thời gian thực hiện dự án là từ năm 2020 và hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2025.

    Dự án xây dựng “siêu sân bay” Long Thành
    Dự án xây dựng “siêu sân bay” Long Thành
    Dự án xây dựng “siêu sân bay” Long Thành
    Dự án xây dựng “siêu sân bay” Long Thành
  4. Dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội xếp thứ 4. Dự án sẽ tạo ra độc lực mới, bứt phá mới cho Thủ đô phát triển. Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội với quy mô đầu tư có chiều dài 112,8 km, gồm 103,1 km đường Vành đai 4 và 9,7km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long, đi qua địa phận TP Hà Nội (58,2km); Hưng Yên (19,3km); Bắc Ninh (dài 25,6 km) và tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng.


    Tuyến Vành đai 4 được kỳ vọng sẽ góp phần tạo nên diện mạo đô thị mới của Thủ đô Hà Nội cũng như quận Hà Đông trong những năm tới, đồng bộ và văn minh, hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và hội nhập kinh tế thế giới, tạo động lực mới mang tính chiến lược trong phát triển Thủ đô và Vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

    Dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội
    Dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội
    Dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội
    Dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội
  5. Với tổng đầu tư gần 75.400 tỷ đồng, tuyến Vành đai 3 khi được khởi công là dự án giao thông lớn nhất phía Nam từ trước đến nay, giúp kết nối nhiều tỉnh thành Đông Nam Bộ. Đường Vành đai 3 TP.HCM là dự án có quy mô lớn, cả về độ dài lẫn nguồn vốn và tác động tới toàn miền ở nhiều khía cạnh khác nhau.


    Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM chia thành 8 dự án thành phần thực hiện theo hình thức đầu tư công, đi qua địa bàn 3 tỉnh (Đồng Nai, Bình Dương, Long An) và TP.HCM, trong đó có 4 dự án thành phần bồi thường hỗ trợ tái định cư. Đường Vành đai 3 TP.HCM là đường vành đai cao tốc đô thị, lòng đường bao gồm 4 làn xe cơ giới cùng với hai làn hỗn hợp hai bên, với vận tốc tối đa cho phép là 100 km/h.

    Dự án đường Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh
    Dự án đường Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh
    Dự án đường Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh
    Dự án đường Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh
  6. Là nhà ga quốc tế, nhà ga hành khách T2, sân bay Nội Bài được đưa vào khai thác từ tháng 1-2015 gồm 4 tầng, diện tích mặt bằng khoảng 139.000m², tổng mức đầu tư gần 18.000 tỷ đồng (nguồn vốn vay ODA). Nhà ga có công suất 10 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2015 - 2020) và có khả năng mở rộng đạt công suất 15 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2020 - 2030).


    Tổng mức đầu tư của dự án 4.996 tỉ đồng bằng nguồn vốn của ACV. Trong đó gói thầu chính thi công xây lắp có trị giá 4.600 tỷ đồng. Dự án hoàn thành, nhà ga hành khách T2 sân bay Nội Bài sẽ mở rộng thêm 61.100m2 sàn và cải tạo chuyển đổi công năng 18.730m2 sàn. Qua đó, nâng tổng diện tích sàn nhà ga lên 200.100m2.

    Dự án mở rộng nhà ga hành khách T2 sân bay Nội Bài
    Dự án mở rộng nhà ga hành khách T2 sân bay Nội Bài
    Dự án mở rộng nhà ga hành khách T2 sân bay Nội Bài
    Dự án mở rộng nhà ga hành khách T2 sân bay Nội Bài



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy