Chữa tắc tia sữa tại nhà bằng lá bắp cải
Chữa tắc tia sữa bằng lá bắp cải được xem là một trong nhiều mẹo thông tắc tia sữa được nhiều mẹ sử dụng khá hiệu quả. Ngay từ khi phát hiện ra các dấu hiệu đầu tiên của bệnh, các mẹ ngay lập tức nên sử dụng phương pháp này để giảm thiểu các triệu chứng tắc sữa.
Lá bắp cải là một trong những loại lá được ví là một loại “ thuốc dành cho nhà nghèo” với rất nhiều công dụng chữa bệnh cũng như thành phần dinh dưỡng. Các mẹ gặp tình trạng tắc sữa hãy ra chợ mua ngay 1 cây bắp cải sau đó thực hiện các bước sau:
- Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị: Một bắp cải xanh và được làm sạch cẩn thận. Mẹ dùng dao bỏ đầu và cuối tách lấy 2 lá xanh không dập nát. Loại bỏ đi những lá mềm và không sạch. Mẹ nên chọn lá dày to, và có kích thước xấp xỉ bầu ngực của mình. Tốt nhất: Sau khi rửa, mẹ ngâm với dấm để loại bỏ độc tố và rửa lại một lần nữa với nước lọc.
- Hở lửa thật nóng vùng cọng cứng của lá bắp cải chú ý hơ phải thật nóng.
- Đắp lá bắp cải lên khu vực ngực đang tắc sữa, để một lớp khăn mỏng lên ngực trước khi đặt lá bắp cải. Chú ý nếu nhiệt độ quá cao, mẹ có thể đặt nhiều lớp khăn mỏng để giảm sự tiếp xúc với bầu ngực.
- Dùng tay day mạnh trên bầu ngực để làm tan cục đông sữa. Sau vài lần day, sữa sẽ về. Nếu lá bắp cải cũ bị nguội, mẹ có thể thay lá khác nóng hơn và lại tiếp tục tương tự.
Cách GIẢM ĐAU khi bị tắc tia sữa bằng lá bắp cải
Ngoài việc chữa tắc tia sữa sau sinh, lá bắp cải còn có công dụng giảm đau và giảm sưng tấy cho mẹ khi mắc chứng bệnh này. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì lá bắp cải chứa nhiều phytoestogen – chất này có hiệu quả trong việc giảm sưng tấy và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Hướng dẫn chi tiết
- Các bạn chọn những lá bắp cải xanh, dùng dấm sát khuẩn và rửa lại thật sạch. Cho ngay vào ngăn đá của tủ lạnh
Sau khi lá bắp cải đủ lạnh, các bạn lấy bớt gân lá và quấn quanh bầu ngực khu vực bị sưng. Chú ý không QUẤN LÁ LÊN ĐẦU TI. - Thay lá mới sau khi lá cũ hết lạnh. Nên sử dụng 1-3 lần / ngày.
CHÚ Ý: Không nên lạm dụng phương pháp này quá nhiều. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ làm giảm tiết sữa hoặc khiến tình trạng tắc sữa nghiêm trọng hơn.
.