Có thô có mềm, không ngọt không mặn, ngày 4 - 5 bữa, ăn vừa 70 - 80%
Có thô có tinh nghĩa là ăn uống cần biết phối hợp 2 loại thức ăn thô và tinh. Thô là thức ăn chưa qua chế biến, tinh là thức ăn đã qua chế biến. Tại sao lại cần sự phối hợp này? Thành phần dinh dưỡng của mỗi loại thức ăn kể trên đều không toàn diện. Chính vì thế cần phối hợp cả 2 loại để chúng bổ sung dinh dưỡng cho nhau, giúp cơ thể có đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Một tuần có thể sắp xếp một bữa ăn mì, bắp hay khoai lang. Điều này sẽ giúp bạn sống lâu sống khoẻ. Nguyên tắc không ngọt không mặn chỉ rõ bạn không nên ăn toàn đồ ngọt hay ăn quá nhiều đồ ngọt. Việc phân biệt đồ ngọt và ít ngọt khá đơn giản và bạn có thể dễ dàng tuân thủ nguyên tắc này. Nhưng đối với đồ mặn thì khó khăn phức tạp hơn. Lý tưởng nhất là mỗi ngày hấp thụ khoảng 6g muối. Cần lưu ý rằng trong các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày như: Rau, thịt đã chứa sẵn một lượng muối nhất định. Ăn nhiều muối mỗi ngày có thể dẫn đến mắc bệnh cao huyết áp và tai biến mạch máu não.
Ngoài ra, có người chỉ ăn ngày 2 bữa (không nên ăn như vậy) vì ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả học tập và hiệu quả làm việc. Nếu chỉ ăn hai bữa trưa và tối, đến khoảng 11 giờ trưa, lượng đường trong máu của cơ thể bắt đầu giảm xuống, ảnh hưởng đến trí nhớ, tinh thần thiếu tập trung, khả năng tư duy cũng bị hạn chế. Vì thế bữa sáng đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho buổi sáng học tập và làm việc hiệu quả. Cụ thể là nên ăn cơm gạo lứt, ngô bung, khoai lang luộc… Mỗi tuần 1, 2 bữa cháo loãng. Nên ăn thêm 1, 2 bữa ăn phụ hàng ngày. Ăn 70- 80% có nghĩa là không nên ăn 100% hoặc ăn quá no. Chúng ta hãy cố gắng thực hiện hai điều: một là không ăn no hoặc quá no và hai là nên tự đi bộ lên cầu thang, hạn chế dùng thang máy để giảm thiểu bệnh đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, xơ cứng động mạch, cao huyết áp… Thực hiện tốt những điều trên đều rất tốt cho sức khỏe bạn nhé.