Top 9 Dàn ý phân tích bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu (Ngữ văn 11) hay nhất

Thai Ha 219 0 Báo lỗi

Tố Hữu là nhà thơ lớn của Việt Nam ở đầu thế kỷ XX, là cánh chim đầu đàn, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng. “Từ ấy” là tác phẩm do ông sáng tác trong tập thơ ... xem thêm...

  1. Top 1

    Dàn ý cảm nhận khổ cuối bài thơ Từ ấy

    I. Mở bài: giới thiệu khổ 3 bài thơ Từ ấy - Tố Hữu


    II. Thân bài: phân tích khổ 3 bài thơ Từ ấy - Tố Hữu

    1. Hai câu thơ đầu:

    Tôi đã là con của vạn nhà,

    Là em của vạn kiếp phôi pha

    • Tác giả đã khẳng định sự hòa hợp giữa con người với con người
    • Lí tưởng của đảng đã khai sáng tâm hồn con người
    • Tâm hồn được khai sáng, được nuôi dưỡng bởi lí tưởng

    2. Hai câu thơ sau:

    “Là anh của vạn đầu em nhỏ,

    Không áo cơm, cù bất cù bơ”

    • Tác giả là những người mòn mỏi, gian khổ
    • Say mê hoạt động cách mạng
    • Tha thiết cống hiến đời mình
    • Muốn giúp nước giải phóng dân dân tộc, giải phóng đất nước

    → Nội dung khổ 3 bài Từ ấy giúp các em học sinh thêm hiểu về tâm tư, về tình yêu của tác giả với khi hòa mình vào với thế nhân khốn khổ để rồi từ đó làm bật lên được tình yêu của một chí sĩ cách mạng với quê hương, đất nước.


    III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về khổ 3 bài thơ Từ ấy

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Top 2

    Dàn ý phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

    I. Mở bài

    • Tác giả Tố Hữu (1906 - 2002)
      • Tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước tại Thừa Thiên - Huế, mảnh đất thơ mộng trữ tình, gắn bó với nhiều nét văn hóa dân gian của đất nước.
      • Từ thời thanh niên thì ông đã sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng của Đảng, luôn hoạt động hăng say, luôn kiên quyết đấu tranh dù đang ở trong nhà tù thực dân.
      • Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 ông được giữ nhiều chức vụ trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, về mặt trận văn hóa nghệ thuật.
      • Năm 1996 ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
    • Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Từ ấy: Từ ấy là bài thơ có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, là cái mốc đánh dấu thời điểm (1937) và được kết nạp Đảng năm 1938 - Tố Hữu giác ngộ và gặp ánh sáng lí tưởng cộng sản. Đó cũng chính là tuyên ngôn nghệ thuật của Tố Hữu.
    • Nội dung chính mà Từ ấy muốn truyền đạt: Tâm nguyện cao đẹp của người thanh niên trẻ trung nhiệt tình cách mạng. Đó là niềm say mê mãnh liệt và vui sướng tràn trề cùng với nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn khi gặp gỡ và được giác ngộ lí tưởng cộng sản.


    II. Thân bài

    Phân tích tác phẩm Từ ấy theo kết cấu 3 khổ thơ của bài, mỗi khổ thơ đều mang một ý nghĩa diễn tả nhất định, các em cần xác định từ ngữ quan trọng, biện pháp nghệ thuật sử dụng... để lột tả rõ từng vấn đề tác giả mong muốn.

    1. Khổ 1: Diễn tả niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng

    • Hai câu thơ đầu viết theo bút pháp tự sự: "Từ ấy trong tôi..." Từ ấy, là lúc nhà thơ mới vào tuổi 18 thật trẻ trung được mặt trời "chân lí" cách mạng soi sáng đường đời. Hình ảnh ẩn dụ "nắng hạ" cho nguồn nhiệt lượng cách mạng làm bùng sáng tâm hồn nhà thơ, "mặt trời chân lí" là một liên kết đầy sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa. Câu thơ ca ngợi ánh sáng diệu kỳ của cách mạng. Đó là thứ ánh sáng của tư tưởng cộng sản - ánh sáng của những công bình xã hội, của chân lí xã hội.
    • Hai câu thơ sau là một bức tranh vô cùng sinh động: chợt vụt thoát bay bổng, dạt dào cảm hứng lãng mạn. Những vang động và vui tươi tràn ngập trong tâm hồn được so sánh bằng những hình ảnh và âm thanh lấy từ thiên nhiên tạo vật: "vườn hoa lá", "đậm hương" "rộn tiếng chim".
    • Đón nhận ánh sáng cách mạng là Tố Hữu đã đón nhận một con đường thênh thang tươi sáng cho cuộc đời, cho hồn thơ: một cuộc đời có ý nghĩa thiêng liêng, to lớn, một hồn thơ bát ngát tình yêu cách mạng, yêu đồng bào.

    2. Khổ 2: Biểu hiện những nhận thức về lẽ sống

    • Hai dòng thơ đầu: nhà thơ khẳng định quan niệm mới mẻ về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa "cái tôi" cá nhân với "cái ta" chung của mọi người.
    • Động từ "buộc" là một ngoa dụ để thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm sắt đá của Tố Hữu để vượt qua "ranh giới" của "cái tôi" để chan hòa mọi người "Tôi buộc lòng tôi với mọi người".
    • Từ đó, tâm hồn nhà thơ vươn đến "trăm nơi" (hoán dụ) và "trang trải" sẻ chia bằng những đồng cảm sâu sắc, chân thành và tự nguyện đến với những con người cụ thể.
    • Hai dòng thơ sau bộc lộ tình yêu thương con người bằng tình yêu giai cấp rõ ràng. Nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ "Để hồn tôi với bao hồn khổ" và từ đó như một biện chứng mang cái tất yếu là sức mạnh tổng hợp "Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời". Ta cũng gặp điều đó trong thơ Nguyễn Khoa Điềm — nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ xâm lược: "khi chúng ta cầm tay mọi người - Đất nước vẹn tròn, to lớn".
    • Tóm lại, Tố Hữu đã khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và đời sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.

    3. Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ

    • Trước khi gặp cách mạng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Khi ánh sáng cách mạng như "Mặt trời chân lí chói qua tim", đã giúp nhà thơ vượt qua những tầm thường ích kỉ trong đời sống tâm hồn chật hẹp để vươn đến một tình yêu "vẹn tròn to lớn".
    • Nhà thơ tự nhận mình "là con của vạn nhà" trong nghĩa đồng bào thiêng liêng nhất; là em của "vạn kiếp phôi pha" gần gũi bằng tình cảm xót thương những kiếp đời lao khổ, bất hạnh, những kiếp sống mòn mỏi, đáng thương; là anh của "vạn đầu em nhỏ" "cù bất cù bơ". Từ những cảm nhận ấy đã giúp nhà thơ say mê hoạt động cách mạng với những thiết tha cao đẹp công hiến đời mình góp phần giải phóng đất nước, giải phóng những kiếp lầm than trong xã hội tăm tối dưới bóng thù xâm lược.

    III. Kết bài

    • Thơ Tố Hữu chứa chan tình yêu giai cấp và niềm biết ơn sâu sắc cách mạng, hướng gười đọc đến chân trời tươi sáng.
    • Tiếng nói trong thơ là tiếng nói của một nhà thơ vô sản chân chính, là người thanh niên trẻ trung hướng theo lý tưởng của Đảng, của cách mạng.
    • Giọng thơ chân thành và hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ giàu tính dân tộc.
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Top 3

    Dàn ý phân tích bài thơ Từ ấy

    I. Mở bài:

    • Giới thiệu bài thơ “ Từ ấy”
    • Tố Hữu là một nhà thơ nổi tiếng trong thế giới văn học Việt Nam. Ông có các tác phẩm nối tiếng như: Việt Bắc (1955 - 1961); Gió lộng (1955-1961); Ra trận (1962 - 1971); Máu và hoa (1972 - 1977);…. Ông có một sự nghiệp văn thơ vô cùng phong phú và thành công. Đáng kể nhất là bài thơ “ Từ ấy”, bài thơ đã được đưa vào chương trình giảng dạy. Bài thơ như bộc lộ niềm say mê náo nức khi đón nhận lí tưởng Đảng của tác giả. Đồng thời thể hiện tâm nguyện của nhà thơ khi giác ngộ Cách Mạng và hướng về Cách Mạng.

    II. Thân bài

    1. Khổ 1: Diễn tả niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng

    • Hai câu đầu viết theo bút pháp tự sự: "Từ ấy trong tôi..." Từ ấy, là lúc nhà thơ mới vào tuổi 18 thật trẻ trung được mặt trời "chân lí" cách mạng soi sáng đường đời. Hình ảnh ẩn dụ "nắng hạ" cho nguồn nhiệt lượng cách mạng làm bùng sáng tâm hồn nhà thơ, "mặt trời chân lí" là một liên kết đầy sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa. Câu thơ ca ngợi ánh sáng diệu kì của cách mạng. Đó là thứ ánh sáng của tư tưởng cộng sản - ánh sáng của những công bình xã hội, của chân lí xã hội.
    • Hai câu thơ sau của khổ thơ đầu, chợt vụt thoát bay bổng, dạt dào cảm hứng lãng mạn. Những vang động và vui tươi tràn ngập trong tâm hồn được so sánh bằng những hình ảnh và âm thanh lấy từ thiên nhiên tạo vật: "vườn hoa lá", "đậm hương" "rộn tiếng chim".
    • Đón nhận ánh sáng cách mạng là Tố Hữu đã đón nhận một con đường thênh thang tươi sáng cho cuộc đời, cho hồn thơ: một cuộc đời có ý nghĩa thiêng liêng, to lớn, một hồn thơ bát ngát tình yêu cách mạng, yêu đồng bào.

    2. Khổ 2: Biểu hiện những nhận thức về lẽ sống

    • Hai dòng đầu : nhà thơ khẳng định quan niệm mới mẻ về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa "cái tôi" cá nhân với "cái ta" chung của mọi người.
    • Động từ "buộc" là một ngoa dụ để thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm sắt đá của Tố Hữu để vượt qua "ranh giới" của "cái tôi" để chan hòa mọi người "Tôi buộc lòng tôi với mọi người".
    • Từ đó, tâm hồn nhà thơ vươn đến "trăm nơi" (hoán dụ) và "trang trải" sẻ chia bằng những đồng cảm sâu sắc, chân thành và tự nguyện đến với những con người cụ thể.
    • Hai dòng thơ sau bộc lộ tình yêu thương con người bằng tình yêu giai cấp rõ ràng. Nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ "Để hồn tôi với bao hồn khổ" và từ đó như một biện chứng mang cái tất yếu là sức mạnh tổng hợp "Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời". Ta cũng gặp điều đó trong thơ Nguyễn Khoa Điềm — nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ xâm lược: "khi chúng ta cầm tay mọi người - Đất nước vẹn tròn, to lớn".
    • Tóm lại, Tố Hữu đã khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và đời sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.

    3. Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ

    • Trước khi gặp cách mạng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Khi ánh sáng cách mạng như "Mặt trời chân lí chói qua tim", đã giúp nhà thơ vượt qua những tầm thường ích kỉ trong đời sống tâm hồn chật hẹp để vươn đến một tình yêu "vẹn tròn to lớn".
    • Nhà thơ tự nhận mình "là con của vạn nhà" trong nghĩa đồng bào thiêng liêng nhất; là em của "vạn kiếp phôi pha" gần gũi bằng tình cảm xót thương những kiếp đời lao khổ, bất hạnh, những kiếp sống mòn mỏi, đáng thương; là anh của "vạn đầu em nhỏ" "cù bất cù bơ". Từ những cảm nhận ấy đã giúp nhà thơ say mê hoạt động cách mạng với những thiết tha cao đẹp công hiến đời mình góp phần giải phóng đất nước, giải phóng những kiếp lầm than trong xã hội tăm tối dưới bóng thù xâm lược.

    III. Kết bài

    • Hồn thơ Tố Hữu chứa chan tình yêu giai cấp và niềm biết ơn sâu sắc cách mạng.
    • Thơ Tố Hữu rõ ràng là thơ trữ tình - chính luận, hướng người đọc đến chân trời tươi sáng.
    • Tiếng nói trong thơ là tiếng nói của một nhà thơ vô sản chân chính.
    • Giọng thơ chân thành, sôi nổi, nồng nàn.
    • Hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ giàu tính dân tộc.
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Top 4

    Dàn ý cảm nhận bài thơ Từ ấy

    a) Mở bài

    • Giới thiệu nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Từ ấy.

    b) Thân bài

    * Tâm trạng vui sướng của nhân vật trữ tình khi bắt gặp lý tưởng cộng sản

    • Thời điểm “Từ ấy”: là khi Tố Hữu được giác ngộ Cách Mạng, được dẫn dắt vào con đường giải phóng dân tộc
    • Hình ảnh ẩn dụ: “nắng hạ”, “mặt trời chân lý” => thể hiện niềm vui khi tìm thấy lẽ sống cao đẹp cho cuộc đời trong buổi đầu đến với Cách Mạng
    • Từ ngữ: “chói”, “bừng”, “rộn”, “rất đậm” => khẳng định lý tưởng cộng sản mở ra cho thế giới tâm hồn một nhận thức mới khiến tâm hồn vui tươi phơi phới

    => Khổ thơ là tiếng reo vui đầy phấn trấn của tác giả khi được giác ngộ lý tưởng cộng sản

    * Lý tưởng cộng sản làm thay đổi nhận thức sâu sắc của nhân vật trữ tình

    • Đại từ nhân xưng “tôi”: bộc lộ sâu sắc ý thức cá nhân
    • Từ “buộc”, “trang trải”: thể hiện sự gắn kết, chia sẻ của nhà thơ với quần chúng cần lao
    • Các từ “Mọi người”, “trăm nơi”, “hồn khổ”: chỉ đối tượng là quần chúng lao khổ trên mọi miền đất nước
    • Hình ảnh ẩn dụ “khối đời”: khiến khái niệm về cuộc đời vốn trừu tượng trở nên hữu hình

    => Khổ thơ là sự gắn kết của cái tôi cá nhân với cái ta cộng đồng. Khi cái tôi hòa vào cái ta chung sẽ tạo nên một cuộc đời gắn bó, tạo nên một sức mạnh lớn lao.

    * Lý tưởng cộng sản giúp nhà thơ vượt qua những tình cảm ích kỉ, hẹp hòi để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao khổ

    • Kết cấu định nghĩa “tôi…là” được sử dụng xuyên suốt khổ thơ tạo nhịp điệu khỏe khoắn, nhấn mạnh ý thức vững vàng của nhà thơ khi gắn kết với cộng đồng
    • Điệp từ “của” kết hợp với hệ thống từ xưng hô chỉ quan hệ máu mủ “anh”, “em”, “con”: tình cảm của nhà thơ với quần chúng nhân dân gần gũi, khăng khít như anh em ruột thịt
    • Điệp từ “vạn” kết hợp với các hình ảnh “vạn nhà”, “vạn kiếp phôi pha”, “vạn đầu em nhỏ”: thể hiện những số phận cơ cực, vất cả, nhỏ bé trong xã hội. Từ đó nói lên tình nhân ái bao la, mang tính giai cấp

    => Tố Hữu tự nguyện chọn một chỗ đứng trong lòng dân tộc, coi mình là một thành viên ruột thịt trong gia đình quần chúng cần lao => thể hiện tinh thần dân tộc, tính nhân đạo sâu sắc

    * Nội dung, nghệ thuật của bài thơ

    • Giá trị nghệ thuật:
      • Sử dụng những hình ảnh ẩn dụ, so sánh đặc sắc
      • Nhịp điệu thơ dồn dập, da diết
      • Diễn tả tâm trạng vui sướng, say mê của nhà thơ khi đón nhận lý tưởng cộng sản
    • Giá trị nội dung:
      • “Từ ấy” là bản tuyên ngôn về nhận thức và quan điểm sáng tác của Tố Hữu
      • Tuyên ngôn về nhận thức: nhà thơ nguyện đi theo ánh sáng của Đảng, gắn bó với quần chúng lao khổ
      • Tuyên ngôn về nghệ thuật: sáng tạo văn học không mơ mộng, viển vông, người nghệ sĩ phải đứng trong hàng ngũ, gần gũi với quần chúng nhân dân.
      • Từ đây, Tố Hữu chính thức định hình phong cách của một ngòi bút trữ tình chính trị.

    c) Kết bài

    • Hồn thơ Tố Hữu chứa chan tình yêu giai cấp và niềm biết ơn sâu sắc cách mạng.
    • Thơ Tố Hữu rõ ràng là thơ trữ tình - chính luận, hướng người đọc đến chân trời tươi sáng.
    • Tiếng nói trong thơ là tiếng nói của một nhà thơ vô sản chân chính.
    • Giọng thơ chân thành, sôi nổi, nồng nàn.
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Top 5

    Dàn ý Lí tưởng sống của thanh niên qua bài thơ Từ ấy

    I. Mở bài:

    • Giới thiệu những nét khái quát nhất về tác giả Tố Hữu và bài thơ "Từ ấy".
    • Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận: Lý tưởng của thanh niên ngày nay thông qua bài thơ "Từ ấy".

    II. Thân bài:

    * Lý tưởng là gì?

    • Lý tưởng là những mục đích sống tốt đẹp, là lẽ sống, mục đích phấn đấu của mỗi người và từng ngày, từng giờ họ đang không ngừng cố gắng, nỗ lực để đạt được nó.
    • Lí tưởng luôn có vai trò, ý nghĩa to lớn đối với tất cả mọi người, trong mọi thời đại.

    * Lý tưởng của thanh niên ngày nay qua bài thơ "Từ ấy"

    • Lí tưởng của thanh niên thể hiện rõ nét ở sự giác ngộ lý tưởng của người thanh niên trẻ tuổi.
    • Từ ấy chính là mốc thời gian, là giây phút hạnh phúc khi tác giả đón nhận được ánh sáng lý tưởng của Đảng, được đứng vào hàng ngũ của Đảng.
    • Hình ảnh "mặt trời chân lý" là một hình ảnh ẩn dụ, Đảng chính là mặt trời, là ánh sáng tuyệt diệu soi sáng, dẫn đường, chỉ lối cho giai cấp vô sản, cho nhân dân đến những ngày tháng tươi đẹp.
    • Giây phút ấy, với người thanh niên hiện lên bao nỗi niềm rạo rực lên niềm sung sướng, hạnh phúc đến khôn nguôi.
    • Lí tưởng ấy đầu tiên được thể hiện ở lẽ sống tốt đẹp, sống chan hòa, đoàn kết với mọi người, hòa cái tôi cá nhân vào trong cái ta chung của cả cộng đồng, dân tộc.
    • Động từ "buộc" đã thể hiện sự tự nguyện gắn bó, thắt chặt với những người xung quanh.
    • Các từ láy "trang trải", "gần gũi" đã thể hiện sự mở lòng, mở rộng trái tim, vòng tay của mình để thấu hiểu, để cảm thông, để gắn bó với mọi người.
    • Lí tưởng của người thanh niên qua bài thơ "Từ ấy" còn được thể hiện ở lối sống yêu thương đồng bào, không phân biệt giai cấp, dân tộc.
    • Sử dụng cấu trúc khẳng định "đã là" đã thể hiện ý thức tự giác và sự chắc chắn trong tác giả.
    • Sử dụng phép liệt kê "con của vạn nhà', "em của vạn kiếp phôi pha", "anh của vạn đầu em nhỏ" kết hợp với điệp từ là và các từ ngữ xưng hô "con", "em", "anh", nhà thơ đã cụ thể hóa mối quan hệ của mình với các thành viên trong gia đình.

    III. Kết bài:

    Khái quát lại vấn đề nghị luận và nêu cảm nhận của bản thân.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Top 6

    Dàn ý phân tích khổ 2 bài Từ ấy

    I. Mở bài:

    • Giới thiệu khái quát về bài thơ Từ ấy và tác giả Tố Hữu
    • Dẫn dắt giới thiệu đoạn thơ thứ 2 của bài:
    • Nghĩ về Tố Hữu, Chế Lan Viên từng chia sẻ: "Tố Hữu là một nhà thơ có lý tưởng. Lý tưởng ấy khiến cho nhà thơ luôn nghe được bên tai tiếng gọi của Tổ quốc, tự mình biến thành tiếng gọi ấy để thức tỉnh lòng người". Khi đọc và cảm nhận bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu, ta lại càng thấm thía hơn lời chia sẻ của nhà thơ Chế Lan Viên. Khổ thơ thứ hai trong bài thơ cũng là một đoạn thơ đặc sắc, giàu ý nghĩa.

    II. Thân bài:

    1. Nêu ngắn gọn vị trí đoạn thơ:

    • Đây là đoạn thơ thứ hai trong bài thơ "Từ ấy" .
    • Sau khổ thơ thứ nhất diễn tả những xúc cảm mãnh liệt, dâng trào mạnh mẽ vì được là một phần trong hàng ngũ những người sống và phấn đấu vì lý tưởng cao đẹp, nhân vật trữ tình đã tiếp tục chia sẻ niềm vui sướng, hạnh phúc của mình với "trăm người", "trăm nơi".

    2. Phân tích đoạn thơ:

    • Những từ "buộc", "trang trải", "gần gũi" đã thể hiện sự tự nguyện gắn bó, san sẻ của nhân vật trữ tình. "Buộc" là gắn kết bền chặt, không bao giờ có thể rạn nứt hay chia xa. "Trang trải" là chia sẻ, "gần gũi" là gắn bó, giao cảm.
    • Nhà thơ không những mở rộng thế giới tâm hồn mình, chủ động kết nối tâm hồn mình với thế giới của những người lao động cần lao mà còn thấy mình đang ở giữa mọi người trong một vòng tay lớn.
    • Ở mỗi dòng thơ, vòng tay ấy lại được nới rộng trong sự liên kết, bền chặt.
    • Đại từ "tôi" được tác giả đặt trong mối liên hệ với "mọi người", với "trăm nơi" và với "bao hồn khổ". Trong tình hữu ái giai cấp, nhân vật trữ tình không thấy mình riêng lẻ, cô đơn mà trở thành một phần của khối đời lao khổ.
    • Cái tôi cá nhân ấy một phần như muốn hòa chung vào với quần chúng nhân dân, một phần như tự ý thức được trách nhiệm của mình đối với quần chúng những người lao động ấy.
    • Dẫu biết rằng trong nhân dân còn biết bao nhiêu "hồn khổ", song người chiến sĩ Cách mạng ấy vẫn không nhụt chí, nản lòng mà vững tin vào Đảng, vào bản thân có thể đóng góp làm "mạnh khối đời".
    • Đằng sau niềm tin, ý chí, tinh thần của người chiến sĩ Cách mạng ấy ta thấy bóng dáng của người nghệ sĩ, người chiến sĩ cần lao Tố Hữu luôn nhiệt thành góp công, góp sức vào hành trình giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no cho nhân dân.
    • Tố Hữu đã gắn kết đời sống mình với đời sống nhân dân một cách rất tự nhiên.

    III. Kết bài:

    • Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ:
    • Thơ Tố Hữu luôn sống mãi trong tim mỗi người dân Việt Nam. Niềm cảm hứng, tinh thần, ý chí quyết tâm góp công sức cá nhân vào công cuộc xây dựng, đắp bồi cái chung ông gửi vào từng trang thơ luôn lan tỏa mạnh mẽ đến từng thế hệ người Việt Nam. "Từ ấy" là một bài thơ tiêu biểu cho điều đó.
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  7. Top 7

    Dàn ý phân tích khổ 2

    I. Mở bài:

    • Giới thiệu khổ 2 bài thơ Từ ấy - Tố Hữu

    Ví dụ:

    Tố Hữu là một trong những nhà thơ cách mạng nổi tiếng nhất, ông có những tác phẩm thơ sống mãi như tập Việt Bắc (1947-1954), tập Gió lộng (1955-1961), tập Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977),…. Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông là bài Từ ấy. Từ ấy là bài thơ mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, bài thơ đồng thời là một chân lý sống của tác giả trong cuộc sống. Khổ 2 của bài thơ thể hiện sự nhận thức của tác giả về chân lý sống, lẽ sống mới qua lí tưởng đảng. Chúng ta cùng đi tìm hiểu khổ 2 của bài thơ Từ ấy để hiểu rõ hơn những vấn đề trong bài.


    II. Thân bài:

    1. Hai câu thơ đầu:

    Tôi buộc lòng tôi với mọi người

    Để tình trang trải với trăm nơi

    • Khẳng định quan niệm mới về lẽ sống của tác giả
    • Thể hiện sự gắn bó giữa cái tôi và cái ta, giữa cái chung và cái riêng
    • Ý thức tự nguyện của tác giả đóng góp cho lý tưởng đảng
    • Niềm tin vào lý tưởng đảng

    2. Hai câu sau:

    Để hồn tôi với bao hồn khổ,

    Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

    • Bộc lộ tình yêu thương con người
    • Nhà thơ trường thành trong thời kỳ chống Mỹ
    • Khẳng định mối quan hệ sâu sắc giữa con người với văn học

    III. Kết bài:

    • Nêu cảm nhận của em về bài thơ Từ ấy

    Ví dụ:

    Qua khổ 2 bài thơ Từ ấy chúng ta có thể nhận thấy tình yêu, niềm tin đối với lý lẽ sống của tác giả đối với đất nước và con người

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  8. Top 8

    Dàn ý cảm nhận hai khổ cuối bài Từ ấy

    I. Mở bài

    • Giới thiệu tác giả Tố Hữu: Tố Hữu là một trong những nhà thơ nổi tiếng, lá cờ đầu của nền văn học nước nhà, thơ của Tố Hữu mang hơi hướng trữ tình, chính trị.
    • Nêu vấn đề cần nghị luận “Từ ấy” là bài thơ thể hiện tình yêu của tác giả với quê hương, đất nước, thấm khổ nỗi vất vả của từng số phận con người.

    II. Thân bài

    1. Phân tích cảm nhận về khổ 2: Biểu hiện những nhận thức về lẽ sống

    • Hai dòng đầu: nhà thơ khẳng định quan niệm mới mẻ về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân với “cái ta” chung của mọi người.
      • Động từ “buộc” là một ngoa dụ để thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm sắt đá của Tố Hữu để vượt qua “ranh giới” của “cái tôi” để chan hòa mọi người “Tôi buộc lòng tôi với mọi người”.
      • Từ đó, tâm hồn nhà thơ vươn đến “trăm nơi” (hoán dụ) và “trang trải” sẻ chia bằng những đồng cảm sâu sắc, chân thành và tự nguyện đến với những con người cụ thể.
    • Hai dòng thơ sau bộc lộ tình yêu thương con người bằng tình yêu giai cấp rõ ràng. Nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ: “Để hồn tôi với bao hồn khổ” và từ đó như một biện chứng mang cái tất yếu là sức mạnh tổng hợp “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”. Ta cũng gặp điều đó trong thơ Nguyễn Khoa Điềm - nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ xâm lược: “Khi chúng ta cầm tay mọi người - Đất nước vẹn tròn, to lớn”.

    ⇒ Tóm lại, Tố Hữu đã khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và đời sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.


    2. Phân tích cảm nhận về khổ 3: Khẳng định sự hòa hợp giữa con người với con người

    • Hai câu thơ đầu: Tôi đã là con của vạn nhà, Là em của vạn kiếp phôi pha
      • Tác giả đã khẳng định sự hòa hợp giữa con người với con người Lí tưởng của Đảng đã khai sáng tâm hồn con người
      • Tâm hồn được khai sáng, được nuôi dưỡng bởi lí tưởng
    • Hai câu thơ sau: “Là anh của vạn đầu em nhỏ, Không áo cơm, cù bất cù bơ”
      • Tác giả là những người mòn mỏi, gian khổ
      • Say mê hoạt động cách mạng
      • Tha thiết cống hiến đời mình
      • Muốn giúp nước giải phóng dân dân tộc, giải phóng đất nước

    III. Kết bài

    • Hồn thơ Tố Hữu chứa chan tình yêu giai cấp và yêu quê hương chân thành.
    • Thơ Tố Hữu rõ ràng là thơ trữ tình - chính luận, hướng người đọc đến chân trời tươi sáng.
    • Tiếng nói trong thơ là tiếng nói của một nhà thơ vô sản chân chính.
    • Giọng thơ chân thành, sôi nổi, nồng nàn.
    • Hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ giàu tính dân tộc
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  9. Top 9

    Dàn ý cảm nhận khổ 1 bài Từ ấy

    I. Mở bài:

    • Giới thiệu khổ đầu của bài thơ Từ ấy - Tố Hữu: Khổ 1 của bài thơ thể hiện niềm vui sướng của tác giả khi gặp lí tưởng của Đảng.

    II. Thân bài: Phân tích khổ đầu của bài thơ Từ ấy

    1. Hai câu thơ đầu: Kể lại kỉ niệm không bao giờ quên

    “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

    Mặt trời chân lý chói qua tim”

    • “từ ấy”: mốc thời gian mà tác giả bắt gặp lí tưởng cộng sản, kết nạp đảng
    • Nắng hạ, chân lí, mặt trời, chói qua tim: các hình ảnh ẩn dụ thể hiện nên nguồn sáng mới bừng tâm hồn tác giả

    => Tình cảm chân thành và tha thiết của tác giả đối với cách mạng


    2. Hai câu thơ sau: Niềm vui sướng của nhà thơ

    “Hồn tôi là một vườn hoa lá

    Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”

    • Hai câu thơ thể hiện tài năng bút pháp trữ tình của tác giả
    • Sử dụng các hình ảnh vườn hoa, tiếng chim, để làm nổi bật hơn sự vui sướng

    => Khẳng định lí tưởng làm con người thêm yêu đời


    III. Kết bài:

    • Nêu cảm nhận của em về khổ đầu bài thơ Từ ấy
    • Khẳng định sự đúng đắn của lí tưởng Đảng mà tác giả nói riêng hay thanh niên Việt ta thời bấy giờ lựa chọn.
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy