Top 12 Điểm khác biệt trong suy nghĩ của người giàu và người nghèo
Giàu có là một sự lựa chọn - Bill Gates từng nói: “Sinh ra nghèo khó không phải lỗi của bạn, nhưng chết đi mà vẫn nghèo thì đúng là lỗi thật”. Chẳng có lý do ... xem thêm...gì bạn phải nghèo cả, của cải ngoài kia đang đợi bạn, nhưng bạn phải là người quyết định có muốn nó xuất hiện trong đời mình hay không. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt về suy nghĩ của người giàu và người nghèo trong bài viết dưới đây nhé!
-
Tin tưởng – Nghi ngờ
Người nghèo thường có khuynh hướng hoài nghi về mọi thứ. Họ luôn suy nghĩ “tôi không cần thiết phải trả nhiều tiền như vậy!”. Họ tin rằng công ty sản xuất mặt hàng đó tham lam và định giá món hàng quá cao. Tâm trí này xuất phát từ sự thiếu thốn.
Người giàu lại có những quan điểm tin cậy mạnh mẽ hơn đến nhiều vấn đề. Họ không ngại phải chi một khoản tiền lớn cho món đồ họ cảm thấy xứng đáng. Nếu bạn cảm thấy vì họ giàu có nên sẵn sàng vung tiền không cần suy nghĩ thì điều đó thật sai lầm. Thực tế, họ không hoài nghi nhiều về động cơ của người khác và luôn đánh giá đúng giá trị của sản phẩm. Người giàu không tập trung vào khía cạnh thiếu sót mà quan tâm nhiều hơn đến những lợi ích mà họ đạt được.
-
Tìm kiếm thành công – Tìm kiếm lỗi lầm
Người nghèo thường có suy nghĩ tiêu cực khi nói đến tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống, không chỉ là vấn đề tiền bạc. Chính xác là như vậy, họ tìm kiếm các vấn đề thay vì cách để giải quyết vấn đề đó. Họ thường đổ lỗi và cố lý giải vì hoàn cảnh ví dụ như nơi sinh sống, công việc, hoặc do tác động từ người khác khiến họ không thành công như mong muốn. Tóm lại, nhóm người có lối suy nghĩ đưa ra vấn đề nhiều hơn là tìm cách giải quyết thường rất khó thành công. Đó là lối suy nghĩ rất phổ biến cần phải thay đổi.
Cho dù lớn lên trong hoàn cảnh tiêu cực nhưng nhiều tỷ phú tự thân lập nghiệp đều có khả năng nhìn nhận nó như là cơ hội để sống có trách nhiệm và làm điều gì đó lớn lao hơn. Họ chấp nhận cuộc sống đầy chướng ngại vật và nhiệm vụ của họ là phải tìm ra phương pháp vượt qua thật dễ dàng, nhanh chóng. Quan trọng là, họ không bao giờ đổ lỗi vì hoàn cảnh khi không tìm được cách giải quyết bất kì vấn đề nào.
-
Đặt câu hỏi – Đặt tình huống giả định
Việc được ra những giả định nguy hiểm không phải ai cũng có thể làm được. Đa phần người nghèo thường bỏ cuộc vì những giả định này và tự chấn an rằng “tôi nghi ngờ công việc ở đây sẽ không tốt, tôi không muốn tìm một công việc khác…”. Bởi vì họ muốn đảm bảo bản thân nằm trong khu vực an toàn mà vô tình cắt đứt mọi cơ hội phát triển. Trong khi đó, chỉ có những người biết nắm lấy tiềm năng trong thử thách mới có thể dễ dàng thành công thay vì e ngại và bỏ cuộc một cách dễ dàng.
-
“Chúng tôi” – “Bọn họ”
Những người có xu hướng tự tách ra khỏi công việc, cộng đồng rất khó có thể thành công và hòa hợp với cộng sự, đồng nghiệp. Tâm lý “họ” có nghĩa là bạn không muốn chịu trách nhiệm về vai trò đoàn thể trong công ty. Bạn nghĩ rằng bản thân không cần thiết phải quan tâm đến đồng nghiệp và giúp đỡ họ cùng phát triển. Người thành công lại không bao giờ suy nghĩ như vậy. Họ luôn đề cao tư duy “chúng tôi” trong mọi vai trò để thể hiện sự đầu tư, cam kết và niềm tin.
-
Đồ tốt nhất – Đồ rẻ nhất
Xuất phát từ nguồn kinh tế khó khăn mà người nghèo luôn cố gắng tìm những món hàng rẻ nhất. Thậm chí, họ mua hàng giá rẻ nhưng lại không cần biết nó có thật sự thiết thực hay không, đơn giản chỉ vì tâm lý ham của rẻ. Trong khi đó, người giàu sẽ đầu tư nhiều hơn và đưa ra những quyết định sáng suốt cho những gì họ muốn mua. Họ không quan tâm đến chi phí nhưng chú trọng vào chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm. Đó là đầu tư đúng đắn chứ không được gọi là lãng phí tiền bạc.
Dù sao thì cũng nên nhớ một điều rằng, số tiền bạn có không đánh gia sự giàu có ở con người bạn, đó là về thái độ và suy nghĩ. Những suy nghĩ và quan điểm nông cạn sẽ không chỉ ảnh hưởng đến tình hình tài chính mà còn bó buộc cuộc sống của bạn.
-
Thời gian quan trọng hơn tiền – Tiền quan trọng hơn thời gian
Người nghèo tin rằng cuộc sống của họ sẽ tốt hơn nếu có thêm nhiều tiền. Họ sử dụng thời gian quý báu để làm thêm với mong muốn được nhận thêm vài đồng lương. Trọng tâm của họ là thiếu hụt tiền và phải bồi đắp thông qua việc làm thêm chứ không tập trung vào chất lượng thời gian họ có.
Những người giàu có lại suy nghĩ ngược lại. Họ quan tâm đến những kinh nghiệm và chất lượng cuộc sống. Họ không cần phải nghĩ đến việc kiếm thêm thu nhập để chi trả cho cuộc sống. Họ tập trung vào công việc vì đam mê nhiều hơn là vào số tiền họ kiếm được.
-
Sáng tạo – Cạnh tranh
Nếu bạn có tính cạnh tranh, nhìn thấy người khác làm điều gì và bắt trước lại nhưng vấn đề là không bao giờ nghĩ đến việc làm khác đi, sáng tạo cái mới mẻ thì sẽ không bao giờ có được thành công của riêng mình. Sự thiếu sáng tạo và tư duy đi theo lối mòi sẽ khiến bạn trì trệ trong cả công việc và cuộc sống.
Ngược lại, những người thành công họ luôn đặt niềm tin vào bản thân mà không cần phải so sánh với bất cứ ai. Họ luôn tìm kiếm những giải pháp mới mẻ để theo đuổi mục tiêu và dễ dàng đạt được điều họ mong muốn.
-
Khen ngợi & tận hưởng – Than thở, kết tội & chỉ trích
Phàn nàn và chỉ trích là những đặc điểm phố biến trong suy nghĩ của không ít người, xuất phát từ việc nhìn nhận mặt sai trái của sự việc. Điều này dường như sẽ cản trở khả năng nhìn thấy những khía cạnh tích cực. Không có ai muốn làm việc và hợp tác với những người luôn phàn nàn về mọi việc và sẵn sàng chỉ trích ai đó khi họ không cảm thấy hài lòng.
Thái độ bày tỏ lòng biết ơn là tư duy mạnh mẽ thúc đẩy sự thịnh vượng cả về vật chất lẫn tinh thần. Hãy thể hiện sự biết ơn và bớt sân si sẽ mang lại cuộc sống giá trị cho bạn. Đây là tư duy chung của tất cả những người thành công ở mọi lĩnh vực.
-
Tìm lời khuyên từ chuyên gia – Tìm lời khuyên từ người quen
Tìm kiếm lời khuyên để giúp đỡ mình là một điều tốt, cho dù đó là lời khuyên miễn phí từ những người bạn hay phải mất một khoản chi phí để mời chuyên gia. Lẽ tất nhiên, khi nhận lời khuyên từ chuyên gia có chuyên môn thật sự, am hiểu sâu rộng sẽ giúp bạn nhiều hơn. Đó là lý do vì sao những người giàu có luôn có trợ thủ đắc lực là những chuyên gia cố vấn riêng giúp cho sự nghiệp và tài chính của họ phát triển hơn.
-
Thư viện lớn – Màn hình TV lớn
Đúng như diễn giả nổi tiếng Jim Rohn từng nói, người nghèo sử dụng thời gian rảnh rỗi để không phải suy nghĩ và tìm đến thứ gọi là “giải trí”. Trong khi đó, người giàu được giáo dục và đọc rất nhiều sách. Họ sử dụng kiến thức theo cách có lợi cho mình. Thay vì tham gia các hoạt động giải trí, họ muốn tìm hiểu bản thân và thế giới mình đang sống. Trên thực tế, khi thư viện của bạn lớn lên, căn nhà của bạn cũng thế.
-
Vượt qua sự sợ hãi - Để sợ hãi ngăn cản
Nếu bạn quan sát kỹ, bạn sẽ nhận ra người giàu và người nghèo không thể được xác định qua gia thế hay hoàn cảnh, mà do yếu tố con người tạo nên. Tất cả những người giàu có, thành công đều là người có bản lĩnh cao, dám nghĩ dám làm và không bao giờ lùi bước trước nỗi sợ hãi bị thất bại.
Ngược lại, người nghèo luôn có nhiều ý tưởng nhưng không dám thực hiện chúng, họ bị sự sợ hãi chi phối và dập tắt cả ước mơ ngay khi vừa hình thành trong tư tưởng. Việc sợ hãi thất bại quá độ đã làm chính họ bị mất đi cơ hội thành công của mình.
-
Khiêm tốn - Cao ngạo
"Thùng rỗng kêu to" - câu nói này quả thực không sai khi ứng dụng vào thực tế. Tư duy của những người nghèo cũng giống chiếc thùng rỗng, họ luôn nghĩ rằng mình đã biết hết tất cả, không chịu thừa nhận những thiếu sót trong kiến thức của bản thân. Họ luôn mong muốn được phô trương vẻ ngoài hiểu biết của mình với thiên hạ, trái ngược với giàu luôn khiêm nhường, cho rằng bản thân mình nên học hỏi nhiều hơn nữa.