Google +FacebookTwitterTumblrPinterestInstagramLinkedInFlickrEmailWhatsAppPrint

Top 14 Nghệ nhân nổi tiếng ở Việt Nam

Nguyên Bảo Nguyệt Nhi 4484 1 Báo lỗi

Để có được những tác phẩm nghệ thuật như tượng, bát, chén, tranh, ảnh ,... chúng ta không thể không nhắc đến những người thợ đã làm ra nó. Sự kì diệu của những ... xem thêm...

  1. Top 1

    Hầu Thanh Tĩnh

    Hầu Thanh Tĩnh là nghệ nhân phổ biến điệu múa tắc xình khi là trưởng thôn của thôn Đồng Tâm - xã Tức Tranh - huyện Phú Lương - Thái Nguyên. Thôn Đồng Tâm năm 1995 được chọn là nơi thí điểm xây dựng làng văn hóa đầu tiên của huyện Phú Lương. Để tìm ra một nét văn hóa cộng đồng trong đời sống nhân dân thì ông Tĩnh đã không ngại đi tìm hiểu. Và kết quả đạt được là ông đã tìm ra điệu múa tắc xình đơn giản.


    Bằng những nguyên liệu đơn giản như tre, nứa thì một sản phẩm âm nhạc ra đời hỗ trợ cho điệu múa mà ai cũng có thể tham gia. Điệu múa ấy đã được truyền dạy cho các thế hệ sau. Hơn thế nữa, sự miệt mài của người tìm ra điệu múa đó cũng được đền đáp xứng đáng. Điệu múa tắc xình được Bộ VHTT và DL công nhận là di sản văn hóa pho vật thể cấp quốc gia năm 2014.

    Hầu Thanh Tĩnh
    Hầu Thanh Tĩnh
    Hầu Thanh Tĩnh
    Hầu Thanh Tĩnh

  2. Top 2

    Phan Thị Thuận

    Phan Thị Thuận được mệnh danh là mẹ của những thợ dệt lạ kỳ. Bà Phan Thị Thuận vừa được UBND TP Hà Nội vinh danh là một trong chín Công dân ưu tú của Thủ đô năm 2021. Với những đóng góp to lớn cho khôi phục làng nghề dệt vải tơ tằm truyền thống, trước đó bà Thuận nhiều lần được vinh danh như danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” Chủ tịch nước phong tặng; Giải thưởng cho 100 phụ nữ Việt Nam tự tin tiến bước, Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2020 của Hội LHPN Việt Nam; Giải Nhất sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc Bộ Công Thương trao; Bằng khen của Hội Nông dân Việt Nam, Bộ NN&PTNT…


    Tâm huyết và công sức bỏ ra để tìm hiểu những con tằm đan kén, kéo tơ đã cho bà những ý nghĩ sáng tạo của việc dệt lụa. Bà đã sử dụng những con tằm thay cho nhân công lao động dệt để dệt nên những tấm chăn bông tơ mà không thợ lành nghề nào có thể làm được.


    Cuối 2017 bà đã nghiên cứu thành công tơ sen và dệt được tơ sen vào tơ tằm. Cũng trong năm đó, tơ sen được Nhà nước cho phép đưa vào đề tài nghiên cứu cấp quốc gia do GS.TS Nguyễn Duy Chuyên làm chủ nhiệm. Nhận thấy khả năng phát của tơ sen, bà Thuận đồng ý là người cùng thực hiện đề tài, hy vọng vào sự thành công của tơ sen.

    Năm 2019, bà Thuận đã hoàn toàn làm được chỉ thêu từ tơ sen, từ tơ sen đó đã thêu vào áo thành bông hoa sen hoặc thêu khăn quàng cổ. Ngay từ khi ra đời, lụa tơ sen đã tạo được tiếng vang. Năm 2019, lụa tơ sen vinh dự được Thủ tướng lựa chọn là sản phẩm quà tặng Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản.

    Phan Thị Thuận
    Phan Thị Thuận
    Phan Thị Thuận
    Phan Thị Thuận
  3. Top 3

    Tô Thanh Sơn

    Tô Thanh Sơn là nghệ nhân ưu tú của nghề gốm Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội. Ông là người được ví thu cả vũ trụ vào một cái chén nhỏ. Với kinh nghiệm và tâm huyết nghề gốm nhiều năm, ông đã cho ra đời vô số những sản phẩm gốm Bát Tràng được người sử dụng tin tưởng như đồ thờ, ấm chén, bát đĩa,... bằng gốm Bát Tràng. Ông còn có phòng trưng bày gốm riêng của mình với những tác phẩm bình, lọ, lư hương, tượng phật,...


    Ông còn được mọi người biết đến khi được đặt hàng đặc biệt ở khu Thái Miếu - Lam Kinh - Thanh Hóa. Không những thế, ông còn là người lưu giữ những sản phẩm gốm men rạn bị thất trường thế kỉ XIX. Sự đam mê với nghề của ông còn được nhà nước ghi danh và phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú của làng gốm Bát Tràng.

    Tô Thanh Sơn là nghệ nhân ưu tú của nghề gốm Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội
    Tô Thanh Sơn là nghệ nhân ưu tú của nghề gốm Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội
    Tô Thanh Sơn là nghệ nhân ưu tú của nghề gốm Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội
    Tô Thanh Sơn là nghệ nhân ưu tú của nghề gốm Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội
  4. Top 4

    Nguyễn Đăng Vông

    Nguyễn Đăng Vông được biết đến với sự vực dậy gốm cổ Luy Lâu ở Thuận Thành - Bắc Ninh. Là người yêu và đam mê với gốm, ông cảm thấy nuối tiếc khi gốm cổ Luy lâu bị thất truyền.


    Chính vì lí do đó mà ông đã cố gắng, tâm huyết để phát triển nghề. Sự cố gắng của ông đã đem lại nhiều lợi ích về kinh tế và văn hóa dân tộc với 2 tác phẩm tiêu biểu mà ông trưng bày trong dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đó là chiếc "Ngọc bình" và một tác phẩm năm 2014 là "Đầu rồng".


    Tình yêu, sự học hỏi của người nghệ nhân này đều thể hiện trong mỗi tác phẩm, đó là những giá trị về cái đẹp của một tấm lòng yêu nghề tha thiết.

    Nguyễn Đăng Vông được biết đến với sự vực dậy gốm cổ Luy Lâu ở Thuận Thành - Bắc Ninh
    Nguyễn Đăng Vông được biết đến với sự vực dậy gốm cổ Luy Lâu ở Thuận Thành - Bắc Ninh
    Nguyễn Đăng Vông được biết đến với sự vực dậy gốm cổ Luy Lâu ở Thuận Thành - Bắc Ninh
    Nguyễn Đăng Vông được biết đến với sự vực dậy gốm cổ Luy Lâu ở Thuận Thành - Bắc Ninh
  5. Top 5

    Nguyễn Văn Trung

    Nghệ nhân Nguyễn Văn Trung là một trong số những nghệ nhân có tiếng nhất tại làng nghề mây tre đan Phú Vinh (Chương Mỹ, Hà Nội). Nhắc đến tên ông, cả làng không ai không biết. Bằng tài năng và đôi bàn tay vàng khéo léo của mình, nghệ nhân Trung đã giúp nâng tầm các sản phẩm mây tre đan truyền thống lên một tầm cao mới, trở thành mặt hàng thủ công được thị trường trong và ngoài nước đều ưa chuộng.


    Nghệ nhân Nguyễn văn Trung được biết đến với cái tên người giữ hồn cho nghề mây tre đan của Việt Nam. Tình yêu với nghề của ông được thể hiện qua đôi bàn tay khéo léo, điêu luyện của mình để làm nên những tuyệt tác với nguyên liệu tre, nứa. Để nghề mây tre đan không bị thất truyền, ông đã mở ra các lớp dạy nghề mây tre đan cho tất cả mọi đối tượng để tạo công ăn việc làm cho mọi người.

    Nghệ nhân Nguyễn văn Trung được biết đến với cái tên người giữ hồn cho nghề mây tre đan của Việt Nam
    Nghệ nhân Nguyễn văn Trung được biết đến với cái tên người giữ hồn cho nghề mây tre đan của Việt Nam
    Nghệ nhân Nguyễn văn Trung
    Nghệ nhân Nguyễn văn Trung
  6. Top 6

    Nguyễn Hữu Thạo

    Nguyễn Hữu Thạo là được mệnh danh là nghệ nhân điêu khắc tượng gỗ bằng tay giá nửa tỷ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Với hơn 20 năm trong nghề điêu khắc, ông đã cho ra đời nhiều sản phẩm điêu khắc bằng tay mà ít nghệ nhân nào có thể làm được.


    Bằng đôi bàn tay khéo léo của mình, ông đã biến những khối gỗ tưởng chừng không có giá trị gì thành những pho tượng với hình hài và kiểu dáng khác nhau mà ai cũng muốn sở hữu nó. Sự đam mê với nghề đã giúp ông trở thành chủ cơ sở điêu khắc lớn tại Sài Gòn ở Thiên Phú Thạo - Hóc Môn.

    Nguyễn Hữu Thạo
    Nguyễn Hữu Thạo
    Nguyễn Hữu Thạo là được mệnh danh là nghệ nhân điêu khắc tượng gỗ bằng tay giá nửa tỷ ở Thành phố Hồ Chí Minh
    Nguyễn Hữu Thạo là được mệnh danh là nghệ nhân điêu khắc tượng gỗ bằng tay giá nửa tỷ ở Thành phố Hồ Chí Minh
  7. Top 7

    Nguyễn Văn Thành

    Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Thành ở làng Phú Xuyên - Hà Nội. Ông là nghệ nhân khá trẻ tuổi (38 tuổi) được mọi người biết đến với nghề nặn tò he. Ông là nghệ nhân có tay nghề điêu luyện của làng nghề chuyên nặn những hình trân dung và hình các con vật trong 12 con giáp.


    Tay nghề của ông được thể hiện trước bạn bè trong và ngoài nước để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng mỗi người. Năm 2015, ông được nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú Việt Nam và là nghệ nhân tò he trẻ nhất của làng nghề này.

    Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Thành
    Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Thành
    Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Thành
    Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Thành
  8. Top 8

    Nghệ nhân Phạm Anh Đạo

    Không thể nghe nhưng bù lại nghệ nhân khiếm thính Phạm Anh Đạo - nghệ nhân gốm vuốt tay trẻ nhất làng gốm Bát Tràng lại có “bàn tay vàng”, biến nắm đất vô tri trở thành những chiếc bình gốm, những chiếc vò nghệ thuật khiến nhiều người mê mẩn.


    Nghệ nhân Phạm Anh Đạo sinh năm 1977, trong một gia đình có truyền thống làm gốm ở Bát Tràng. Khi còn nhỏ, bị đau ốm liên miên, gia đình đã phải tìm mọi cách để chữa chạy. Những liều thuốc kháng sinh liều cao đã cứu được anh, song từ đó mà đôi tai anh gần như bị điếc, khiến khả năng nói và diễn đạt của anh trở nên rất khó khăn. Lò gốm của anh mỗi mẻ chỉ làm vài chục đến vài trăm sản phẩm, không có cái nào giống nhau.


    Mỗi khi vuốt xong sản phẩm, anh lại ngoéo chỗ này, vặn chỗ kia một ít, làm cho cái lõm, cái lồi, nước men cũng loang lổ. Những sản phẩm gốm vuốt tay của nghệ nhân Phạm Anh Đạo đã được khách hàng - những “fan” hâm mộ của anh - mua với tất cả niềm yêu thích và đôi khi họ trả vượt qua giá niêm yết trên mỗi sản phẩm. Sự “định giá” đặc biệt này không phải người bán hàng nào cũng may mắn có được.


    Nghệ nhân Phạm Anh Đạo
    Nghệ nhân Phạm Anh Đạo
    Nghệ nhân Phạm Anh Đạo
    Nghệ nhân Phạm Anh Đạo
  9. Top 9

    Nghệ nhân nhân dân Trần Văn Độ

    Hơn 50 năm miệt mài với nghề gốm, Nghệ nhân nhân dân Trần Văn Độ, ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đã tạo dựng được kho di sản gồm hơn 70 bài men gốm, trong đó nhiều dòng gốm cổ, quý, được ông nghiên cứu và phục dựng thành công. Những sản phẩm gốm độc đáo, mang hồn cốt Việt được hình thành từ bàn tay tài hoa của ông đã vang xa trong và ngoài nước.


    Dành tâm huyết cả đời cho gốm Bát Tràng, nghệ nhân Trần Văn Độ đã nhận nhiều giải thưởng như: Huy chương bàn tay vàng toàn quốc, danh hiệu Nghệ nhân nhân dân…được thành phố Hà Nội vinh danh là “Công dân ưu tú thủ đô”. Đây là những phần thưởng xứng đáng dành cho người thợ gốm đã dành nhiều tâm huyết trong việc lưu giữ vốn văn hóa quí báu của thủ đô.


    Nghệ nhân nhân dân Trần Văn Độ
    Nghệ nhân nhân dân Trần Văn Độ
    Nghệ nhân nhân dân Trần Văn Độ
    Nghệ nhân nhân dân Trần Văn Độ
  10. Top 10

    Nghệ nhân Ý Lan

    Với những bộ sưu tập tuyệt vời, nghệ nhân tranh cát Ý Lan được xem là người phụ nữ có đôi tay vàng. Trước đây, bà dạy về nấu ăn và săn sóc da. Đến năm 43 tuổi, bà tìm được niềm yêu thích đặc biệt với cát và sáng tạo những tác phẩm tuyệt vời đến nay. Để tìm được những màu cát ưng ý nhất, bà đã tự đi tìm và sưu tập các loại cát của Việt Nam và đến nay, con số ấy đã lên đến 81 màu.

    Số màu cát tự nhiên mà bà tìm được nhiều đến mức từng được ghi danh vào Kỷ lục Guinness Việt Nam - Người tìm được nhiều màu cát nhất với 30 màu vào năm 2004. Đến năm 2008, bà đã phá vỡ kỷ lục của chính mình khi tìm đến 81 màu và tiếp tục ghi danh vào sách kỷ lục ASEAN. Đến nay, bà đã có riêng cho mình một bộ sưu tập tranh cát mà nhiều nghệ sĩ trên thế giới đều ao ước - trên 3000 bức về nhiều mảng đề tài như chân dung, phong cảnh, kiến trúc, thư pháp, biểu tượng...
    Nghệ nhân Ý Lan
    Nghệ nhân Ý Lan
    Với những bộ sưu tập tuyệt vời, nghệ nhân tranh cát Ý Lan được xem là người phụ nữ có đôi tay vàng
    Với những bộ sưu tập tuyệt vời, nghệ nhân tranh cát Ý Lan được xem là người phụ nữ có đôi tay vàng
  11. Top 11

    Nghệ nhân trà Nguyễn Cao Sơn

    Nghệ nhân Nguyễn Cao Sơn sinh năm 1980. Sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Nguyễn Cao Sơn bắt đầu việc nghiên cứu trà. Năm 2014, Nguyễn Cao Sơn được chọn làm đại diện quảng bá văn hóa Trà Việt tại ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, Hà Nội.


    Năm 2017, kết hợp với Sở Du lịch Hà Nội giới thiệu văn hóa trà của người Việt tại Ngày Hàn Quốc tại Hà Nội. Năm 2018, đại diện Việt Nam giới thiệu văn hóa trà tại Nhật Bản. Cũng năm này, giới thiệu quảng bá văn hóa trà Việt Nam tại Paris, Pháp. Cùng năm, tham dự cuộc thi trà thế giới AVPA do Bộ Nông nghiệp Pháp tổ chức. Đoạt 3 giải thưởng dành cho trà ngon. Mở văn phòng đại diện quảng bá Trà Việt tại Paris, Pháp. Năm 2019, đoạt 6 giải thưởng về trà tại AVPA.


    Có trong tay 9 giải thưởng về trà do Bộ Nông nghiệp Pháp trao tặng, nghệ nhân trà Nguyễn Cao Sơn vẫn thấy mình cần làm nhiều hơn cho trà Việt, muốn trà Việt được nhiều người biết đến, và biết đến với đúng tên trà Việt.

    Nghệ nhân Nguyễn Cao Sơn
    Nghệ nhân Nguyễn Cao Sơn
    Nghệ nhân Nguyễn Cao Sơn
    Nghệ nhân Nguyễn Cao Sơn
  12. Top 12

    Nghệ nhân ẩm thực Hà thành Phạm Ánh Tuyết.

    Không chỉ được tôn vinh là nghệ nhân nấu ăn hàng đầu Việt Nam, nghệ nhân ẩm thực Phạm Ánh Tuyết còn được mệnh danh là “cuốn sách sống” về nghệ thuật ẩm thực Hà Nội, là người “lưu giữ” những tinh hoa của ẩm thực Hà thành.


    Ở độ tuổi gần 70 với nhiều năm đứng bếp, nghệ nhân ẩm thực Phạm Ánh Tuyết vẫn là cái tên được giới đầu bếp trong và ngoài nước nể phục khi nhắc đến. Với nghệ nhân Ánh Tuyết: “Những cái gì cha ông để lại đều có bề dày lịch sử, tôi nhận thấy đó là điều quý giá hàng trăm năm nay nên tôi sẽ luôn cố gắng giữ lấy cái hồn ẩm thực đó”.


    Trong lễ tôn vinh các Danh hiệu Du lịch năm 2017, nghệ nhân Ánh Tuyết đã được tôn vinh danh hiệu Nghệ nhân nấu ăn hàng đầu Việt Nam. Không chỉ vậy, nghệ nhân Ánh Tuyết cũng là người được chọn để chủ trì xây dựng thực đơn và chuẩn bị bữa tiệc đón tiếp 21 vị nguyên thủ Quốc gia trong hội nghị APEC năm 2018 tại Đà Nẵng, Việt Nam.


    Với nghệ nhân Ánh Tuyết, nấu ăn là nghệ thuật, món ăn sẽ làm nên hồn đất nước, lưu lại những ký ức tốt đẹp cho những người luôn hướng về quê hương, dân tộc. Người nấu ăn cũng là người truyền tải văn hoá và lưu giữ tinh hoa ẩm thực xứ sở mình. Bà cũng luôn mong muốn truyền cho thế hệ trẻ nét văn hóa ẩm thực Hà Nội gốc bằng chính cái tâm của một người đầu bếp lão luyện.

    nghệ nhân ẩm thực Phạm Ánh Tuyết
    nghệ nhân ẩm thực Phạm Ánh Tuyết
    nghệ nhân ẩm thực Phạm Ánh Tuyết
    nghệ nhân ẩm thực Phạm Ánh Tuyết
  13. Top 13

    Nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương

    Nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương là một trong 3 nghệ nhân ẩm thực hàng đầu Việt Nam được vinh danh trong lễ tôn vinh các Danh hiệu Du lịch năm 2017. Bà cũng là một trong những thành viên sáng lập ra Hội đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn và làm giám khảo của nhiều chương trình, cuộc thi nấu ăn toàn quốc.


    Với hai công trình nghiên cứu đặt nền móng cho việc giảng dạy đại học và xếp bậc trong ngành ẩm thực là “Món ăn đặc sản ba miền” và “Tiêu chuẩn xếp bậc kỹ thuật nghề nấu ăn và làm bánh Việt Nam” cùng hơn 40 năm làm việc, giảng dạy, không ngừng tham gia vào các hoạt động quảng bá ẩm thực, nghệ nhân Bùi Thị Sương được xem như Đại sứ văn hóa ẩm thực Việt Nam.Với những cống hiến không mệt mỏi, năm 2009, bà đã được Ban chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian cùng huy hiệu “Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian Việt Nam”.


    Sau nhiều năm miệt mài giảng dạy, nghiên cứu, nghệ nhân Bùi Thị Sương đã xuất bản 2 cuốn sách nổi tiếng là Phở và các món nước và cuốn Tinh hoa món cuốn Việt. Trong lễ tôn vinh các Danh hiệu Du lịch năm 2017 diễn ra tại Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội VITM, bà cũng đã được tặng danh hiệu Nghệ nhân nấu ăn hàng đầu Việt Nam cùng với 2 nghệ nhânTôn Nữ Thị Hà và Phạm Ánh Tuyết. Cho đến nay, nghệ nhân Bùi Thị Sương vẫn tiếp tục hành trình trên con đường ẩm thực với nhiều hoạt động ý nghĩa để hệ thống lại kiến thức, chia sẻ với học trò, bạn bè những món ăn hay, lạ, đẹp… với mong muốn nghiên cứu và phát triển kho tàng món ăn quý giá để để lại cho đời sau.

    Nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương
    Nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương
    Nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương
    Nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương
  14. Top 14

    Nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà

    Được sách Guinness Việt Nam công nhận là “Người làm nhiều nghề nhất”, bà Tôn Nữ Thị Hà đã làm 16 nghề khác nhau như: Nấu ăn, trồng cây kiểng, ngành y, nhiếp ảnh, vẽ chân dung, đúc chậu, dạy nghề đầu bếp, phiên dịch, pha rượu, làm bánh mứt… Thế nhưng nấu ăn vẫn là nghề được xem là thành công nhất của bà.


    Tôn Nữ Thị Hà sinh năm 1943, người gốc Huế. Nổi tiếng là truyền nhân duy nhất của ẩm thực cung đình Huế, chế biến nhiều món ăn đặc sắc, bà được nhiều người biết đến và ngưỡng mộ. Với sự cố gắng giữ gìn và quảng bá nền ẩm thực cố đô đến nhiều nơi trên thế giới, bà đã được vinh danh là nghệ nhân ẩm thực hàng đầu Việt Nam cùng nghệ nhân Bùi Thị Sương, Phạm Ánh Tuyết tại lễ tôn vinh các Danh hiệu Du lịch năm 2017 diễn ra trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội VITM.


    Có lẽ, niềm hạnh phúc với bà là bảo tồn, lưu giữ văn hóa ẩm thực Huế theo thời gian cũng như ẩm thực Việt Nam vang danh khắp năm châu. Như lời thực khách khi thưởng thức món ăn của bà đã từng thốt lên: “Đến khi thưởng thức những món ăn này, tôi mới hiểu rằng trước đây người Pháp đã không hiểu gì về sức mạnh Văn hóa Việt Nam”.

    Nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà
    Nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà
    Nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà
    Nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy