Giá đỗ
Giá đỗ giàu vitamin đặc biệt là vitamin C, khoáng chất, amino acid, protein và chất có nguồn gốc thực vật (phytochemicals)- những chất cần để mầm cây phát triển, cũng là các chất bổ dưỡng cho người. Theo một nghiên cứu, trong 100g giá đỗ xanh có 5,5g protid, 5,3 glucid, 38g Ca, 91mg P, 1,4mg Fe, 0,2mg vitamin B1, 0,13mg vitamin B2, 0,75mg vitamin PP, 0,09mg vitamin B6, 10mg vitamin C, giàu vitamin E. Ăn giá hay mầm ngũ cốc cũng là một cách để tăng giá trị dinh dưỡng và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của các loại đậu và ngũ cốc. Vì thế, chúng được coi là rau sạch có lợi cho sức khỏe và đặc biệt giúp kéo dài tuổi thọ. Để đảm bảo việc không mua phải giá đỗ ngâm tẩm hóa chất, người mua cần phải có cách nhận biết, phân biệt. Đầu tiên, bạn cần quan sát kỹ càng hình dáng của giá. Thông thường, các loại giá đỗ được tẩm hóa chất thường sẽ có hình dạng mập mạp hơn nhưng giòn và dễ bị đứt đoạn. Trong khi đó, giá đỗ sạch thường gầy hơn, thân giá khó gãy hơn, nhiều rễ và nhìn thường không bắt mắt.
Loại giá đỗ sạch sử dụng nguyên liệu trong nước và không tẩm hóa chất thường chỉ ngắn bằng một nửa loại giá dùng nguyên liệu và ngâm hóa chất nhập từ Trung Quốc. Hãy chọn những loại giá đỗ vừa ngắn vừa mảnh để có thể chắc chắn rằng đây là giá đỗ sạch. Giá đỗ sạch vì phải hút nước nên có rễ dài. Trong khi đó, loại giá đỗ có chất kích thích tăng trưởng không có rễ hoặc nếu có thì rễ rất ngắn. Nguyên nhân là do người bán hàng ngâm giá ở trong nước có chứa thuốc làm tất cả các bộ phận của giá đều hút nước, dẫn đến rễ giá ít phát triển. Ngoài ra, bạn cũng có thể quan sát màu sắc của giá để nhận biết giá đỗ hóa chất và giá đỗ sạch. Nếu bạn thấy giá ngâm thuốc kích thích sẽ có màu trắng muốt, đẹp mắt, nhìn rất kích thích. Còn loại giá thông thường có màu trắng nhạt hoặc màu sữa. Bởi vì, để làm được giá đỗ như thế khi nảy mầm người ta dùng phân bón lá trộn đều với thuốc trừ sâu, pha loãng rồi tưới lên mầm, ủ kín lại để giá đỗ phát triển nhanh. Khi được ủ kiểu này 1 mẻ giá chỉ cần ủ trong vòng 1 ngày 1 đêm là thành sản phẩm. Loại giá này khi làm nộm hoặc xào tái có màu nhờ đục từ giá đỗ chảy ra đĩa. Giá đỗ sạch sẽ cho vị thanh, mát và ngọt, sợi giá giòn, đặc và nhiều nước. Trong khi, giá ngâm hóa chất, thân hay bị xốp, khô hơn, ăn không thơm và không ngọt bằng. Khi xào nấu giá chứa hóa chất thường ra nước nhiều và khi ăn thường không có mùi thơm của đậu.