Top 9 Kĩ năng cần thiết nhất khi gặp hoả hoạn

Ma Kết Nguyễn 192 0 Báo lỗi

Trong các vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại nước ta, có không ít sinh mạng đã bị cướp đi do mọi người không biết làm gì để thoát hiểm. Vì vậy, trong bài viết này ... xem thêm...

  1. Top 1

    Báo cho mọi người biết có cháy

    Trước tiên hãy nhận biết hỏa hoạn có xảy ra hay không qua các dấu hiệu sau: Ngửi thấy mùi cháy, khét, thấy khói, chuông báo cháy kêu,... Sau đó, hãy tìm cách nhanh chóng thông báo cho những người xung quanh biết hỏa hoạn và cùng trốn thoát. Cụ thể, hãy la lớn hoặc nhấn chuông báo động để thông báo cho họ.


    Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh biết, cho một hoặc tất cả các đơn vị sau đây:

    • Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra cháy.
    • Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy nơi gần nhất.
    • Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất.
    hãy báo cho mọi người khi có hỏa hoạn
    hãy báo cho mọi người khi có hỏa hoạn

  2. Top 2

    Những lưu ý khi thoát hiểm

    Đa số các cả tử vong khi hoả hoạn phần lớn là bị ngạt thở vì khói do không biết cách thoát hiểm ra ngoài đám cháy. Khi có hoả hoạn chúng ta phải nghĩ cách nhằm thoát hiểm an toàn và hãy lưu ý những điều sau:

    • Không cố thu những đồ vật có giá trị trong nhà.
    • Không tìm hiểu đám cháy.
    • Bò trên sàn nhà nếu có khói (không khí sạch hơn ở gần sàn nhà), để mũi càng thấp càng tốt. Hãy nhớ rằng khói rất độc, hãy hạn chế lượng khói hít vào càng ít càng tốt.
    • Hãy sử dụng chăn bông, mền, màn hoặc bất cứ thứ gì xung quanh khoác lên người khi bạn cố gắng chạy qua đám cháy.
    • Khi ra ngoài, chỉ mở cửa bạn cần và đóng các cửa đang mở để ngăn đám khói lan nhanh.
    • Trước khi mở cửa, hãy đặt mu bàn tay lên cánh cửa, nếu thấy ấm thì đừng mở vì mặt kia của cánh cửa đang cháy. Dùng mu bàn tay để thử, không dùng lòng bàn tay để tránh bị bỏng ảnh hưởng tới việc thoát thân của bạn.
    • Nếu đang chạy thoát cùng người khác, hãy đi cùng nhau nếu có thể.
    • Rất có thể lối thoát bị cháy hoặc có khói, vì thế, bạn cần phải biết những lối thoát khác ở chỗ nào. Ngoài ra, nếu bạn sống trong chung cư, bạn cũng cần phải biết cách tốt nhất đến cầu thang hay các lối thoát hiểm khác.
    hạn chế hít khói
    hạn chế hít khói
  3. Top 3

    Các biện pháp an toàn

    Nếu bạn đang ở trong phòng đóng cửa khi nhà bị cháy, bạn cần kiểm tra xem có lửa hay khói vào nhà qua các khe trên cửa hay không. Nếu quả đấm cửa mát và bạn không nhìn thấy khói quanh cửa, bạn có thể mở cửa một cách cẩn thận và chậm rãi.


    Khi mở cửa, nếu nhìn thấy lửa bùng lên hay có khói xông vào phòng, hãy đóng cửa thật nhanh và chắc chắn rằng nó đã được đóng chặt. Nếu không có khói hay lửa, hãy tiến thẳng đến cửa thoát hiểm của bạn.

    kiểm tra cửa phòng
    kiểm tra cửa phòng
  4. Top 4

    Luôn giữ ở vị trí thấp

    Nếu bạn thấy có khói trong nhà, hãy giữ cơ thể mình ở vị trí thấp gần sàn khi tìm đường thoát hiểm. Trên thực tế, trong một đám cháy, khói và khí độc làm nhiều người bị hại hơn là lửa. Theo tự nhiên, khói bay lên cao nên nếu bạn ở vị trí thấp có nghĩa bạn bò dưới khói, và do đó, bạn sẽ hít ít khói hơn.


    Thoát hiểm qua cửa dẫn ra ngoài nên là lựa chọn đầu tiên của bạn, nhưng bạn cũng có thể kiểm tra xem cửa sổ có thể là lối chạy thoát được không. Thậm chí cửa sổ trên tầng cao cũng có ích khi bạn cần giúp đỡ, từ lính cứu hỏa, hay từ người khác.


    Nhờ người thân dạy bạn cách mở khóa cửa sổ, mở chúng, và bỏ tấm chắn nếu cần. Nên nhớ rằng bạn chỉ làm điều này trong trường hợp khẩn cấp! Rất nhiều trẻ nhỏ đã bị thương vì ngã qua cửa sổ. Đôi khi, có gia đình còn có thang thoát hiểm để dùng khi cần thoát khỏi tầng cao trong nhà. Nếu trong nhà có thang, hãy nhờ người thân chỉ cho bạn cách sử dụng nó.


    Ngoài việc lên kế hoạch các lối thoát hiểm, bạn cũng cần biết nơi gia đình sẽ gặp nhau ngoài trời. Điều này rất có ích vì khi hỗn loạn mọi người cần tập hợp ở một nơi, để mọi người biết rằng tất cả đều an toàn. Bạn có thể chọn hành lang khu nhà gần đó hay một nơi khác gần nhà.


    Lo lắng cho thú cưng hay đồ chơi yêu thích là bình thường, nhưng khi có cháy, bạn phải bỏ chúng lại. Điều quan trọng nhất là bạn phải ra được ngoài an toàn. Bạn cũng cần nhớ rằng bạn không nên ở lại trong nhà lâu hơn thời gian bạn bắt buộc phải ở trong đó – cho dù là để gọi xe cứu hỏa. Rất có thể đã có người gọi ở bên ngoài rồi. Khi đã ra ngoài rồi, đừng quay lại để lấy bất cứ thứ gì – dù là thú cưng.

    Luôn giữ ở vị trí thấp
    Luôn giữ ở vị trí thấp
  5. Top 5

    Khi quần áo của bạn bị cháy

    Trong một đám cháy bạn có thể sẽ gặp nhiều vấn đề khác nhau, trong đó khả năng quần áo bị bắt cháy cũng không phải ngoại lệ. Nếu quần áo của bạn bị cháy, hãy lưu ý:

    • Đừng chạy vòng quanh, vì bạn chỉ quạt cho ngọn lửa và làm chúng cháy nhanh hơn thôi.
    • Nằm xuống, lăn vòng quanh để dập lửa, tránh việc lửa lan ra và giảm ảnh hưởng đến mặt và đầu.
    • Dập lửa: Bao trùm ngọn lửa bằng vật liệu nặng như áo khoác hay chăn, khiến ngọn lửa không thể tiếp tục vì thiếu oxi
    Khi quần áo của bạn bị cháy
    Khi quần áo của bạn bị cháy
  6. Top 6

    Những lưu ý khi không thể ra ngoài khi xảy ra hỏa hoạn

    Nếu không thể ra ngoài ngay lập tức, hãy tập hợp mọi người vào một phòng có cửa sổ nếu có thể. Sau đó, hãy ngăn khói và lửa vào qua cửa bằng cách chặn các khe hở quanh cửa với khăn trải giường, chăn, quần áo hoặc băng dính.


    Nếu trong phòng có cửa sổ nhưng không giúp bạn thoát ra được, hãy mở nó ra và đứng trước cửa sổ để hít thở và gọi giúp đỡ.


    Nếu bạn có thể lấy được một mảnh quần áo hay khăn mặt, hãy đặt nó trên miệng để không hít khói vào. Tốt hơn hãy nhúng miếng vải trước khi che lên miệng. Ngay từ bây giờ, hãy nghĩ xem phòng nào là tốt nhất, bạn cần một cửa sổ có thể mở được.


    Bên cạnh đó, dù có sợ hãi bạn cũng không bao giờ được nấp dưới gầm giường hay phòng để đồ. Vì khi đó sẽ rất khó khăn để lính cứu hỏa tìm ra bạn. Hãy nhớ rằng lính cứu hỏa và những người khác sẽ tìm bạn để giải thoát cho bạn. Họ tìm thấy bạn càng sớm thì bạn càng được an toàn hơn.

    hãy tập hợp mọi người lại
    hãy tập hợp mọi người lại
  7. Top 7

    Thang máy không phải là lối thoát nạn

    Khi có cháy, thang máy sẽ tự động trở về tầng 1 rồi mở cửa và ngưng hoạt động, nguồn điện sẽ bị ngắt đồng thời hệ thống thông gió và chiếu sáng trong đó cũng ngừng làm việc. Giếng thang máy trở thành ống dẫn khói, lửa khổng lồ, đôi khi thang bị kẹt trên hành trình về tầng 1.


    Nếu thang có nguồn điện riêng, thử hình dung tất cả các tầng đều gọi thang, thang thì không dừng lại ở tầng đang cháy, hơn nữa thang máy thường chỉ chở tối đa 10 - 20 người, liệu bạn có thuộc vào 10 - 20 người đó không?


    Chính vì vậy, thang máy không phải sự lựa chọn an toàn và tối ưu để thoát nạn khi gặp hỏa hoạn.

    thang máy không phải lối thoát nạn khi gặp hỏa hoạn
    thang máy không phải lối thoát nạn khi gặp hỏa hoạn
  8. Top 8

    Gọi cứu hỏa và tuyệt đối không quay lại

    Khi đã ra được ngoài an toàn, hãy dùng điện thoại di động của mình hoặc điện thoại nhà hàng xóm để gọi 114 (cứu hỏa) khẩn cấp. Khi nói chuyện với tổng đài viên, bạn hãy cho biết địa chỉ chính xác của bạn, nói với họ cái gì bị cháy, ví dụ như "một ngôi nhà hai tầng" chẳng hạn. Sau đó, hãy giải thích xem có ai bị mắc kẹt không, nếu có, họ đang ở phòng nào. Bạn càng cung cấp được nhiều thông tin cho dịch vụ cứu hỏa, họ càng có thể giúp bạn nhanh và hiệu quả hơn.


    Bạn nên tìm một nơi an toàn gần nhà để chờ đợi. Nếu còn có người trong nhà, hãy đợi lính cứu hỏa tới. Bạn có thể kể với họ về người bị mắc kẹt và họ sẽ tìm kiếm dễ dàng hơn. Nếu bạn quay lại ngôi nhà đang bị cháy, bạn sẽ làm cho những nỗ lực cứu người mất tích của lính cứu hỏa bị chậm lại, đồng thời tự đặt bản thân vào một tình huống rất nguy hiểm.

    hãy gọi dịch vụ cứu hỏa để nhờ trợ giúp
    hãy gọi dịch vụ cứu hỏa để nhờ trợ giúp
  9. Top 9

    Những lưu ý khi bạn sống trong chung cư cao tầng

    Nếu sống trong chung cư, bạn sẽ cần phải chuẩn bị tình huống lửa có thể bắt nguồn ngay bên ngoài căn hộ nhà bạn, hay trong cầu thang. Nếu trường hợp này xảy ra và bạn không thể ra ngoài, hãy:

    • Tập hợp mọi người vào một căn phòng với cửa sổ, đặt đệm, bộ đồ giường, hay quần áo quanh mép dưới của cửa sổ để chặn khói vào phòng.
    • Mở cửa sổ, hãy vẫy tấm vải ngoài cửa sổ để lính cứu hỏa biết bạn đang ở đó.
    • Nếu ngọn lửa ở ngay ngoài căn hộ nhà bạn, hãy bịt kín khe cửa bằng băng dính nếu có thể, cũng có thể sử dụng bộ chăn, ga giường hay quần áo.
    • Bịt lỗ thoáng khí hoặc quạt gió hướng bị cháy và gọi cứu hỏa, cho biết số căn hộ của bạn.
    • Tưới nước vào cửa nếu thấy cửa nóng.

    Sống ở tầng cao không có nghĩa là bạn sẽ nguy hiểm hơn khi có cháy. Các căn hộ cao tầng có tường, trần và cửa chống lửa sẽ giúp chặn lửa và khói lại. Hầu hết kế hoạch thoát hiểm cũng giống như các căn nhà dưới mặt đất, tuy nhiên vẫn có một số khác biệt sau: Bạn sẽ không thể dùng thang máy khi có cháy. Vì vậy, phải cân nhắc điều này khi chọn lối thoát hiểm.

    • Đếm xem có bao nhiêu cửa trên đường tới cầu thang bộ khi bạn không thể sử dụng thang máy, đề phòng trường hợp bạn không nhìn thấy đường.
    • Đảm bảo rằng cầu thang bộ và cửa thoát hiểm không có chướng ngại vật và cửa không bao giờ bị khóa.
    • Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng bạn có thể mở cửa cầu thang bộ từ cả hai phía.
    • Nếu có cháy ở nơi khác trong tòa nhà, thông thường bạn sẽ an toàn nhất khi ở trong căn hộ của bạn, trừ khi khói và lửa gây hại cho bạn. Nếu bị ảnh hưởng, hãy tìm cách ra ngoài, ở ngoài và gọi cứu hỏa.
    thoát hiểm khi có hỏa hoạn tại nhà cao tầng
    thoát hiểm khi có hỏa hoạn tại nhà cao tầng



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy