Top 10 Kĩ năng sơ cứu cơ bản cần thiết nhất ai cũng nên biết

Thảo TP 457 0 Báo lỗi

Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống bất ngờ xảy ra, hãy nắm vững các kĩ năng sơ cứu cơ bản để tự giúp mình và giúp đỡ mọi người xung quanh. Nguyên tắc quan ... xem thêm...

  1. Khi cơ thể bạn hoặc người thân nóng lên, người có cảm giác run rẩy thì việc cần làm ngay lúc này là làm mát cơ thể. Tuyệt đối không nên ủ ấm cơ thể quá mức khiến nhiệt độ không thoát ra ngoài được, lại khiến sốt cao hơn, chúng ta nên làm mát cơ thể để nhiệt độ có thể hạ bớt xuống bằng cách sử dụng miếng dán hạ sốt, dán vào các vị trí như: Trán, nách, hoặc bẹn là những nơi giảm nhiệt độ nhanh và tốt nhất.


    Cách sơ cứu tại nhà khi trẻ bị sốt cao, co giật:

    • Bước 1: Khi trẻ bị sốt cao, co giật, cha mẹ nhanh chóng đặt trẻ nằm ở nơi bằng phẳng, tạo không khí thông thoáng, nới quần áo của trẻ rộng ra, đặc biệt là vùng cổ hoặc có thể cởi hết quần áo của trẻ
    • Bước 2: Sau đó dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm, vắt sạch nước và lau khắp người trẻ, đặc biệt vùng bẹn, nách, cổ trẻ và trán, lau đi lau lại liên tục cho đến khi trẻ hết cơn co giật thì dừng lại
    • Bước 3: Khi bị sốt cao, co giật trẻ không thể uống được thuốc hạ sốt nên phải nhanh chóng đặt thuốc hạ sốt bằng đường hậu môn, đối với trẻ 2 dưới 2 tuổi dùng viên viên paracetamol 80mg, trẻ lớn dùng viên 150mg.
    • Bước 4: Khi trẻ hết cơn co giật, cha mẹ nên cho con nằm nghiêng sang một bên, đầu kê gối ở vị trí an toàn, hơi ngửa để tránh dịch hậu môn vào phổi gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
    • Bước 5: Nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu để được điều trị sớm phòng tránh cơn co giật tái phát.
    Dán miếng hạ sốt, mặc ít quần áo
    Dán miếng hạ sốt, mặc ít quần áo
    Ứng phó với sốt cao
    Ứng phó với sốt cao

  2. Người bị động kinh, co giật có nguy cơ cắn phải lưỡi rất cao, nhưng chúng ta không nên cố gắng cạy miệng nạn nhân ra để nhét vật gì vào miệng để nạn nhân không cắn lưỡi cả. Các cơn động kinh có thể trông thật đáng sợ nhưng lại thường không phải là một trường hợp cần trợ giúp y tế khẩn cấp. Thông thường, sau khi cơn động kinh chấm dứt, người bệnh sẽ trở lại bình thường. Vì vậy, khi gặp một người đang lên cơn co giật động kinh toàn thể, hãy bình tĩnh tiến hành các bước sau:

    • Đẩy các đồ vật cứng, sắc nhọn ra xa người bệnh.
    • Ghi nhớ thời gian bắt đầu cơn co giật.
    • Đệm đầu người bệnh bằng một vật mềm như khăn, áo, gối...
    • Đặt bệnh nhân nằm nghiêng một bên, nới lỏng quần áo.
    • Sau khi cơn co giật đã dừng lại, nhẹ nhàng đặt bệnh nhân vào vị trí hồi phục.
    • Nếu bệnh nhân trong cơn vắng ý thức, hãy nhẹ nhàng hướng dẫn người đó tránh khỏi mọi nguy hiểm. Nói khẽ và bình tĩnh.
    • Nếu bệnh nhân có co giật cục bộ, chảy nước dãi, mấp máy giật môi vô thức..., nhẹ nhàng hướng dẫn người bệnh tìm chỗ nằm an toàn, phòng ngừa cơn động kinh toàn thể.

    Lưu ý: Có một số điều không nên làm khi gặp người lên cơn co giật vì có thể khiến họ tổn thương nhiều hơn. Đó là không cố gắng giữ chặt, kìm kẹp người bệnh; không đặt bất cứ thứ gì vào miệng người bệnh; đừng cố gắng di chuyển người bệnh trừ khi họ đang ở gần một vật gì đó có thể gây nguy hiểm.

    Sơ cứu người bị động kinh
    Sơ cứu người bị động kinh
    Sơ cứu người bị động kinh
    Sơ cứu người bị động kinh
  3. Bỏng là tình trạng tổn thương rất phổ biến. Bạn có thể bị bỏng vì nhiệt, lửa, tia cực tím, ánh sáng, điện, hóa chất, nước sôi…Bỏng có nhiều mức độ khác nhau, yêu cầu những cách chữa trị, chăm sóc khác nhau.


    Có ba mức độ bỏng:

    • Bỏng mức độ 1: Da bị đỏ, đau, sưng nhẹ. Vết bỏng trở thành màu trắng khi ấn lên và da trên vết bỏng sẽ lột sau 1-2 ngày.
    • Bỏng mức độ 2: Vết bỏng này dày hơn, rất đau và tạo mụn nước trên da. Da rất đỏ, sưng nhiều, loang lổ.
    • Bỏng mức độ 3: Gây tổn thương cho tất cả lớp da, da chuyển màu trắng hoặc cháy xém. Vết bỏng có thể đau rất ít hoặc không đau vì dây thần kinh và mô da đã bị tổn thương.

    Với bỏng mức độ 1 (Bỏng nhẹ): Bạn cần ngâm phần bị bỏng vào nước lạnh ít nhất năm phút, nước lạnh làm giảm sưng, hạ nhiệt khỏi vết bỏng. Sau đó, thoa vết bỏng bằng sản phẩm dưỡng da có tác dụng bảo vệ, làm lành da như lô hội, thuốc mỡ kháng sinh. Bạn có thể quấn vết thương bằng băng gạc lỏng để bảo vệ vùng bị thương. Cũng có thể dùng thuốc giảm đau bán sẵn.


    Lưu ý những điều không nên làm khi bị bỏng: Không nên thoa bơ hay dầu lên vết bỏng, không đặt băng, nước đá trực tiếp lên vết bỏng mức độ 2 trở lên. Nếu vết bỏng kết vảy, không làm vỡ chúng khiến da càng tổn thương hơn. Khi bị bỏng điện, bỏng hóa chất thì nên tới bệnh viện ngay. Bỏng điện có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới nội tạng. Bị bỏng hóa chất có thể xối thật nhiều nước mát để rửa, cởi bất cứ quần áo hay nữ trang nào dính hóa chất, không đặt thứ gì lên vết thương, kể cả thuốc mỡ, vì chúng có thể gây phản ứng hóa chất nặng hơn. Có thể băng vết bỏng với gạc khô, vô trùng.

    Bị bỏng nhẹ ngâm tay vào nước lạnh
    Bị bỏng nhẹ ngâm tay vào nước lạnh
    Ứng phó bỏng nhẹ
    Ứng phó bỏng nhẹ
  4. Khi sơ cứu, trong hầu hết các trường hợp, việc đầu tiên là cần phải kiểm soát được đường hô hấp cho bệnh nhân, làm đường thở thông thoáng. Nếu đường thở bị tắc nghẽn do đất, cát, răng giả, đờm dãi... phải dùng tay móc ngay ra.


    • Với người bị nhẹ (hoàn toàn tỉnh táo, không chảy máu, thậm chí đứng dậy được), cần cho nằm nghỉ ngơi, sau đó đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra.
    • Nếu nạn nhân bị chảy máu thì phải cầm máu tại chỗ bằng cách lấy ngón tay, nắm tay, khăn hay một cục bông đè mạnh vào vết thương. Đây là động tác rất đơn giản nhưng cầm máu hiệu quả.
    • Với người có tổn thương chi như gãy xương tay, chân, phải cố định chi gãy. Gãy chi trên thì lấy khăn làm máng treo tay, nếu là chi dưới thì phải nẹp rồi mới đưa đến bệnh viện.
    • Với người bị nặng (trong tình trạng hôn mê), phải tiến hành sơ cứu theo 3 bước: thông đường thở cho nạn nhân bằng cách hà hơi thổi ngạt; kiểm tra tim, xoa bóp tim và lồng ngực nếu cần thiết và cuối cùng là chuyển ngay đến cơ sở y tế.

    Lưu ý: khi di chuyển nạn nhân cần từ 2-3 người nhấc lên chứ không bế xốc bổng hay bế gập người lại, đưa đến chỗ an toàn và gọi xe cứu thương đến hoặc chuyển ngay đến bệnh viện.

    Cần tránh những việc sau:

    • Lấy bỏ bất cứ một dị vật nào ở da đầu và xương sọ. Nếu bị vật gì nhọn đâm vào cơ thể, nhất là ngực, bụng, tuyệt đối không được rút vật nhọn đó ra, vì lúc này nó có tác dụng bịt mạch máu. Nếu rút ra, máu sẽ phun mạnh, nạn nhân mất máu nhiều, có thể tử vong.
    • Dùng tay nâng đầu lên cao làm gập cổ người bị nạn, có thể gây tổn thương cột sống cổ.
    • Di chuyển người bị nạn khỏi hiện trường khi chưa cố định.
    • Di chuyển người bị nạn bằng xe đạp, xe gắn máy vì có nhiều trường hợp gãy cột sống cổ do chở đi bị xóc đã tử vong trước khi vào viện do liệt hô hấp.
    • Đưa bất cứ một vật lạ hoặc nước vào miệng người bị nạn, có thể gây tử vong do sặc, ngạt thở.
    Sơ cứu tai nạn giao thông
    Sơ cứu tai nạn giao thông
    Sơ cứu tai nạn giao thông
    Sơ cứu tai nạn giao thông
  5. Khi trẻ bị hóc dị vật, cha mẹ tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ. Điều này trong nhiều trường hợp sẽ khiến dị vật đi vào sâu hơn, trầy xước họng gây sưng tấy, trẻ càng khó thở hơn. Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, hồng hào, không khó thở, vẫn khóc được nói được thì giữ nguyên tư thế ngồi, nhanh chóng mang đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng dị vật đường thở sẽ lấy ra. Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành thủ thuật can thiệp kịp thời trong thời gian đợi xe tới.


    Hai thủ thuật sơ cứu nhanh cha mẹ nào cũng nên biết:

    • Với trẻ dưới 2 tuổi, dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực: Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của người sơ cứu, đầu hướng xuống đất. Lưu ý giữ chắc để cổ và đầu trẻ khỏi bị tuột. Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ. Sau đó lật trẻ từ tay trái qua tay phải của người sơ cứu. Quan sát em bé xem có hồng hào chưa, có thở, khóc được chưa. Kiểm tra miệng trẻ xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chưa thở thì làm tiếp biện pháp ấn ngực. Lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp. Kiểm tra xem bé đã thở, khóc lại chưa, nếu chưa tiếp tục lặp lại động tác này cho đến khi xe cấp cứu tới.
    • Với trẻ trên 2 tuổi, có thể dùng biện pháp ép bụng, còn được gọi là phương pháp Heimlich: Trường hợp trẻ còn tỉnh: Để cho trẻ đứng. Người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh liên tiếp. Nếu chưa hóc dị vật ra thì có thể lặp lại biện pháp này từ 6 đến 10 lần.
      Trường hợp hôn mê, bất tỉnh: Đặt trẻ nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp. Trong tình huống bệnh nhân hôn mê và không thở được thì trước tiên phải bắt đầu bằng hà hơi thổi ngạt 2 cái. Nếu dị vật vẫn chưa ra, trẻ vẫn chưa thở được thì cần thì kết hợp vừa hà hơi thổi ngạt vừa dùng tay ấn, cho đến khi dị vật văng ra hoặc bệnh nhân khóc, thở được, hồng hào hơn.


    Lưu ý: Cha mẹ cần lưu ý, sau các bước sơ cứu, nếu dị vật hóc ra được thì vẫn cần phải mang trẻ đến bệnh viện kiểm tra, đề phòng trường hợp có thể còn sót dị vật. Để tránh trường hợp con bị hóc dị vật, cha mẹ nên dạy bé có thói quen tập trung cao độ khi ăn, tránh cười đùa, chạy nhảy, nằm ăn, và luôn để ý tới bé. Tuyệt đối không để bé tự ý bốc đồ ăn khi chưa có sự đồng ý, giám sát của cha mẹ. Thông thường ai đó bị hóc chúng ta hay đập tay vào lưng họ, như vậy chỉ khiến người bị hóc cảm thấy đau hơn mà dị vậy thì không được lấy ra hoặc nôn ra. Gặp phải trường hợp này hãy giúp người bị hóc hơi cúi lưng xuống để đường thở được thông thoáng đã, tránh hóc, nghẹn không thở được.

    Giúp người bị hóc
    Giúp người bị hóc
    Bị hóc
    Bị hóc
  6. Bất tỉnh là khi một người đột ngột trở nên không đáp ứng với các kích thích và dường như đang ngủ. Một người có thể bất tỉnh trong vài giây (ngất) hay trong một thời gian dài.

    Người bị bất tỉnh không đáp ứng với tiếng động lớn và lay gọi. Họ thậm chí có thể ngưng thở hay và mất mạch đập. Trường hợp thế này cần được cấp cứu ngay lập tức. Người bị được sơ cứu càng sớm thì tiên lượng sẽ càng tốt.


    Nếu bạn thấy một người đã bất tỉnh, hãy thực hiện các bước sau:

    • Kiểm tra xem liệu rằng người đó có đang thở hay không. Nếu họ không thở, hãy gọi ngay cấp cứu. Nếu họ còn thở, đặt họ nằm ngửa.
    • Nâng chân người bệnh cao ít nhất là 30 cm so với mặt đất.
    • Thả lỏng bất kì các quần áo chật chọi nào hay dây thắt lưng. Nếu người bệnh không thoát khỏi bất tỉnh trong một phút, hãy gọi cấp cứu.
    • Kiểm tra đường dẫn khí của người bệnh để chắc rằng không có bất kì cản trở nào.
    • Kiểm tra lại lần nữa để xem ngườu đó có đang thở, ho hay đang cử động không. Đó lá các dấu hiệu tốt. Nếu không thấy các dấu hiệu đó, hãy thực hiện ngay phương pháp hồi sức tim phổi (CPR) cho đến khi cấp cứu đến.
    Cứu người bị bất tỉnh, ngất
    Cứu người bị bất tỉnh, ngất
    Ứng cứu người bị bất tỉnh, ngất
    Ứng cứu người bị bất tỉnh, ngất
  7. Bỏng lạnh xảy ra khi da thịt tiếp xúc lâu với nhiệt độ lạnh giá. Những bộ phận thường bị bỏng lạnh nhất là ngón tay, ngón chân, mũi, tai, má, và cằm; trường hợp nghiêm trọng có thể phải cắt bỏ vùng tổn thương. Phần lớn trường hợp bỏng lạnh chỉ tác động đến lớp da (tê cóng da), tuy nhiên trong trường hợp nghiêm trọng, các mô chết lan sâu xuống bên dưới và cần phải xử lý một cách tinh vi. Bỏng lạnh đòi hỏi sự chăm sóc y tế cẩn thận để hạn chế tổn thương và giảm thiểu nguy cơ tổn thương hơn nữa.


    Làm ấm dần vùng da bị tổn thương là biện pháp hiệu quả để điều trị tê cóng da do lạnh. Hãy điều trị bằng những cách sau:

    • Bảo vệ da bằng cách tránh tiếp xúc với thời tiết lạnh: Nếu bạn đang ở bên ngoài, hãy làm ấm bàn tay bị tê cóng bằng cách kẹp chúng vào nách. Giữ ấm mặt, mũi hoặc tai bằng cách áp bàn tay có đeo găng tay ấm và khô lên. Không chà xát vùng da bị tổn thương cũng như chà xát tuyết lên vùng da đang bị tê cóng.
    • Tránh để bị lạnh: Khi bạn vào trong nhà, hãy cởi bỏ quần áo ướt.
    • Làm ấm dần vùng da bị tê cóng: Hãy ngâm tay hoặc chân bị tê cóng vào nước ấm (khoảng 40 – 42°C). Quấn, bọc các vùng khác bằng chăn ấm. Không nên sưởi ấm trực tiếp như dùng lò sưởi, đèn sưởi ấm… vì việc đó có thể làm da bị bỏng trước khi bạn nhận ra điều đó.
    • Nếu có thể, không nên tiếp tục đi bộ khi chân hoặc các đầu ngón chân bị tê cóng. Điều này sẽ làm các mô thêm tổn thương.
    • Nếu vùng da bị tê cóng có dấu hiệu đông cứng lại, không nên “rã đông” ngay
    • Trong trường hợp đã hết tê cóng, hãy bọc hoặc quấn vùng bị tổn thương để tránh bị đông cứng lại.
    • Hãy gọi sự trợ giúp y tế
    • Nếu bạn đã ủ ấm mà vẫn không hết tê cóng hoặc vẫn còn đau dai dẳng cũng như bị phồng rộp, hãy tìm trợ giúp y tế.
    Xử lí khi bị tê cóng
    Xử lí khi bị tê cóng
    Bỏng lạnh - Bị tê cóng
    Bỏng lạnh - Bị tê cóng
  8. Theo các chuyên gia, những tai nạn điện giật thường xảy ra khi nạn nhân bất ngờ hay vô tình tiếp xúc với điện. Người bị điện giật nếu không được sơ/cấp cứu kịp thời sẽ để lại hậu quả nặng nề như: bỏng, ngừng hô hấp hay thậm chí là thiệt mạng. Vì vậy nắm rõ các bước sơ cứu ban đầu cho người bị điện giật rất quan trọng.


    Dưới đây là những bước sơ cứu cho người bị điện giật:

    • Bước 1: Khi phát hiện người bị điện giật bạn cần nhanh chóng tìm và cắt ngay nguồn điện đang tiếp xúc với nạn nhân. Đeo găng tay cao su, đi guốc dép khô hay đứng trên một tấm ván khô, dùng gậy gỗ khô để gạt dây điện ra. Lưu ý, không dùng tay không, que/gậy bằng kim loại hay vật dụng có dính nước…
    • Bước 2: Đặt nạn nhân ở nơi thoáng mát, tránh xa khói bụi, khí độc và nơi có nhiệt độ cao.
    • Bước 3: Kiểm tra nạn nhân xem còn thở không. Nếu nạn nhân không còn thở phải nhanh chóng hô hấp nhân tạo và ép tim lồng ngực tại chỗ cho đến khi tự thở được hoặc có dấu hiệu hồi phục mới thôi. Sau đó đưa nạn nhân tới cơ sở y tế nơi gần nhất.
      Trường hợp nạn nhân tự thở được cần kiểm tra ngay mức độ tổn thương ở các vị trí trên cơ thể, đặc biệt là vị trí nguy hiểm như đốt sống cổ. Bởi những tổn thương như vậy có thể gây liệt cho nạn nhân nếu không được sơ cứu kịp thời. Cố gắng động viên, an ủi để nạn nhân bình tĩnh, yên tâm rồi nhanh chóng đưa họ tới cơ sở y tế.

    Cần chú ý, với trường hợp nạn nhân bị bỏng, cần băng, che phủ vùng bỏng với băng vô trùng hoặc quần áo sạch. Không dùng chăn mền hay khăn lau vì các chất liệu sợi thưa có thể dính vào vết bỏng.

    Cứu người bị điện giật
    Cứu người bị điện giật
    Ứng cứu người bị điện giật
    Ứng cứu người bị điện giật
  9. Với những vết trầy xước hoặc chảy máu ít (chảy máu mao mạch), bạn chỉ cần dùng khăn hoặc tay sạch loại bỏ bụi bẩn, các mảnh nhỏ, rồi giữ chặt vết thương hở để cầm máu. Sau đó, dùng urgo hoặc gạc sạch băng lại trong 1 - 2 ngày tùy theo độ sâu và rộng của vết thương.


    Với những vết thương có máu đỏ sậm, chảy thành dòng (chảy máu tĩnh mạch) và máu đỏ tươi bắn thành tia (chảy máu động mạch), việc đầu tiên là phải làm garô để cầm máu.


    Trong trường hợp không có dây garô chuyên dụng, bạn nên tận dụng một đoạn dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào ngay phần phía trên của vết thương để làm ngừng lưu thông máu xuống phía dưới.


    Ngoài việc đảm bảo nguyên tắc khi đặt garô là lộ ra ngoài (không để bị quần áo che), chuyển nhanh người bị garô về tuyến sau và nới lỏng garô 60-90 phút/lần, đồng thời ghi rõ giờ garô, giờ nới..., bạn nên đặt garô trên một chiếc khăn mỏng quấn quanh phía trên vết thương để không bị hằn và hoại tử cho người bị nạn.


    Chú ý: tuyệt đối không cố gắng loại bỏ các dị vật quá lớn hoặc đâm quá sâu vì có thể làm chảy máu nhiều hơn và nhiễm trùng vết thương.

    Cầm máu và làm garô
    Cầm máu và làm garô
    Cầm máu và làm garô
    Cầm máu và làm garô
  10. Chết đuối là một trong các loại tai nạn gây chết người phổ biến nhất. Nếu bạn không có kỹ năng bơi cứu nạn, bạn phải lưu ý rằng bơi ra cứu người là giải pháp cuối cùng. Hãy ghi nhớ trình tự sau đây: "Với tay, ném, chèo thuyền, bơi ra".

    Với tay: nếu người bị nạn ở gần thành bể bơi hoặc cầu neo, hãy nằm thẳng trên mặt đất và cố với tay ra phía người bị nạn. Nếu ở gần bạn có cành cây, gậy dài, khăn tắm…, hãy sử dụng chúng để với về phía người bị nạn. Nếu cần thiết, hãy giữ một tay vào thành bể và xuống nước với tay về phía người bị nạn. Ném: Nếu có phao cứu nạn thì hãy ném cho người bị nạn ngay lập tức. Chèo thuyền: Nếu có thuyền, hãy chèo thuyền ra phía người bị nạn. Bơi: Bơi ra để cứu người là giải pháp cuối cùng.


    Nếu có thể, hãy mang theo phao cứu nạn để kéo người bị nạn vào. Hãy cố gắng tiếp cận người bị nạn từ phía sau. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể phải đánh mạnh vào mặt người bị nạn để người đó bất tỉnh hoặc bị choáng; sau đó tiếp cận từ phía sau và ôm người đó bơi vào bờ. Người bị đuối thường hoảng loạn, nếu không tiếp cận đúng cách người này có thể gây nguy hiểm cho chính bạn.

    Cứu người chết đuối
    Cứu người chết đuối
    Cứu người chết đuối
    Cứu người chết đuối




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy