Top 8 loại nước mắm ngon 3 miền Việt Nam
Trong mỗi bữa cơm của gia đình Việt, nước chấm là gia vị không thể thiếu được để các món ăn trở nên mặn mà và đậm đà hơn. Ở mỗi vùng mỗi miền tùy theo khẩu vị ... xem thêm...sẽ có những món chấm đặc trưng riêng không hòa lẫn vào đâu được. Đến với mỗi vùng mỗi miền, đặc sản của nơi đó không chỉ là danh lam thắng cảnh, mà những món mắm truyền thống từ thời cha ông để lại cũng trở thành một trong những điều gây thương nhớ sau mỗi lần khách ghé thăm. Hãy cùng Toplist khám phá những vị mắm thơm ngon, riêng có của từng vùng miền trên khắp dải đất hình chữ S này nhé.
-
Mắm Tép (Ninh Bình)
Ninh Bình không chỉ được biết đến với cơm cháy, thịt dê mà còn là mắm tép. Mắm tép được chọn lựa từ những con tép riu già, thân tròn màu xanh lam.
Tép được chọn làm mắm phải là tép còn tươi nguyên, thân tròn, màu xanh lam hoặc màu đỏ sống ở nước ngọt. Tép sau khi được rửa sạch đem ướp muối rồi trộn với nguyên liệu thính. Thính được làm từ gạo nếp lứt đãi sạch, ngâm kỹ từ 30 phút đến gần một tiếng, đem ra để ráo, rang nhỏ lửa, đảo đều tay để gạo chín kỹ, giòn, thơm rồi đem nghiền thật nhỏ, rắc đều vào tép tươi đã trộn với muối theo tỷ lệ nhất định, khoảng 10kg tép, 01 kg thính, 02 kg muối nếu làm mắm chua, 03kg muối nếu làm mắm ngọt, 2 lít nước sôi để nguội. Cho hỗn hợp đã trộn vào hũ, vò sành, hoặc chum, chĩnh đậy kín nắp, để ở nơi thoảng mát và ủ trong vòng 6 tháng.
Mắm càng để lâu ăn càng ngon và đậm mùi. Quả thật, để làm được mẻ mắm tép chuẩn vị đậm đà không phải là điều dễ dàng. Mắm tép có mùi thơm đặc trưng, ngon ngọt hấp dẫn. Có thể dùng với thịt luộc, rau... hay là nấu lên chan với cơm cũng đủ đậm đà!
Link mua hàng: http://mamteptrangquyet.com.vn/
-
Mắm cáy (Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng)
Mắm Cáy được chế biến từ loài cáy (giống như cua) ở các vùng hạ lưu Sông Thái bình. Ở Hải Dương, các huyện như: Kinh Môn, Thanh Hà, Tứ Kỳ và nhất là Kim Thành đều có nghề làm mắm cáy ngon nổi tiếng.Cáy được làm sạch, để ráo nước. Sau khi lột yếm, bóc trứng, người ta giã cáy cho thật nhuyễn trong cối đá, rồi trộn muối (theo tỉ lệ 3 bơ cáy - 1 bơ muối), bóp kỹ. Sau đó, cho vào lọ sành hay chum vại, ủ kín ở nơi khô ráo thoáng mát. Khoảng mươi ngày sau, đem lọ mắm ra phơi.
Ban ngày phơi nắng, ban đêm phơi sương, phơi chừng một tuần thì ngấu. Khi ngấu, người ta trộn thêm thính gạo và một ít men rượu loại ngon. Men rượu có tác dụng khử mùi hôi của cáy và tạo mùi thơm cho mắm Cáy. Cũng như mắm tép, mắm cáy được làm từ nguyên liệu chính là con cáy. Mắm cáy có màu xanh nâu, vị dịu, mùi hơi gắt. Mắm cáy thường được ăn với rau luộc, hay chấm với dưa muối cà muối. Bún mắm cáy với thịt luộc và rau thơm cũng là một món ngon không thể bỏ qua.
Bát mắm cáy sóng sánh hơi ngả hồng, thơm đậm, vắt chanh vào nhanh tay khuấy cho sủi bọt là bạn đồng hành của nhiều món quê như rau muống, rau lang, bầu bí luộc, thịt luộc, dưa cà…Link mua hàng: https://www.lazada.vn/shop/mam-cay-thai-binh/
-
Mắm tôm (Thanh Hóa)
Mắm tôm là một trong những đặc sản phổ biến tại vùng Bắc Trung Bộ - Thanh Hóa, được làm từ tôm hoặc moi và muối ăn. Trải qua quá trình lên men tự nhiên sẽ cho ra dòng mắm có mùi và màu sắc rất đặc trưng. Không giống như mắm tép, mắm cáy, mắm tôm được chế biến từ con roi biển ở vùng biển Hậu Lộc.
Nguyên liệu được chuẩn bị có thể là con tôm, tép hay còn moi. Theo kinh nghiệm, muối mắm tôm ngon nhất, có độ đạm cao phải là con moi - loài được đánh bắt rất nhiều từ biển cả.
Đặc sản mắm tôm Thanh Hóa thường pha chế kết hợp nước cốt chanh hay rượu trắng cho đến khi sủi bọt để dậy mùi và làm loãng, có thể thêm một chút xíu đường cho vị đỡ gắt. Mắm tôm khi pha chế làm nước chấm các món như lòng lợn, thịt lợn luộc, thịt chó thì có thể ăn kèm theo các loại rau thơm, khế chua, chuối chát, hay riềng tươi, tùy theo loại thịt. Mắm tôm khi được dùng để ăn với bún kèm đậu phụ rán hay chả cá Hà Nội có thể pha thêm một chút mỡ rán nóng.
Link mua hàng: http://mamtomloanquanbalang.com/
-
Mắm nêm (Đà Nẵng)
Các loại mắm nêm đặc sản ở Đà Nẵng cũng giống như bao loại mắm khác, nhưng mà với cách chế biến cùng với hương vị rất riêng mặn mà thêm vị cay cay giống như tính cách của những người miền Trung, mắm nêm đặc sản ở Đà Nẵng đã trở thành loại đặc sản nức lòng bao vị khách du lịch tới vùng đất miền Trung
Mắm nêm có vị ngon ngọt, mặn vừa phải nên rất dễ ăn. Đặc biệt ai đã từng thử qua món bánh tráng cuốn thịt heo chắc hẳn vẫn còn ấn tượng với loại nước mắm này. Mắm được làm từ cá ướp muối, sau đó ủ khoảng 3 tháng rồi múc ra chén, thêm đường, chanh, tỏi bằm nhuyễn và ớt nguyên trái dằm vào, trộn đều lên với thính, đường là được. Mua mắm nêm về làm quà cũng là gợi ý hay khi bạn đi du lịch tại Đà Nẵng đấy!
Link tham khảo: shopee.vn/--đệ-nhất-mắm-nêm---MẮM-NÊM-DÌ-CẨN-đặc-sản-Đà-Nẵng---date-mới-chai-500ml-i.163059766.2850688141
-
Mắm còng (Long An, Bến Tre, Tiền Giang)
Mắm còng Long An được xem là sản vật đặc trưng của vùng nước mặn nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Hương vị của món ăn này vừa thơm vừa béo lại có vị đậm đà rất quyến rũ. Vì thế, mắm còng là món rất phổ biến trong các bữa ăn của người Cần Giuộc.
Nguyên liệu ban đầu rất quan trọng, con còng càng tươi thì mắm còng càng thơm ngon. Tiếp đó, người làm rửa sạch còng tươi cho bớt mùi tanh rồi cho vào máy xay nhuyễn với muối và đường. Sau đó, hỗn hợp này được đem phơi khoảng 3 – 4 ngày rồi vắt lấy nước cốt và lại đem phơi nắng đến khi hỗn hợp keo sệt lại.
Mắm còng không chỉ được dùng chung với cơm, hay cuốn chấm với thịt luộc, rau sống, bánh tráng, người ta còn dùng mắm còng nguyên chất để tăng vị cho bún riêu để tăng vị ngon.
Link tham khảo: https://vietflavour.com/san-pham/mam-cong-cha-can-giuoc/
-
Mắm thái (An Giang)
Châu Đốc nằm bên dòng sông Mê Kong hiền hòa và giàu tôm cá. Do sản lượng cá tưoi quá nhiều, người dân không thể tiêu thụ hết nên đã chế biến thành các loại mắm và khô để lưu trữ được lâu ngày. Nói về mắm có thể kể mắm lóc, mắm trèn, mắm linh, mắm sặc… Trong đó, có một loại có vẻ như sạch hơn và giản tiện trong việc chế biến thành món ăn chính là mắm thái.
Mắm thái ở đây không phải là mắm của người Thái Lan mà là thái mỏng. Thịt cá lóc được thái thành từng miếng dài hơn gang bàn tay, đu đủ cũng được thái nhỏ như miếng bì lợn mà người ta thường dùng nấu cơm tấm. Hai nguyên liệu chính này được tẩm ướp thính cùng nhiều hương liệu đặc biệt khác mà trong đó không thể thiếu tỏi rồi đem đi ủ. Sau một thời gian dài vừa đủ, nghĩa là món mắm đã chín, người thợ làm mắm đóng vào hộp xuất xưởng để bán phục vụ du khách tham quan Châu Đốc và cả người địa phương.
Những người quá bận rộn có thể nấu một nồi cơm nóng và mở hộp mắm thái ra là ăn ngay. Những người ăn uống cầu kỳ hơn thì ăn mắm thái kèm với thịt ba rọi luộc, hoặc là tôm luộc hay cá lóc luộc, cuốn với bánh tráng. Cách ăn phổ thông nhất là bỏ một ít giá, một ít rau thơm vào miếng bánh tráng; tiếp đến bỏ thêm miếng mắm thái cùng miếng thịt luộc, cá luộc và tôm luộc cùng miếng bún trắng nhỏ sợi vào. Người ăn sẽ cuốn tất cả các nguyên liệu đó thành một cuốn tròn rồi chấm vào chén nước mắm tỏi ớt.Link mua hàng: www.lazada.vn/products/nua-kg-mam-thai-dac-san-chau-doc-an-giang-i324772662.html
-
Mắm ba khía (Cà Mau)
Nhắc đến con ba khía, hẳn nhiều người vẫn chưa hình dung ra cụ thể đó là con gì và ăn như thế nào. Tuy nhiên, đối với người dân vùng sông nước phương Nam thì con ba khía lại rất đỗi thân quen và mắm ba khía là món ăn thú vị nhất trong các bữa cơm gia đình.
Con ba khía thuộc loài giáp xác, hình dáng và kích cỡ giống như con cua đồng, sống ở vùng nước mặn, lợ, ven sông rạch, nhất là dưới chân rừng ngập mặn. Do có ba gạch ở trên lưng nên được đặt tên ba khía. Cách bắt và muối ba khía không cầu kỳ, nhưng vẫn làm nên món ăn mang đậm nét văn hóa ẩm thực thời khẩn hoang.Ba khía sau khi được bắt về rửa sạch bùn đất, thả từng con vào nồi hoặc lu có chứa sẵn nước muối, sau đó lấy lá dừa nước phủ lên. Ba khía có thể để cả năm không hư hỏng. Khi ăn ta vớt con ba khía ra, rửa sạch bằng nước sôi, tách mai, đập dập sơ hai càng. Thêm tỏi, ớt, chanh, đường cát trắng vào rồi cho khóm bằm nhỏ, xoài xắt sợi, khế vừa chín tới xắt nhỏ, quả cóc đập giập. Trộn đều tất cả với ba khía, để đó cho thấm qua ngày rồi đem ăn.
Link mua hàng: shopee.vn/Mắm-Ba-Khía-Đặc-Sản-Năm-Căn_Cà-Mau-i.35818259.1825203039
-
Mắm ruốc Nghệ An
Mắm ruốc xứ Nghệ không phải được làm từ thịt lợn như người Bắc vẫn làm. Ruốc ở đây là tên một loài tép biển, thân nhỏ hơn tép đồng. Mùa con ruốc kéo dài từ tháng Giêng đến tháng Tư (âm lịch) hàng năm. Vào mùa ruốc, ngư dân nhà nào nhà nấy cũng rộn ràng đi kéo ruốc.
Con ruốc kéo được thường dùng để làm mắm hoặc bán cho các nhà máy đóng hộp xuất khẩu. Theo những người dân ở đây, làm mắm ruốc cũng đòi hỏi sự cầu kỳ và kỹ lưỡng không thua kém gì những món ăn phức tạp. Phải chọn con ruốc tươi, tuyệt đối không dùng nước lã để rửa vì ruốc sẽ bị thối rữa. Ruốc rửa phải thật sạch, nếu có lẫn tạp chất mắm ruốc sẽ không ngon và nhanh bị hỏng.
Sau khi rửa, ruốc phải được trộn, đảo đều với muối hạt rồi đem đi ủ. Mắm ngon không những phải có mùi thơm nhẹ, vị vừa phải, không quá mặn, mà còn phải có màu đỏ au hấp dẫn. Với những người dân nơi đây, mắm ruốc được sử dụng như một gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều gia đình Nghệ An. Mắm có thể dùng làm nước chấm, ăn kèm với bún hay chế biến nhiều món khác như nêm canh, cháo ruốc, mắm ruốc kho thịt, hay mắm ruốc rim…
Link mua hàng: shopee.vn/mắm-ruốc-chua-cay-mắm-tép-bà-Quýnh-đặc-sản-Nghệ-An-i.63435420.3647206601