Lá tía tô
Tía tô còn gọi là é tía, tử tô, xích tô. Tía tô có tính ấm, vị cay, tác động vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, không độc. Hạt tía tô có chứa tới 40% dầu béo, và nhờ chứa lượng tinh dầu lớn như vậy nên lá tía tô có tác dụng giảm đau, chống viêm, giãn mạch, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn giúp chữa nhanh cơn gút cấp tính. Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens L, họ bạc hà, có tính ấm, vị cay. Theo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan… Trong lá tía tô có các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm.
Những hoạt chất trong lá tía tô giúp loại cây này trở thành một vị thuốc trị gout hữu hiệu. Tác dụng khi chữa bệnh gút bằng lá tía tô có thể kể đến là: Giảm đau, đặc biệt là cơn đau gút cấp tính, chống viêm, ức chế loại enzym đóng vai trò hình thành axit uric trong cơ thể. Lợi tiểu nên giúp tăng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Chữa bệnh gout bằng lá tía tô là một bài thuốc đơn giản, lành tính. Người bệnh có thể dễ dàng hái lá tía tô trong vườn nhà hoặc mua ngoài chợ. Lá tía tô ở dạng tươi, khô hoặc dạng bột đều có tác dụng giảm đau do gút, hỗ trợ giảm acid uric.
Cách thực hiện:
- Uống nước lá tía tô: Bạn lấy lá tía tô rửa sạch, đem đun sôi rồi chắt lấy nước uống hàng ngày cách thường xuyên. Việc uống thường xuyên sẽ giúp giảm sưng, chống viêm và tăng cường khả năng đào thải lượng acid uric ra khỏi cơ thể. Nhờ vậy mà bệnh nhân có thể khắc phục các triệu chứng bệnh nhanh hơn.
- Đắp lá tía tô: Việc đắp lá tía tô sẽ giúp cho tình trạng đau khớp sẽ dịu đi nhanh chóng. Bạn dùng lá và cành tía tô rửa sạch, đem giã nát rồi đắp vào chỗ khớp bị sưng viêm, tình trạng sẽ nhanh chóng được cải thiện rõ rệt.
- Ăn lá tía tô: Bổ sung lá tía tô vào bữa ăn hàng ngày sẽ vừa giúp tăng khẩu vị vừa giúp hấp thụ dưỡng chất tối đa nhất. Nhờ đó mà những cơn đau của bạn sẽ giảm một cách dần dần, giúp việc đi lại, hoạt động của bạn dễ dàng hơn.