Top 10 Cách chữa bệnh gút hiệu quả nhất

Thai Ha Nguyen 1624 0 Báo lỗi

Bệnh gút (còn gọi là gout hay thống phong) là một dạng viêm khớp phổ biến, người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón ... xem thêm...

  1. Trầu không là loài cây vô cùng quen thuộc với mỗi gia đình người dân Việt chúng ta. Nó có tên khoa học là Piper Betle, thuộc họ Hồ tiêu Piperaceae, là loại dây leo mọc nhiều ở nước ta cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á. Các nhà khoa học đã nghiên cứu rằng trong lá trầu có chứa 2,4% tinh dầu bao gồm các nhóm hoạt chất như: Eugenol, Chavicol, Chavibetol, Estragol… Lá trầu còn giúp tránh được bệnh ho và các bệnh về răng miệng, hôi miệng, cùng với một số tác dụng khác như làm tăng hưng phấn, kích dục, hỗ trợ táo bón. Lá trầu nó còn có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm tốt, giúp giảm viêm phổi, giảm viêm phế quản, tan đàm, vì thế mà cải thiện được tình trạng phổi tắc nghẽn phổi mãn tính. Tác dụng trị nấm của lá trầu cũng khá hiệu nghiệm, kể cả nấm da. Chúng ta có thể giã nát lá trầu rồi xát vào những vùng da bị nấm sẽ thấy hiệu quả. Bên cạnh đó, trầu không còn có tác dụng đối với việc điều trị bệnh gut.

    Nước dừa dùng trong phối hợp trị liệu cùng với lá trầu có vai trò như một chất hòa tan, giúp chiết xuất hoạt chất trong lá trầu ra một cách nhanh chóng. Nước dừa còn là một chất điện phân tự nhiên, giúp tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể, giúp cân bằng chuyển hóa. Nước dừa làm tăng HDL (một chất có lợi cho mạch máu, giúp dọn dẹp các cholesterol xấu trong lòng mạch). Trong thành phần của nước dừa còn có nhiều kali rất tốt cho tim mạch và các thành phần khác tương tự như huyết tương máu người. Nước dừa còn có tác dụng kháng virút, kháng viêm, chống oxy hóa và khử độc rất tốt, làm giảm sự hình thành axít lactic (axít lactic từ rượu là chất cạnh tranh đào thải với axít uric qua thận, gây ứ đọng, tăng cao lượng uric trong máu. Đó là nguyên nhân tại sao mỗi khi đi nhậu về thì gút nặng thêm). Khi uống nước dừa giúp cải thiện các bất thường về tiết niệu và thận, tăng đào thải axít uric. Vì vậy mà phương thuốc phối hợp lá trầu và nước dừa là một cách tuyệt vời để khống chế bệnh gút.


    Cách thực hiện:

    • Mỗi sáng thức dậy các bạn hãy dùng 100g lá trầu tươi sau đó cắt nhuyễn ngâm vào trong một trái dừa xiêm vừa vạt nắp gáo. Chúng ta nên chắt bớt một chút nước dừa ra để khỏi bị tràn khi cho lá trầu nhuyễn vào, sau đó đậy nắp lại và ngâm đúng 30 phút.
    • Sau 30 phút ta chắt ra ly, uống một mạch. Không ăn sáng ngay mà chờ đến khi nước dừa, trầu được cơ thể hấp thu hoàn toàn, sau khi đi tiểu trở lại rồi mới được ăn sáng.
    • Làm như vậy trong vòng một tuần thì các cơn đau nhức do bệnh gút về đêm chắc chắn sẽ giảm hẳn. Người bệnh có thể ngủ ngon một mạch đến sáng và cảm thấy khoan khoái tươi tỉnh ra, cơn đau giảm đi vì thế mà đầu óc minh mẫn, dễ chịu. Cần phải uống liên tục trong 1 tháng liền để trị bệnh triệt để và hiệu quả.
    Lá trầu không
    Lá trầu không
    Nước dừa
    Nước dừa

  2. Tía tô còn gọi là é tía, tử tô, xích tô. Tía tô có tính ấm, vị cay, tác động vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, không độc. Hạt tía tô có chứa tới 40% dầu béo, và nhờ chứa lượng tinh dầu lớn như vậy nên lá tía tô có tác dụng giảm đau, chống viêm, giãn mạch, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn giúp chữa nhanh cơn gút cấp tính. Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens L, họ bạc hà, có tính ấm, vị cay. Theo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan… Trong lá tía tô có các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm.

    Những hoạt chất trong lá tía tô giúp loại cây này trở thành một vị thuốc trị gout hữu hiệu. Tác dụng khi chữa bệnh gút bằng lá tía tô có thể kể đến là: Giảm đau, đặc biệt là cơn đau gút cấp tính, chống viêm, ức chế loại enzym đóng vai trò hình thành axit uric trong cơ thể. Lợi tiểu nên giúp tăng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Chữa bệnh gout bằng lá tía tô là một bài thuốc đơn giản, lành tính. Người bệnh có thể dễ dàng hái lá tía tô trong vườn nhà hoặc mua ngoài chợ. Lá tía tô ở dạng tươi, khô hoặc dạng bột đều có tác dụng giảm đau do gút, hỗ trợ giảm acid uric.

    Cách thực hiện:

    • Uống nước lá tía tô: Bạn lấy lá tía tô rửa sạch, đem đun sôi rồi chắt lấy nước uống hàng ngày cách thường xuyên. Việc uống thường xuyên sẽ giúp giảm sưng, chống viêm và tăng cường khả năng đào thải lượng acid uric ra khỏi cơ thể. Nhờ vậy mà bệnh nhân có thể khắc phục các triệu chứng bệnh nhanh hơn.
    • Đắp lá tía tô: Việc đắp lá tía tô sẽ giúp cho tình trạng đau khớp sẽ dịu đi nhanh chóng. Bạn dùng lá và cành tía tô rửa sạch, đem giã nát rồi đắp vào chỗ khớp bị sưng viêm, tình trạng sẽ nhanh chóng được cải thiện rõ rệt.
    • Ăn lá tía tô: Bổ sung lá tía tô vào bữa ăn hàng ngày sẽ vừa giúp tăng khẩu vị vừa giúp hấp thụ dưỡng chất tối đa nhất. Nhờ đó mà những cơn đau của bạn sẽ giảm một cách dần dần, giúp việc đi lại, hoạt động của bạn dễ dàng hơn.
      Lá tía tô
      Lá tía tô
      Chữa bệnh gout bằng lá tía tô
      Chữa bệnh gout bằng lá tía tô
    • Đậu xanh có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Nhờ đó việc sử dụng đậu xanh trong các món ăn hàng ngày có thể giúp giảm phù nề, điều hòa ngũ tạng. Ngoài ra vỏ của đậu xanh còn có tác dụng giải độc, chữa mụn nhọt, làm mát cơ thể. Đậu xanh là bài thuốc chữa bệnh gút của người Sán Dìu, đã được áp dụng và mang lại hiệu quả. Tác dụng giảm triệu chứng của bệnh gout chủ yếu đến từ vỏ của đậu xanh, do chứa nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, giảm sự hình thành axit uric trong cơ thể.


      Đông y ghi nhận đậu xanh có vị ngọt, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt và trừ phiền nhiệt, làm dịu nhanh những cơn đau nhức, làm lành những tổn thương, khắc phục tình trạng viêm. Nhờ đó, giúp cải thiện một số triệu chứng của các bệnh như: đái tháo đường, mỡ máu cao, huyết áp cao, viêm gan mạn tính và bệnh gout. Ngoài ra, đậu xanh cũng đào thải axit uric nhanh chóng nhờ vào đặc tính thanh nhiệt, giải độc, giúp thận hoạt động với hiệu suất cao hơn. Bên cạnh đó, một số tài liệu còn cho rằng đậu xanh có tác dụng giảm viêm, hạn chế đau nhức do gout nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa, flavonoid… Để đạt hiệu quả từ bài thuốc này, người bệnh cần thực hiện đều đặn mỗi ngày.

      Cách thực hiện:

      • Đậu xanh để nguyên vỏ, ninh cho thật nhừ, không cho thêm bất cứ gia vị gì.
      • Ăn đậu xanh đã ninh nhừ ấy vào mỗi buổi sáng và buổi tối.
      • Mỗi bữa ăn một bát. Sáng thì ăn thay bữa sáng, tối ăn trước khi đi ngủ.
      • Ăn liên tục như vậy trong 30 ngày sẽ giúp người bệnh giảm những cơn đau rõ rệt.
      Hạt đậu xanh
      Hạt đậu xanh
      Chữa bệnh gút bằng đậu xanh
      Chữa bệnh gút bằng đậu xanh
    • Trong Đông y, đu đủ xanh mang trong mình tính hàn, có vị ngọt thanh, mùi hơi hắc có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tố và lượng acid uric ra ngoài cơ thể (acid uric nguyên nhân chính gây nên sự hình thành và phát triển của bệnh gout). Bên cạnh đó, tính hàn của loại quả này còn có tác dụng giải độc gan, bổ tỳ, nhuận tràng. Vị ngọt thanh của quả đu đủ có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu nhanh những cơn đau nhức xương khớp do bệnh gout gây nên, giúp xoa dịu những tổn thương. Đồng thời giúp khắc phục được tình trạng viêm, phù nề tại các khớp và các xương.


      Trong đông y, lá trà xanh mang trong mình tính bình, vị đắng có tác dụng xoa dịu những tổn thương và giúp giảm đau tốt. Bên cạnh đó thành phần chống oxy hóa trong lá trà xanh gồm axit gallic và polyphenol còn có tác dụng chống nhiễm khuẩn, kháng viêm. Điều này giúp người bệnh khắc phục được triệu chứng viêm và sưng cơ xương khớp do bệnh gout gây ra. Chính vì thế khi bạn kết hợp trà xanh và đu đủ xanh sẽ tạo ra một bài thuốc chữa bệnh gout hoàn hảo.


      Cách thực hiện:

      • Đun sôi 2 lít nước sạch.
      • Lấy 1 quả đu đủ xanh có kích thước trung bình (khoảng 0,5kg) rửa sạch. Bỏ hạt, cắt đu đủ thành từng miếng nhỏ (không rửa lại để giữ nguyên được lượng nhựa đu đủ).
      • Bỏ đu đủ vào nồi nước đang sôi, đun thêm chừng 5 phút nữa.
      • Cho thêm vào 2 thìa lá trà xanh khô, rồi đun thêm 5 phút nữa.
      • Lọc bỏ đu đủ và trà xanh, chỉ lấy phần nước trong, để nguội.
      • Uống nước này thay nước lọc trong cả ngày. Uống 3 lần 1 tuần, liên tục trong vòng 1 tháng.
      Đu đủ xanh
      Đu đủ xanh
      Lá trà xanh
      Lá trà xanh
    • Cây lá lốt là loại cây thân thảo sống lâu năm trong điều kiện ẩm ướt mọc tươi tốt, rất gần gũi với các gia đình Việt. Bộ phận dùng làm thuốc chữa bệnh gút chính là lá, thân và rễ của cây. Theo các tài liệu y học cổ truyền, lá lốt có có vị cay, tính ấm và mùi thơm đặc trưng. Thảo dược này phát huy tốt các công dụng làm ấm khớp, kiện gân cốt và trừ phong hàn. Ngoài dùng chữa bệnh gout thì còn đáp ứng tốt với nhiều bệnh cơ xương khớp khác như viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, đau lưng…

      Các nghiên cứu dược lý hiện đại cũng tìm thấy một số thành phần hoạt chất trong lá lốt có dược tính rất tốt. Nhất là flavonoid và alcaloid có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, làm giảm viêm và ức chế truyền phát tín hiệu đau từ khớp lên não bộ. Từ đó làm giảm các triệu chứng bệnh gout. Hơn nữa, lá lốt khi được dùng theo đường ăn uống còn đem lại rất nhiều lợi ích khác. Điển hình như lợi tiểu, tiêu độc ϑà tốt cho quá trình tiêu hóa. Nhờ đó mà có thể làm giảm một lượng đáng kể acid uric dư thừa trong máu. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng với việc kiểm soát tiến triển của bệnh gout.

      Cách thực hiện:

      • Lấy 100g lá lốt đã phơi khô, dùng nấu nước uống hàng ngày sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh gout một cách nhanh nhất. Bạn cũng có thể dùng lá lốt vào các món ăn hàng ngày để giảm bệnh.
      • Ngoài ra, nếu bệnh nặng, bạn có thể phối hợp lá lốt cùng với các vị thuốc khác như rễ cỏ xước 30g, lá xương sông 25g, rễ bưởi bung 15g, lá lốt 50g. Tất cả đem sắc lấy nước uống kết hợp với ngâm tay chân có thể chữa các các chứng đau nhức xương khớp nghiêm trọng.
      Lá lốt
      Lá lốt
      Chữa bệnh gút bằng lá lốt
      Chữa bệnh gút bằng lá lốt
    • Bệnh gout thường gây ra những cơn đau, sưng viêm ở các khớp khiến người bệnh đau đớn và gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Do vậy, việc điều trị bệnh cần phải được thực hiện ngay và đúng phương pháp mới có thể thuyên giảm. Trị bệnh gout bằng giấm táo là một trong những cách đơn giản và hiệu quả được nhiều người lựa chọn nhất, mang đến những tác dụng không ngờ.


      Dấm táo nổi tiếng là sản phẩm được chị em sử dụng để làm đẹp. Tuy nhiên, nó còn có khả năng điều trị hiệu quả bệnh gout nói riêng và các bệnh viêm khớp nói chung mà không phải ai cũng biết. Các axit có trong dấm táo sẽ giúp giảm nhanh cơn đau gout cấp tính. Ngoài ra, khi pha dấm táo với vài giọt mật ong, nó sẽ giúp thúc đẩy phản ứng chống viêm của cơ thể. Dưới đây là cách chữa gout bằng nước dấm táo cách chữa gout bằng nước dấm táo.


      Cách thực hiện:

      • Pha 1 thìa cà phê dấm táo hòa với 1 cốc nước ấm, ngày uống 2 - 3 lần.
      • Cho 1 - 2 thìa giấm táo vào 250ml nước ấm để uống mỗi ngày sẽ giúp giảm axit uric trong máu và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Nếu bạn cảm thấy khó uống có thể thêm một chút mật ong và nước cốt chanh vào khuấy đều.
      • Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng viêm, sưng bạn cũng có thể cho giấm táo vào nước ép anh đào để uống.
      Chữa bệnh gout đơn giản bằng dấm táo
      Chữa bệnh gout đơn giản bằng dấm táo
      Chữa bệnh gút bằng dấm táo
      Chữa bệnh gút bằng dấm táo
    • Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng acid uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urát tại khớp gây viêm khớp. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng thường là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Đa phần bệnh nhân khi điều trị dứt được cơn đau đều tự cho là đã khỏi bệnh mà không biết rằng bệnh vẫn đang âm thầm tiến triển bên trong. Nếu không được điều trị tiếp tục và triệt để, các cơn đau sẽ xuất hiện trở lại ngày càng nhiều và nặng hơn.


      Các tính chất chống viêm có trong gừng rất hữu ích trong việc làm giảm đau, giảm viêm sưng… Có khá nhiều cách chữa bệnh gout tại nhà nhờ gừng mà chúng ta có thể tham khảo và bắt tay vào làm. Gừng có đặc tính chống viêm cao, chính điều này giúp làm giảm cơn đau và viêm ở vùng sưng đau do gout. Bạn chỉ cần thêm gừng nhiều hơn vào các bữa ăn để hỗ trợ điều trị gout. Thực hiện đều đặn ngày 1 lần bạn sẽ thấy những chuyển biến vô cùng khả quan.


      Cách thực hiện:

      • Trộn một lượng bằng nhau: bột cỏ cà ri, bột nghệ, bột gừng khô trong một cốc nước ấm. Uống nước này 2 lần/ngày.
      • Bổ sung thêm gừng vào việc chế biến các món ăn.
      • Trộn nửa thìa cà phê gừng băm nhỏ vào một cốc nước sôi, để 5 phút và uống 1 lần/ngày.
      Giảm đau gout cấp tính bằng bột gừng
      Giảm đau gout cấp tính bằng bột gừng
      Chữa bệnh gút bằng bột gừng
      Chữa bệnh gút bằng bột gừng
    • Khi quá trình đào thải Acid Uric không diễn ra bình thường mà bị rối loạn, nồng độ axit uric trong máu tăng cao là nguyên nhân gây nên tình trạng Gout đáng lo sợ cho người bệnh. Khi nồng độ này vượt khỏi mức tối đa cho phép, các tinh thể urat sẽ bắt đầu kết tủa, hình thành với mũi sắc nhọn cứa và đâm vào các khớp. Đó là lý do tại sao người bệnh đau đớn quằn quại khi gặp tình trạng này. Baking soda có thể giúp giảm lượng axit uric, giúp người bệnh gout thoát khỏi các cơn đau một cách nhanh chóng.


      Baking Soda có độ kiềm cao. Vì vậy mà khi vào cơ thể hoạt động của chúng sẽ giúp không ngừng đào thải lượng axit uric dư thừa ra bên ngoài. Bên cạnh đó còn giúp bệnh nhân giảm được những cơn đau dữ dội do tình trạng Gout cấp. Sử dụng Baking Soda cũng là một cách điều chỉnh nồng độ pH trong cơ thể. Từ đó làm giảm lượng Acid Uric dư thừa trong máu, hạn chế việc hình thành Gout đồng thời giảm các cơn đau về đêm. Điều này qua một vài khảo sát thực tế đã cho thấy người dùng có rất nhiều phản hồi tích cực về tình trạng bệnh.


      Cách thực hiện:

      • Bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 250ml nước lọc sau đó cho 1 thìa Baking Soda vào, khuấy cho đến khi hòa tan và uống.
      • Thời gian đầu sử dụng, khi bệnh Gout đang nặng, bạn nên kiên trì sử dụng 2 - 3 lần/ngày và đừng quên dành 1 lần về đêm.
      • Một việc quan trọng bạn không nên bỏ qua đó là thường xuyên theo dõi lượng Acid Uric trong máu, nếu giảm dần thì cân nhắc việc sử dụng Baking Soda sao cho hợp lý nhất.
      Giảm axit uric bằng baking soda
      Giảm axit uric bằng baking soda
      Chữa bệnh gút bằng baking soda
      Chữa bệnh gút bằng baking soda
    • Chanh là loại quả chứa nhiều vitamin C, được biết là rất có lợi cho những người bị bệnh gút. Chanh có tác dụng uricosuric làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Đã có một số nghiên cứu chứng minh hiệu quả của nước chanh đối với bệnh gút. Một nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng những người tiêu thụ lượng vitamin C cao nhất có mức axit uric thấp nhất. Vì vậy, nếu bạn đã uống nước chanh mỗi ngày, bạn đang đi đúng hướng.


      Chanh
      cũng giúp kiềm hóa nước tiểu. Khi nồng độ pH trong cơ thể quá cao, đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang quá chua. Chanh có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa của bạn và làm tăng huyết áp của bạn. Điều này được chống lại bởi chanh vì chanh kích thích sản xuất canxi cacbonat, chất trung hòa axit, bao gồm cả axit uric. Nếu bạn bị sỏi thận ngoài việc bị bệnh gút, bạn có thể được hưởng lợi rất nhiều từ việc uống nước chanh. Một nghiên cứu cho thấy những người uống nước chanh giảm nguy cơ bị sỏi thận. Đây là cách đơn giản và hiệu quả để giữ cho thận khỏe mạnh và đào thải axit uric ra ngoài hiệu quả.

      Cách thực hiện:

      • Cách phổ biến nhất mà mọi người tiêu thụ chanh là vắt chanh vào một cốc nước (tạo ra nước kiềm). Khi thức dậy vào buổi sáng, điều đầu tiên bạn nên làm là chuẩn bị cho mình một ly vì cơ thể bạn sẽ hấp thụ tốt nhất khi dạ dày trống rỗng.
      • Để có kết quả tốt nhất, hãy sử dụng nước ấm vì nhiệt độ sẽ giúp chiết xuất vitamin C và polyphenol từ chanh. Ngay cả nước sôi sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả của chanh, mặc dù bạn sẽ muốn uống chanh ngay lập tức, vì vậy nước ấm là cách tốt nhất.
      • Nếu bạn thích nước chanh lạnh, hãy để nước chanh trong tủ lạnh ít nhất một giờ. Điều này sẽ giúp tăng hương vị của chanh, làm cho chanh trở thành một thức uống ngon.
        Nước chanh - Thức uống người bị gout nên dùng
        Nước chanh - Thức uống người bị gout nên dùng
        Chữa bệnh gút bằng nước chanh
        Chữa bệnh gút bằng nước chanh
      • Một số nghiên cứu khoa học đã khẳng định chất nước màu đỏ sậm của trái anh đào (cherry) chứa khoảng 17 loại chất. Trong đó, có một thành phần chống oxy hoá rất mạnh có tên khoa học anthocyanins, giúp cơ thể làm chậm tốc độ lão hoá và chống lại các rủi ro của bệnh ung thư, đặc biệt là hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả. Trái anh đào có tác dụng trong điều trị bệnh gout nhờ thành phần có chứa các dưỡng chất: Chất Athocyanin: đây là hợp chất tạo màu hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên, thuộc nhóm flavonoid, sự xuất hiện của anthocyanin trong trái cây tạo cho trái cây có màu đỏ, đỏ tía, tím đen, xanh đen). Nó có tác dụng phá vỡ tinh thể Axit Uric, giúp đào thải Axit Uric ra ngoài nhanh hơn, dễ dàng hơn. Anthocyanins có tác dụng chống viêm mạnh gấp 10 lần so với aspirin.


        Ngoài ra, Anthocyanins trong trái anh đào còn có tác dụng ngăn chặn việc hình thành các mảng bám trong thành động mạch, hiệu quả hơn nhiều so với vitamin C và E. Kali có nhiều trong trái anh đào, nó có tính kiềm nên có tác dụng kiềm hãm, ngăn ngừa sự phát triển Axit Uric trong máu. Vitamin C trong anh đào có tác động đối với Axit Uric, nó làm giảm lượng Axit Uric trong máu. Bổ sung trái anh đào hoặc chiết xuất từ anh đào giúp làm giảm đáng kể (khoảng 35%) nguy cơ tái phát bệnh gout. Anh đào dù ngọt hay chua cũng đều hữu ích trong việc điều trị bệnh gout bởi tính chất chống oxy hóa có trong thứ quả này. Không chỉ thế, chất anthocyanins trong anh đào còn có thể làm giảm viêm cũng như ngăn ngừa triệu chứng bệnh gout bùng phát. Vì vậy chữa gout bằng nước anh đào được rất nhiều người ưa dùng.


        Cách thực hiện:

        • Khi cảm thấy cơn đau do gout có dấu hiệu khởi phát, người bệnh hãy ăn 10 trái anh đào tươi hoặc khô, hai lần/một ngày. Cơn đau sẽ lui sau 3 6- 48 giờ, thậm chí có thể sớm hơn. Tiếp tục ăn một lượng trái anh đào như vậy thêm hai ngày hoặc cho đến khi cơn đau hết hẳn. Để phòng ngừa, người bệnh có thể ăn 6-8 trái anh đào hằng ngày để đẩy lùi những cơn đau do gout.
        • Nếu không thích ăn trực tiếp, bạn có thể uống nước ép trái anh đào hoặc sử dụng nước anh đào cô đặc. Nước ép anh đào nên pha cùng với nước theo tỉ lệ 1 phần nước ép với 2 phần nước. Người bệnh nên uống từ 2 đến 3 ly trong cơn Gout cấp và mỗi ngày 1 ly để duy trì hiệu quả tối đa của quả anh đào. Bạn cũng có thể sử dụng nước anh đào đen cô đặc pha với nước. Tỉ lệ thích hợp là 2 đến 3 muỗng café nước cốt anh đào với 200ml nước, dùng 2 ly giữa cơn Gout cấp và duy trì mỗi ngày 1 ly.
        Cách chữa bệnh gout bằng anh đào
        Cách chữa bệnh gout bằng anh đào
        Chữa bệnh gút bằng anh đào
        Chữa bệnh gút bằng anh đào



      Công Ty cổ Phần Toplist
      Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
      Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
      Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
      Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy