Top 10 Thương hiệu rượu nổi tiếng nhất tại Việt Nam

Đinh Thị Thu Thúy 2364 0 Báo lỗi

Có thể nói uống rượu là một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam từ xa xưa. Khác hẳn với những lễ nghi thưởng thức rượu ... xem thêm...

  1. Top o

    Rượu làng Vân (Bắc Giang)

    Cái tên rượu làng Vân Bắc Giang đã trở thành thương hiệu độc đáo và được xem như một loại mỹ tửu của xứ Kinh Bắc, là niềm tự hào từ bao đời nay của người dân sống trên mảnh đất này. Làng Vân và rượu làng Vân Bắc Giang có tự bao giờ, khó mà có câu trả lời chính xác, bởi thần phả, tộc phả đã bị chiến tranh tàn phá và tiêu hủy cả. Chỉ biết rằng, dân làng Vân xưa nay vẫn thờ bà “Tổ nghiệp” là bà Nghi Định. Bà mang nghề nấu rượu từ Trung Hoa về truyền dạy lại cho dân làng Vạn Vân, làm nên danh tiếng rượu làng Vân. Kể từ đó trong làng cũng hình thành cái lệ là cứ mùng 4 Tết Nguyên Đán, mỗi nhà phải cử một người ra chùa Rộc uống máu ăn thề, nguyền phải giữ bí quyết nghề tổ, không được truyền cho người ngoài làng, kể cả con gái.


    Tuy nhiên, căn cứ vào sự phát triển văn hóa giáo dục ở trong vùng, có thể ước tính làng Vân có khoảng 500 - 600 năm lịch sử. Theo người làm rượu ở làng Vân, muốn có được mẻ rượu Vân ngon đủ độ, trước hết phải lựa chọn hạt gạo nếp cái hoa vàng đủ chín, không dùng gạo còn non hay thu hoạch khi lúa đổ. Từng hạt gạo, phải đủ độ mọng căng, vàng và không dùng hạt lép…Ngoài ra, lựa chọn men rượu để ngâm ủ và để hạt cơm lên men cũng là một bí quyết của người dân nơi đây - loại men được làm từ 35 vị thuốc Bắc. Rượu làng Vân khi nấu xong vẫn chưa sử dụng được luôn mà phải để trong những chiếc chum sành, đem hạ thổ, đặt trong hầm và bảo quản ở nhiệt độ từ 28 - 30 độ, để đủ 15 ngày rượu mới ngậm vị, rót ra có mùi thơm và đúng vị của rượu làng xưa.

    Rượu làng Vân
    Rượu làng Vân
    Rượu làng Vân
    Rượu làng Vân

  2. Top o

    Rượu Kim Sơn (Ninh Bình)

    Rượu Kim Sơn là một loại rượu có thương hiệu, hiện được đề cử kỷ lục "Top 10 đặc sản rượu nổi tiếng nhất Việt Nam". Rượu được sản xuất từ các làng nghề truyền thống thuộc huyện miền biển Kim Sơn, Ninh Bình. Rượu Kim Sơn là rượu được chưng cất từ gạo nếp, men thuốc bắc, nguồn nước giếng khơi tự nhiên, sản xuất theo bí quyết của người dân các làng nghề tại Kim Sơn. Rượu thường có nồng độ cao, trong suốt, bọt tăm rượu càng to thì độ rượu càng cao. Trước đây, rượu được đựng trong các vò đất và nút lá chuối khô, khi uống vào cảm thấy rất thơm và êm dịu. Cùng với những người Kim Sơn di cư, rượu Kim Sơn đã đi đến nhiều vùng của Việt Nam. Ngày nay rượu Kim Sơn đã được đóng chai và bán trên thị trường. Hiện nay có nhiều làng nghề chuyên về nấu rượu ở Kim Sơn như: Phát Diệm, Hòa Lạc, Ứng Luật... nhưng nhiều nhất và nổi tiếng hơn cả vẫn là nghề nấu rượu ở xã Lai Thành, vì thế mà bên cạnh thương hiệu rượu Kim Sơn còn có thương hiệu rượu Lai Thành.


    Tại Kim Sơn, nếu rượu được nấu từ gạo lứt nếp chiêm gọi là rượu chiêm và rượu được nấu từ gạo lứt nếp vụ mùa thì gọi là rượu mùa. Khi nấu rượu thì gạo nếp không cần xay trắng, chỉ cần xay lứt, có nghĩa là lớp cám bọc bên ngoài hột gạo còn y nguyên. Ngâm gạo vài tiếng trước khi nấu thành cơm rượu. Cơm rượu nấu xong thì dàn ra một cái nia lớn cho nguội khoảng 1 giờ. Men được giã nhỏ và rắc đều lên trên mặt cơm rượu. Sau đó xếp lần lượt từng lớp vào một thúng có bọc lót lá khoai nước sao cho mặt trên lớp này (có men vừa rắc) úp vào mặt dưới lớp kia. Đậy kín thúng bằng lá chuối khô và không được mở ra để xem, vì rượu sẽ không lên men đều được. Men rượu được làm bởi những gia đình có kinh nghiệm lâu đời tại địa phương nên rất thơm và khô. Để có men quý người ta cho vào đó một số dược liệu có tác dụng thông khí huyết, diệt khuẩn. Sau khoảng 1 tuần ủ, cơm rượu được nên men và có vị chua ngọt, được gọi là cơm mọng. Khi dưới đáy thúng xuất hiện nước mọng, người ta cho cơm mọng từ thúng vào chum đựng và thêm nước vào rồi bịt kín miệng chum ủ tiếp. Tuỳ kinh nghiệm mà người đặt rượu sẽ để mấy ngày thì có thể đem ra nấu rượu. Nếu đem ra sớm quá thì sẽ được ít rượu, hèm còn ngọt, mà nếu để chậm quá thì cũng hỏng.

    Rượu Kim Sơn (Ninh Bình)
    Rượu Kim Sơn (Ninh Bình)
    Rượu Kim Sơn
    Rượu Kim Sơn
  3. Top o

    Rượu Mẫu Sơn (Lạng Sơn)

    Rượu Mẫu Sơn là một loại rượu ngon đặc sản do người Dao sống trên đỉnh Mẫu Sơn, Lạng Sơn làm ra. Rượu được chưng cất thủ công với phương thức cổ truyền hàng ngàn năm từ gạo, từ nước tinh khiết của những con suối chảy trong núi có độ cao hơn 1000m và loại men lá rừng được pha chế từ hơn 30 loại thảo dược quý hiếm. Rượu Mẫu Sơn trong vắt như nước suối, rót ra chén sủi tăm, uống vào không có cảm giác gắt, hay nóng, hương vị thơm nồng, êm dịu, đậm đà đặc trưng của lá và rễ cây. Năm 2002, thương hiệu rượu Mẫu Sơn đoạt giải thưởng Sao vàng đất Việt. Rượu Mẫu Sơn hay nói đúng hơn là dòng rượu dân gian có xuất xứ từ trên vùng núi cao Mẫu Sơn thuộc ba xã Mẫu Sơn, Công Sơn Cao Lộc và Mẫu Sơn Lộc Bình là một trong những đặc sản ẩm thực Xứ Lạng rất được ưa chuộng của đông đảo người tiêu dùng trong toàn quốc, là niềm tự hào của người Lạng Sơn mỗi khi giao lưu với bạn bè cả nước.


    Rượu Mẫu Sơn là thương hiệu rượu nổi tiếng của xứ Lạng, rượu là sự kết hợp của khí hậu Mẫu Sơn, nguồn nước Mẫu Sơn, men lá của người Dao và phương pháp chưng cất thủ công truyền thống độc đáo của người Dao sinh sống tại núi Mẫu Sơn. Trong những ngày tiết trời giá rét, nhâm nhi một chén rượu Mẫu Sơn, ngắm nhìn thung lũng từ trên cao, ngân nga một hai điệu nhạc dân tộc, bạn sẽ thấy cảm giác khoan khoái, ấm áp khác hẳn khi bạn uống đồ uống nóng khác. Đó là điều đặc biệt của rượu Mẫu Sơn dễ dàng làm say lòng người. Ngày 11/07/2011 UBND tỉnh Lạng Sơn đã ra quyết định số 1087/QĐ-UBND cho phép Thành lập Hiệp hội rượu cùng cao Mẫu Sơn. Ngày 12/10/2011 Hiệp hội rượu cùng cao Mẫu Sơn đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất. Với sự thống nhất cao Đại hội đã bầu ra Ban lãnh đạo Hiệp hội. Ông Đoàn Quyết Chiến - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần phát triển Công Mẫu Sơn được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội.

    Rượu Mẫu Sơn (Lạng Sơn)
    Rượu Mẫu Sơn (Lạng Sơn)
    Rượu Mẫu Sơn (Lạng Sơn)
    Rượu Mẫu Sơn (Lạng Sơn)
  4. Top o

    Rượu Ba Kích (Quảng Ninh)

    Ba kích là một vị thuốc nam quý hiếm, có tác dụng tráng dương, bổ thận và giãn gân cốt rất tốt. Người dân Quảng Ninh thường ngâm ba kích với rượu, vừa là bài thuốc tốt, vừa đem đến một thức rượu ngon hảo hạng. Trong các sự kiện lớn, ngày lễ, ngày Tết, trên mâm cơm của người Bắc Ninh chắc chắn không thể thiếu một chai rượu Ba Kích cho bữa ăn thêm tròn vị, cho câu chuyện thêm rộn ràng. Rượu Ba Kích Quảng Ninh là một đặc sản truyền thống nổi tiếng của Quảng Ninh. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành 4 mùa xuân hạ thu đông rõ rệt, tại các vùng rừng thứ sinh (Tiên Yên, Ba Chẽ, Hoành Bồ…). Khí hậu và thổ nhưỡng Quảng Ninh đã tạo ra một loài cây thuốc quý, có giá trị độc đáo này. Củ ba kích tươi dùng ngâm rượu có màu tím, vị ngọt nhẹ, mùi thơm ba kích đặc trưng. Ba kích tím Quảng Ninh có tác dụng cố tinh, trợ dương, chữa đau lưng mỏi gối, bổ não, tăng cường thể lực và đặc biệt rượu ba kích có thời gian ngâm tối thiểu một năm nên uống rất êm và có tác dụng dược lý rõ rệt.


    Rượu ba kích Yên Tử là rượu đặc sản đạt 4 sao OCOP Quảng Ninh, là loại rượu ba kích hoàn toàn không gây đau đầu, uống say không mệt, không khát nước và đào thải nhanh sau khi uống. Rượu ba kích Yên Tử là rượu ba kích đóng chai chất lượng cao, được khách hàng tín nhiệm hơn 10 năm qua. Rượu ba kích Yên Tử là rượu ngâm truyền thống đầu tiên đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế ISO 22000:2018 và là rượu đặc sản OCOP được UBND tỉnh Quảng Ninh chứng nhận và giới thiệu. Rượu ba kích Yên Tử có mẫu mã sang trọng đẹp mắt, là sự lựa chọn của nhiều đơn vị Chính phủ, doanh nghiệp khi chọn rượu truyền thống làm quà tặng hoặc trong các buổi liên hoan.

    Rượu Ba Kích (Quảng Ninh)
    Rượu Ba Kích (Quảng Ninh)
    Rượu Ba Kích (Quảng Ninh)
    Rượu Ba Kích (Quảng Ninh)
  5. Top o

    Rượu Bó Nặm (Bắc Kạn)

    Rượu Bó Nặm là một loại rượu trắng nổi tiếng của Bắc Kạn, được lên men từ ngô và thảo dược, sau đó chưng cất theo phương pháp truyền thống của các dân tộc thiểu số địa phương. Rượu Bó Nặm là một loại rượu trắng nổi tiếng của Bắc Kạn, được lên men từ ngô và thảo dược, sau đó chưng cất theo phương pháp truyền thống của các dân tộc thiểu số địa phương. "Bó Nặm, theo tiếng dân tộc Dao, có nghĩa là “nguồn nước”. Trước đây, rượu Bó Nặm chỉ được tiêu thụ tại Bắc Kạn. Tuy nhiên, gần đây nó được tiêu thụ nhiều tại các thị trường lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và cũng đã được xuất khẩu sang Đông Âu.


    Rượu Bó Nặm có đặc trưng là hương thơm, vị hơi ngọt. Rượu Bó Nặm có nhiều loại với các độ cồn và dùng men khác nhau và được sử dụng tùy theo từng dịp. Những loại có độ cồn cao thường được chưng cất hơn một lần. Rượu Bó Nặm nấu theo phương pháp thủ công truyền thống có màu hơi đục do quá trình chưng cất thủ công không loại trừ hết được các hạt tinh bột siêu nhẹ và các chất đường. Rượu Bó Nặm được nấu bằng nguyên liệu địa phương (ngô và thảo dược địa phương) theo phương pháp truyền thống tại các hộ gia đình dân tộc ít người. Sản phẩm sẽ được bán lại cho nhà máy để lọc trong, khử Alđêhyt axetic, ổn định độ cồn, đóng chai, đóng gói và đem tiêu thụ.

    Rượu Bó Nặm (Bắc Kạn)
    Rượu Bó Nặm (Bắc Kạn)
    Rượu Bó Nặm (Bắc Kạn)
    Rượu Bó Nặm (Bắc Kạn)
  6. Top o

    Rượu cần (Tây Nguyên)

    Rượu cần là đồ uống thường xuyên, phổ biến và bất biến của các cư dân bản địa Tây Nguyên. Uống rượu cần trở thành phong tục, có nguồn gốc khá lâu đời, thành nét văn hóa đặc trưng trong đời sống. Rượu cần là thứ đồ uống quý thường chỉ dùng trong các dịp lễ tế thần linh, những ngày hội làng và dành đãi khách. Rượu cần là một thứ thức uống, hơn thế, thứ thức uống này có cồn men và đặc biệt là thứ thức uống đó được sử dụng thông qua một phương tiện gọi là "cần". Rượu cần dưới góc độ vật chất mà xét thì bản thân nó chưa đủ để hình thành một "nền văn hóa" rượu cần, mà phải hơn thế, thứ dạng thức "văn hóa vật chất" đó còn đi kèm với nhiều yếu tố khác về tinh thần, tâm linh, phong tục, tín ngưỡng… thì mới thực sự trở thành một dạng thức văn hóa gọi là văn hóa rượu cần. Rượu cần còn có tên là "lảu kép" (rượu trấu), "lảu bẳng" (rượu ống), "lảu co" (rượu cây) "lảu xá" (rượu vỏ trấu), "lảu xả" (rượu của người Xá, dân tộc Khơ mú, loaị rất đậm ngọt.


    Rượu cần đối với người Tây Nguyên là sản phẩm văn hoá vật chất tinh thần của mỗi gia đình. Đặc biệt trong các lễ hội và để mời khách quý, rượu cần còn phản ánh tinh thần cộng đồng là vật dâng hiến cho thần linh. Để có được một ché rượu ngon đúng hương vị của người bản địa rượu phải ngọt đắng, uống vaò luôn có cảm giác nồng ấm, sảng khoái và vui vẻ hoà đồng với mọi người, yêu thiên nhiên đất nước. Giàng (trời) tối cao đã ban cho Tây Nguyên rượu cần và ngàn đời nay đã trở thành thuần phong mỹ tục, sinh hoạt văn hoá của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Tất cả mọi người, già trẻ, gái trai, không phân biệt chức sắc hay thường dân, ai cũng có thể vin cần mà uống. Uống được bao nhiêu tùy cái bụng của mình. Ở Tây Nguyên đâu đâu cũng uống rượu cần. Rượu cần thơm, ngon, mát, bổ, kích thích tiêu hoá, lợi tiểu. Chum nhỏ là một chum một cần, chồng rót vợ uống và ngược lại. Chum nhỡ là đôi bạn, đôi cần, theo số chẵn là bốn, sáu, tám. Chum to sẽ là mười, mười hai, mười bốn bạn bè anh em.

    Rượu cần (Tây Nguyên)
    Rượu cần (Tây Nguyên)
    Rượu cần (Tây Nguyên)
    Rượu cần (Tây Nguyên)
  7. Top o

    Rượu Bàu Đá (Bình Định)

    Ngày xửa ngày xưa, men theo hai bờ sông Kôn của thượng nguồn xuôi về miền hạ, Bình Định đã có nhiều làng rượu ngon nổi tiếng, nhất là các làng Vĩnh Cửu, Vĩnh Phúc, Tiên Thuận... mà dân gian thường gọi là rượu Tây Sơn. Còn rượu Bàu Đá - cái thương hiệu rượu nổi tiếng trong nam, ngoài bắc ngày nay cũng chính là dòng rượu Tây Sơn, cũng thừa hưởng chung dòng nước ngọt ngào của ngọn nguồn sông Kôn được ủ lạnh, lọc trong từ những hộc đá ngầm ở Vực Bà, Nước Miên, Nước Trinh, sông Kxôm, Hầm Hô ban tặng cho một dòng sông, một vùng đất. Rượu Bàu Đá bắt nguồn từ tên của một bàu nước ngày xưa cả làng dùng chung và cũng là nguồn nước để chưng cất nên rượu. Tuy nhiên, ngày nay bàu nước cổ này đã cạn nước, để ủ men, cất rượu người dân thường dùng nguồn nước từ những mạch nước giếng của làng. Rượu Bàu Đá chuẩn hương vị ngày nay không còn mấy, bạn có thể thưởng thức rượu tại làng nghề truyền thống Bàu Đá - nơi có nguồn nước ngầm - cái hồn đặc trưng của rượu Bàu Đá.


    Quy trình để nấu ra rượu Bàu Đá cũng cực kỳ công phu và tỉ mỉ, chỉ phù hợp với những người chịu thương - chịu khó như người dân nơi đây. Trước tiên, gạo (hoặc nếp, hoặc đậu xanh - tùy vào loại rượu nào mà chọn nguyên liệu tương ứng) được cho vào nồi bảy bằng đồng nấu chín thành cơm, cơm không được nhão hay khô mà phải nở xốp đều hạt cơm. Cơm phải đem phơi trên cái nia, để nguội. Giã các bánh men rượu thật nhuyễn và rây mịn sau đó rãi đều trên lớp cơm gạo đã nguội chứa trên nia rồi trộn đều. Cho tấc cả vào vò gốm và đậy lá chuối kín ở trên để ủ liên tiếp 03 ngày 03 đêm (quy trình này gọi là ủ khô). Tiếp tục cho nước được lấy từ giếng có mạch ngầm của Bàu Đá vào ủ tiếp 02 ngày 02 đêm nữa (hoặc nhiều hơn tùy vào thời tiết). Sau đó nấu liên tiếp 6 tiếng đồng hồ mới cho ra một mẻ rượu Bàu Đá.

    Rượu Bàu Đá (Bình Định)
    Rượu Bàu Đá (Bình Định)
    Rượu Bàu Đá (Bình Định)
    Rượu Bàu Đá (Bình Định)
  8. Top o

    Rượu Hồng Đào (Quảng Nam)

    Rượu Hồng Đào là thức rượu nổi tiếng của người dân Quảng Nam. Rượu có ở khắp mọi nơi của miền đất, nhưng thường chỉ làm ra phục vụ những dịp lễ, cưới hỏi, lấy rượu làm hợp cẩn giao bôi. Cách làm rượu Hồng Đào khá cầu kì: Lấy rượu trắng nấu bằng gạo sau khi lên men, dùng cây tăm hương (chân hương đã đốt còn trong bát nhang) hoặc sử dụng vỏ bao hương nhúng vào rượu trắng để nhuộm màu hồng cho rượu. Bởi vậy, rượu Hồng Đào không được sử dụng phổ biến trong cả những ngày thường.


    Nhiều người cho rằng rượu Hồng Đào chỉ là sản phẩm "vật chất hóa một đặc sản tinh thần". Nhà thơ Lê Minh Quốc cũng cho rằng rượu Hồng Đào không có thật. "Hồng Đào" chỉ là một cách nói văn vẻ, văn hoa - vốn là một cách nói hiếm khi thấy người Quảng sử dụng trong giao tế... Và cho rằng: "Với người Quảng Nam, rượu nào cũng có thể biến thành rượu Hồng Đào, miễn là nó được gói trong tờ giấy kiếng màu hồng, được thắt nơ hồng và được đưa vào mâm lễ ở các đám hỏi, đám cưới..."

    Rượu Hồng Đào (Quảng Nam)
    Rượu Hồng Đào (Quảng Nam)
    Rượu Hồng Đào (Quảng Nam)
    Rượu Hồng Đào (Quảng Nam)
  9. Top o

    Rượu đế Gò Đen (Long An)

    Rượu đế Gò Đen được nấu từ gạo nếp tuyển chọn từ những hạt gạo trắng mẩy, hạt tròn, thường là nếp hương hay nếp ngỗng. Rượu mới cất có màu trắng đục, để lắng vài hôm, rượu sẽ chuyển màu trong khe. Đa phần rượu đế Gò Đen được nấu thủ công với bí quyết gia truyền, nhờ vậy, rượu đế Gò Đen chính là một trong những “Đệ nhất mỹ tửu” của đất Việt và cũng là đặc sản của người dân vùng đất Long An trù phú lúa nếp. Đây là một loại rượu đế có nồng độ cồn rất cao, có thể lên đến 50 độ cồn, là một đặc sản của Long An nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Cũng như nhiều loại rượu địa phương nổi tiếng trên thế giới (như rượu Mao Đài của Trung Quốc) đế Gò Đen được nhấn mạnh về vấn đề thổ nhưỡng, nên để có một sản phẩm ngon, đế Gò Đen phải được nấu tại vùng Gò Đen. Dù theo truyền thống thì đế Gò Đen được nấu từ gạo. Tuy nhiên, ngày nay những người sàn rượu Việt Nam và thế giới thường rất chuộng loại đế Gò Đen được nấu từ gạo nếp.

    Đặc sản Rượu Đế Gò Đen được nấu từ các lò rượu tại gia theo phương pháp truyền thống ở các vùng lân cận tại khu vực Gò đen, Long Hiệp, Mỹ Yên (huyện Bến Lức), Phước Vân, Long Cang, Long Định (huyện Cần Đước). Cũng như nhiều thương hiệu địa phương nổi tiếng tại Việt Nam khác, đế Gò Đen cũng gặp nhiều vấn đề trong việc giữ gìn thương hiệu. Do nhu cầu quá cao của những người sành rượu đối với loại rượu đế nổi tiếng này, đã có nhiều trường hợp sản phẩm kém chất lượng cũng như bị làm giả, làm nhái, gây ảnh hưởng đến thương hiệu đế Gò Đen. Vì thế từ vào tháng 12 năm 2009 "Hội Rượu Đế Gò Đen" đã được thành lập, trụ sở đặt tại 192 Quốc lộ 1A, huyện Bến Lức, Tỉnh Long An. Nhằm kiểm soát chất lượng rượu đồng đều và không pha cồn hoặc nước lã, để thương hiệu Rượu Gò Đen mãi mãi là một "đệ nhất tửu".

    Rượu đế Gò Đen (Long An)
    Rượu đế Gò Đen (Long An)
    Rượu đế Gò Đen (Long An)
    Rượu đế Gò Đen (Long An)
  10. Top o

    Rượu Xuân Thạnh (Trà Vinh)

    Rượu Xuân Thạnh là một loại rượu nổi tiếng của Trà Vinh. Cùng với rượu Phú Lễ (Bến Tre) và rượu Gò Đen (Long An) là các danh tửu của đất Nam Bộ. Rượu Xuân Thạnh thuộc loại nặng đô (khoảng 60 độ), sủi tăm trong vắt, hương vị nồng nàn, hấp dẫn và không gây khó chịu cho người lỡ vui quá chén. Rượu do một số gia đình trong cùng một dòng tộc tại ấp Xuân Thạnh xã Hòa Thuận, Châu Thành nắm giữ bí quyết chưng cất và được sản xuất rất cầu kỳ, từ gạo nếp mùa truyền thống cùng với 14 loại men viên và 48 dòng nấm mốc gia truyền có hoạt tính đường hóa cao. Đặc biệt rượu Xuân Thạnh mà dùng với món trâu luộc cơm mẻ thì rất thú vị.


    Nếu có dịp đi Miền Tây và ghé ngang Trà Vinh, ai ai cũng lận lưng cho cho mình một chai rượu Xuân Thạnh. Không chỉ để thưởng thức, nếm thử, nhiều người chọn mua rượu làm quà biếu vào các dịp lễ Tết, việc gia đình. Đối với người sành rượu, rượu Xuân Thạnh cũng luôn là lựa chọn lý tưởng cho những cuộc “trà dư tửu hậu” với bạn bè. Với những người lớn tuổi ở miền Tây, trước mỗi bữa ăn sẽ có một ly rượu để cho tiêu cơm. Xưa kia nó còn được nấu để dành cho các djip trang trọng như cúng tế, lễ hội. Rượu Xuân Thạnh nặng 60 độ, có sủi tăm, màu trong vắt, hấp dẫn, hương vị nồng nàn khó cưỡng. Rượu không gây khó chịu hay đau đầu cho người uống, không có cảm giác cháy ruột, dễ uống.

    Rượu Xuân Thạnh (Trà Vinh)
    Rượu Xuân Thạnh (Trà Vinh)
    Rượu Xuân Thạnh (Trà Vinh)
    Rượu Xuân Thạnh (Trà Vinh)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy