Nước đun sôi để lâu.
Uống nước đun sôi là giải pháp của đại bộ phận người dân. Bản chất của việc đun sôi là dùng nhiệt để tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật, ký sinh trùng gây ô nhiễm trong nguồn nước. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhận định: Khi đun sôi, vi khuẩn và ký sinh trùng bị tiêu diệt hoàn toàn, một số chất khí độc hại có trong nước như khí amoniac( NH3), hydrosunphua( H2S)… sẽ thoát ra ngoài. Tuy nhiên lượng oxy hòa tan trong nước cũng vì thế mà mất đi.
Con người uống nước đun sôi để lâu sẽ thiếu lượng oxy trong nước, sẽ gây cản trở vi sinh vật trong đường ruột phát triển. Lượng oxy này khá cần thiết vì người ta chỉ có thể đưa oxy vào phổi chứ không đưa vào ruột. Sau khi nấu nước sôi để lâu, chất hữu cơ có chứa nitơ sẽ không ngừng bị phân giải thành nitrit. Đặc biệt là nước để quá lâu khó tránh bị nhiễm khuẩn, lúc này tốc độ phân giải chất hữu cơ chứa nitơ sẽ nhanh hơn và muối nitrit sẽ hình thành nhiều hơn. Sau khi uống nước này, muối nitrit sẽ hòa lẫn với hemoglobin gây ảnh hưởng đến chức năng vận chuyển oxy của máu.