Phỏng vấn - một nghệ thuật

Phỏng vấn là công việc đầu tiên của phóng viên và nó quyết định đến sự thành công của bài viết. Đối với phóng viên trẻ, đây là công việc không dễ dàng, càng khó khăn hơn khi phải phỏng vấn những người nhiều tuổi mà có quyền lực, danh tiếng...hoặc tai tiếng. Một cuộc phỏng vấn sẽ thất bại vì nhiều lý do, chắc chắn sẽ thất bại nếu phóng viên không chuẩn bị trước. Trước tiên, nên đọc các tài liệu có sẵn viết về các vấn đề liên quan đến đề tài đang được quan tâm hoặc các nhân vật được phỏng vấn. Sau đó nên viết ra câu hỏi chính, ghi nhớ chúng và bám sát vào nội dung này trong suốt cuộc phỏng vấn. Đừng để người được phỏng vấn nhìn thấy những gì ta chuẩn bị sẵn, vì điều đó làm người trả lời mất đi tự nhiên. Những điều cần ghi nhớ khi đi phỏng vấn là: Đừng quên máy ghi âm. Những nhà ngoại giao, chính trị gia hoặc nhà kinh doanh đã tiếp xúc nhiều với báo chí, họ có thể đưa ra câu trả lời nhưng thực chất chẳng nói lên điều gì. Trong trường hợp này, phóng viên phải nói là ông, bà chưa trả lời đúng câu hỏi. Nếu họ có ý né tránh thì liệu họ có trả lời được câu hỏi không. Với những nhân vật phỏng vấn, khi trả lời còn rụt rè, e ngại thì bạn nên cất sổ ghi chép, hoặc máy ghi âm và tạo không khí thoải mái hơn cho buổi phỏng vấn. Ngay sau khi phỏng vấn hãy ghi lại tất cả nội dung lại. Bạn cũng cần hiểu rõ trình độ, kiến thức của người bạn phỏng vấn để đưa ra các câu hỏi phù hợp.

Hãy đưa ra những câu hỏi dễ trước, câu hỏi khó sau
. Những người có kinh nghiệm thường bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng một câu hỏi thân thiện hoặc câu chuyện hài hước sau đó mới bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng những câu hỏi dễ và mở. Điều tối kỵ là ngay từ đầu đã đưa ra những câu hỏi khó có tính tranh luận vì điều đó dễ tạo ra không khí căng thẳng khiến cuộc phỏng vấn có thể đi vào bế tắc. Khi cảm nhận họ đã thực sự vào cuộc, hãy hỏi một hai câu về vấn đề bạn biết rõ. Chúng sẽ giúp bạn kiểm tra tính trung thực của nhân vật đối thoại. Nói chung cần phải biết nghi ngờ, vì trong nhiều trường hợp người được phỏng vấn muốn che giấu một phần sự thật. Với những vấn đề liên quan đến một lĩnh vực bạn chưa hiểu rõ, bạn hãy hỏi lại. Bạn cũng có thể nói lại hiểu biết của mình về vấn đề đó và hỏi xem hiểu như vậy có đúng không. Khi phỏng vấn bạn phải thật chân thành, đừng xem đồng hồ khi phỏng vấn mà phải sẵn sàng nghe họ nói, cái họ đang bí, cần giúp đỡ... Khi có được sự gần gũi hơn là lúc bạn có thể đưa ra những câu hỏi khó nhất. Bạn cũng đừng vội chào người ta mà tiếp tục câu chuyện ngay cả khi tắt máy ghi âm, gập sổ bởi đó chính là lúc bạn nghe được những câu trả lời trung thực.


Cuối cùng, bạn đừng quên cảm ơn người đã dành thời gian tiếp bạn và hẹn có thể sẽ gặp lại. Bởi vì ngay cả những người có kinh nghiệm phỏng vấn nhất vẫn có thể muốn biết thêm hoặc xác định lại, tìm hiểu thêm về điều gì đó khi về đến tòa soạn.

Phỏng vấn là công việc đầu tiên của phóng viên và nó quyết định đến sự thành công của bài viết
Phỏng vấn là công việc đầu tiên của phóng viên và nó quyết định đến sự thành công của bài viết
Hãy đưa ra những câu hỏi dễ trước, câu hỏi khó sau khi phỏng vấn
Hãy đưa ra những câu hỏi dễ trước, câu hỏi khó sau khi phỏng vấn

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy