Top 8 Loại đá quý hiếm nhất thế giới
Nhắc tới đá quý, nhiều người cho rằng kim cương là loại đá quý hiếm nhất thế giới. Nhưng trên thực tế có một số loại đá còn có giá trị và quý hiếm hơn kim ... xem thêm...cường nhiều lần. Dưới đây là những loại đá quý đắt đỏ nhất thế giới.
-
Jeremejevite
Jeremejev là tinh thể màu lam thuần khiết tuyệt đẹp, được xếp vào hàng những loại ngọc hiếm hoi nhất trên thế giới. Tinh thể này được đặt theo tên của nhà khoáng vật học người Nga Pavel Jeremejev sau khi ông phát hiện ra nó vào năm 1883, tại Namibia. Trong tự nhiên, khoáng vật này còn có màu vàng nhạt hoặc không màu, và ở hình dạng thuôn dài hình tháp. Nó cũng đã từng bị nhầm với ngọc biển Aquamarine trong quá khứ. Vào đầu năm 2005, một viên Jeremejevite nặng 2,93 cara được rao bán trên mạng với giá 2.000 đôla Mỹ/cara (tương đương với 42 triệu VND/cara). Viên ngọc tuyệt đẹp này được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1883, trên núi Soktui, Siberia. Nó là một khoáng chất quý hiếm, bao gồm nhôm borat với các ion hydroxit và florua, tạo thành công thức hóa học AlB₅O₁₅ (F, OH).
Viên ngọc đáng kinh ngạc này có giá xấp xỉ 2.000 đôla mỗi carat. Hòn đá tuyệt đẹp này là bằng chứng cho thấy khoáng chất có thể đẹp và giá trị như đá quý! Xét về đặc điểm, jeremejevite có độ cứng từ 6,5 đến 7,5 và có giới hạn màu sắc từ không màu đến vàng và xanh lam. Và gần đây thì người ta còn tìm thấy một vài loại jeremejevite được cắt mài facet ở Namibia. Cũng như tourmaline, jeremejevite là vật chất áp điện.
-
Ngọc Opal đen
Viên ngọc hình mắt mèo này được xếp vào hàng quý hiếm bởi Opal có đầy đủ các màu của những loại đá quý khác cộng lại. Riêng Opal đen là loại đá có giá trị cao nhất khi xếp bên cạnh những loại như Opal trắng, Opal lửa… Chúng còn được cho là có tác dụng tăng thị lực, giúp tóc không bị bạc. Trên thế giới, Úc được xem là quốc gia sở hữu mỏ khoáng chất chứa Opal nhiều nhất (chiếm 95%), còn lại nằm rải rác ở các quốc gia như Mexico, bắc Brazil, hai tiểu bang Idaho và Nevada của Mỹ, mới được tìm thấy ở Ethiopia và Mali. Loại ngọc này được giá 2.355USD/ cara. Ngọc mắt mèo đen là loại có giá trị nhất trong tất cả các loại ngọc mắt mèo, hơn hẳn Opal lửa và Opal trắng.
Điều làm nên sức hấp dẫn của loại đá này là mỗi viên đá lại sở hữu một vẻ đẹp hoàn toàn riêng biệt và hội tụ đầy đủ màu sắc của những loại đá quý khác cộng lại. Và mặc dù khoáng chất tạo nên loại đá này có ở khắp nơi trên trái đất nhưng để tìm được một viên đá Opal đạt chất lượng đá quý cũng khó như tìm kim đáy bể. Hiện 97% lượng đá mắt mèo trên thế giới đến từ các mỏ khai thác tại Australia. 3% còn lại đến từ Mexico. Cấu trúc bên trong của ngọc mắt mèo có khả năng tán xạ ánh sáng tạo nên vầng quang phổ màu sắc rất đẹp. -
Ngọc lục bảo Beryl đỏ
Viên Beryl đỏ quý hiếm này chủ yếu được khai thác ở dãy Thomas và núi Wah Wah ở tiểu bang Utah (Mỹ) và một số nơi ở Mexico. Tại những nơi này, người ta tìm thấy Beryl đỏ trong khoáng Rhyolite, nơi những viên ngọc được kết tinh ở mức áp suất vô cùng thấp và nhiệt độ cực kỳ cao, dọc các khe nứt và lỗ hổng chứa magma của núi lửa. Có thể nói, trên thế giới rất khó có thể tìm thấy mẫu khoáng vật quý hiếm được cắt mài tự nhiên như viên ngọc Beryl đỏ này. Loại ngọc này bán với giá 10.000 USD/ cara. Trong các loại đá quý trên thế giới thì ngọc lục bảo đỏ có thể coi là loại quý hiếm nhất.
Các nhà khoa học đã ước tính tỉ lệ cứ tìm thấy 150000 viên kim cương thì mới có thể tìm được duy nhất một viên ngọc lục bảo đỏ. Ngọc lục bảo có màu đỏ được biết đến đầu tiên vào năm 1904. Đây là một loại ngọc bích quý hiếm có màu đỏ. Ở những nơi này, viên Beryl đỏ được tìm thấy trong khoáng Rhyolite. Đó cũng chính là lý do khiến Emerald – Ngọc lục bảo màu đỏ trở nên vô cùng đắt giá và quý hiếm. Người ta cho rằng viên ngọc lục bảo đỏ này với một lượng mangan có trong tinh thể giúp tái tạo tế bào. Và có thể giúp giảm cân bằng cách kiểm soát các acid béo bằng cách hỗ trợ sự hình thành các tế bào máu mới. Bên cạnh đó, Beryl đỏ có khả năng thoát ra một nguồn năng lượng mạnh mẽ. Làm tăng khả năng sáng tạo, đưa ra nhiều ý tưởng mới cho người đeo chúng. Đồng thời, chúng còn mang đến sự tự tin, lòng dũng cảm và ý chí kiên định.
-
Musgravite
Musgravite là một trong những loại đá quý mới nhất và hiếm nhất trên thế giới. Chúng là một khoáng chất silicat có thành phần là beryllium (Be), magiê (Mg) và nhôm (Al). Tinh thể này được đặt theo tên của dãy núi Musgrave ở miền trung nước Úc – nơi chúng được tìm thấy lần đầu tiên. Về sau, người ta tiếp tục tìm thấy Musgravite ở đảo Greenland (Đan Mạch) và ở Madagascar. Năm 1993, hai viên Musgravite mài giác quý hiếm được tìm thấy lần đầu tiên tại Sri Lanka. Loại đá quý này bán với giá 35.000 USD/cara.
Đá Musgravite xuất hiện hi hữu đến mức chỉ tồn tại 8 mảnh siêu nhỏ vào năm 2005 chúng xuất hiện với số lượng rất hạn chế ở Greenland, Madagascar và Nam Cực. Mẫu vật đầu tiên thực sự lớn và đủ tinh khiết để cắt thành hình dạng không được báo cáo cho đến năm 1993, và đến năm 2005, chỉ có tám mẫu vật được tin tưởng là đã xuất hiện.
-
Grandidierite
Khoáng chất quý hiếm màu lục phớt lam này được tìm thấy chủ yếu ở bán đảo Madagascar và được đặt theo tên của nhà thám hiểm kiêm sử học tự nhiên người Pháp Alfred Granidier – là một trong nhóm người khai quật được bộ xương chim voi nặng gần nửa tấn ở Ambolisatra, Madagascar. Viên đá cắt giác đầu tiên và duy nhất được tìm thấy cho tới tận bây giờ là ở Sri Lanka. Loại đá quý hiếm này được bán với giá 50.000 USD/0,5 cara. Đây là một borosilicate aluminium Mg – Fe cực nhỏ hiếm hoi.
Kể từ khi phát hiện Grandidierite lần đầu tiên, các mẫu Grandidierite đã được tìm thấy chỉ trong một vài địa điểm trên khắp thế giới. Bao gồm Malawi, Namibia và Sri Lanka. Tuy nhiên, các mẫu đá chất lượng vẫn chủ yếu đến từ Madagascar. Viên đá này là một khoáng chất xanh lục ngả màu xanh lam. Thành phần màu xanh lam tăng tùy theo hàm lượng Fe. Tuy nhiên, chúng lại có thể đổi từ xanh lam qua xanh lục và chuyển sang trắng. Đến nay khi mở rộng khai thác thì các nhà khoa học nhận thấy rằng, Grandidierite còn xuất hiện ở Sri Lanka, Na Uy. Nhưng trữ lượng tại các mỏ đá này khá ít. -
Ngọc hồng lựu màu lam
Trên thế giới hiện nay, ngọc hồng lựu được tìm thấy với rất nhiều màu sắc như đỏ, cam, hồng, vàng, lục, tím, nâu, đen và không màu. Trong đó, ngọc hồng lựu màu lam là hiếm nhất, được phát hiện vào cuối những năm 1990 ở Bekily, Madagascar. Và một số nơi khác tại Mỹ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Viên ngọc này có khả năng đổi màu từ lục pha lam dưới ánh sáng mặt trời sang màu tím dưới ánh sáng của đèn dây tóc. Có hiện tượng này là vì trong thành phần ngọc hồng lựu lam có chứa nhiều khoáng chất Vanadi – một kim loại hiếm có màu xanh, bạc, xám. Viên ngọc loại này có giá 1,5 triệu USD/cara
Vào thời xa xưa, những viên đá ngọc hồng lựu – Garnet được xem như một vật may mắn làm bùa hộ mệnh. Ngọc hồng lựu sở hữu rất nhiều gam màu khác nhau từ cam, đỏ, vàng, cho đến các tông màu xanh, tím, nâu và đen… Nhưng xanh lam là màu sắc được yêu thích nhất bởi sự sang trọng và quý hiếm của chúng. Ngọc hồng lựu lam khi đặt ở vị trí ngược sáng sẽ biến đổi màu sắc. Khi đang từ lục biến thành lam nếu thực hiện vào ban ngày. Và nếu được soi dưới ánh sáng đèn dây tóc thì chúng sẽ chuyển đổi sang màu tím tía.
-
Kim cương đỏ
Hiện nay trên thế giới, kim cương đỏ là loại khoáng vật hiếm được phát hiện nhất trong các loại đá quý tự nhiên, thậm chí còn có rất ít người có cơ hội nhìn chúng trực tiếp. Viên đá quý hiếm này không đơn thuần là có màu đỏ thẫm hay đỏ tươi mà mang màu đỏ tía. Dù ở kích thước và khối lượng nào thì kim cương đỏ là một trong những viên kim cương đắt nhất trên thế giới. Để mua được loại đá quý này bạn phải trả 2 triệu - 2,5 triệu USD/ cara. Kim cương đỏ là loại kim cương hiếm nhất trong số những kim cương màu. Viên kim cương đỏ lớn nhất thế giới nặng chỉ 5,11 carat( khoảng 1gr) và trên thế giới chỉ có khoảng 20-30 viên kim cương đỏ được chứng nhận còn tồn tại.
Kim cương đỏ không chỉ là loại đá quý hiếm nhất mà còn có giá trị cao nhất trong tất cả các loại đá quý – kim cương đỏ đẹp và có phẩm chất tốt nhất đạt mức giá sau khi đấu giá là hơn 1 triệu USD/carat. Trên thực tế, viên kim cương đỏ Moussaieff Diamond được biết đến là viên kim cương có kích cỡ lớn nhất là 5,11ct. Và người ta đã giải thích lý do cấu thành nên sắc đỏ của những viên kim cương quý hiếm này chính là bởi những khiếm khuyết rất nhỏ bên trong mạng tinh thể. Về lý thuyết kim cương đỏ cũng thuộc vào dòng khoáng vật cùng loại với kim cương, những điểm nổi bật của chúng là sự đa dạng về màu sắc.
-
Ngọc bích Jadeite
Cho đến nay, ngọc bích Jadeite vẫn được xem là loại đá kỳ bí, hiếm có và đắt đỏ nhất trên thế giới. Do tính chất đổi màu từ lam sang đỏ và ngược lại nên ngọc bích Jadeite còn có tên là “Phỉ thúy”. Loại ngọc tuyệt đẹp này có nguồn gốc chủ yếu ở Madagascar. Ngoài ra, nó còn được tìm thấy ở Mexico và tiểu bang California (Mỹ). Mức giá kỷ lục của loại ngọc này là 3 triệu USD/ cara. Giữ ngôi vương trong các loại đá quý nhiều năm chính là ngọc bích đổi màu – Jadeite.
Tương truyền, Từ Hy Thái Hậu trước cũng có một viên đá quý này. Là loại đá mà bà vô cùng yêu thích và si mê chúng. Khác với cẩm thạch (Jade), ngọc bích đổi màu (Jadeite) vẫn được xem là loại bảo thạch kỳ bí, hiếm có và đắt tiền nhất còn tồn tại cho tới ngày nay. Viên đá nào có màu sắc càng sống động và khả năng đổi màu thì càng đắt. Ngọc bích đổi màu mang màu sắc sống động, biến đổi liên tục. Chính vì vậy mà viên đá này được xếp vào loại vô cùng quý hiếm. Những viên jadeite có chất lượng tốt nhất được tìm thấy ở Myanmar. Trong đó, các viên có chất lượng thấp hơn rải rác ở Guatemala, Nga, Nhật Bản và California. Viên ngọc Jadeite đắt tiền nhất đã được đem bán đấu giá tại nhà đấu giá Christies vào năm 1997. Và trị giá của chuỗi vòng cổ này có giá lên tới € 6,866,000. Đó là một chuỗi vòng cổ mang tên Doubly Fortunate. Chúng được kết từ 27 viên đá quý giá này với đường kính khoảng 5mm.