Chó Phú Quốc trong lịch sử Việt Nam
Trong lịch sử Việt Nam, chó Phú Quốc đã được ghi nhận từ khoảng 400 năm trước như một giống chó săn và cũng đã từng được nhiều triều đại sử dụng làm quân khuyển. Vào thời Tây Sơn (1778 - 1802), chó Phú Quốc từng được sử dụng làm quân khuyển nhưng sau đó đã được thay thế bởi chó Ngao Tây Tạng. Tuy nhiên, Ngao vốn là giống chó xứ lạnh, lại quen sinh sống ở địa hình thảo nguyên và núi cao nên hoàn toàn không thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm và địa hình rừng nhiệt đới rậm rạp của Việt Nam. Có thể chính sự thay đổi này đã góp phần khiến quân Tây Sơn thất thế trước quân đội nhà Nguyễn trong giai đoạn chiến tranh Tây Sơn - Chúa Nguyễn (1787 - 1802).
Quân đội nhà Nguyễn cũng sử dụng chó Phú Quốc làm quân khuyển và vua Gia Long (Nguyễn Ánh, vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn, đã đánh bại quân Tây Sơn vào năm 1802) cũng có riêng cho mình 4 chú chó Phú Quốc gồm 2 đực và hai cái làm cận vệ. Bốn chú chó này luôn theo sát vua Gia Long không rời và đã hai lần cứu ông thoát khỏi sự truy đuổi của quân Tây Sơn. Sau khi lên ngôi, vua Gia Long phong cho bốn chú chó trung thành này danh hiệu: “Cứu khổn phò nguy Tá quốc huân thần Thần khuyển đại tướng quân”, khi chúng chết, ông cũng cho an táng và lập miếu thờ để ghi nhớ công ơn của chúng.
Quân đội nhà Nguyễn cũng sử dụng chó Phú Quốc làm quân khuyển và vua Gia Long (Nguyễn Ánh, vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn, đã đánh bại quân Tây Sơn vào năm 1802) cũng có riêng cho mình 4 chú chó Phú Quốc gồm 2 đực và hai cái làm cận vệ. Bốn chú chó này luôn theo sát vua Gia Long không rời và đã hai lần cứu ông thoát khỏi sự truy đuổi của quân Tây Sơn. Sau khi lên ngôi, vua Gia Long phong cho bốn chú chó trung thành này danh hiệu: “Cứu khổn phò nguy Tá quốc huân thần Thần khuyển đại tướng quân”, khi chúng chết, ông cũng cho an táng và lập miếu thờ để ghi nhớ công ơn của chúng.