Sự tích bánh Chưng, bánh Dày
Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai của mình một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: chỉ cần ai làm vừa ý ta trong lễ Tiên vương thì sẽ được truyền ngôi, không nhất thiết phải là con trưởng. Các làng đua nhau sắm lễ thật đặc sắc và hấp dẫn, phong phú.
Trong khi đó, cậu con trai thứ 18 là Lang Liêu rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng lúa trồng khoai, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ để làm lễ như những làng khác. Sau một đêm nằm chiêm bao, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy đậu xanh, thịt lợn và gạo nếp làm thành hai loại bánh, loại hình vuông, loại hình tròn dâng lên cho vua cha. Vua thấy bánh không chỉ ngon, mà còn thể hiện được những ý nghĩa sâu sắc nên quyết định lấy hai thứ bánh ấy lễ Đất, Trời và lễ Tiên vương, người đặt tên bánh hình tròn là bánh dày, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, hễ khi đến dịp lễ Tết của người Việt Nam thì việc gói bánh chưng và bánh dày cúng lễ tổ tiên trở thành một phong tục hết sức quan trọng và không thể thiếu của người Việt Nam.
Sự tích bánh Chưng bánh, bánh Dày tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa, nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước. Đồng thời, sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống hiếu kính, uống nước nhớ nguồn, là lời giải thích ý nghĩa về nguồn cội của của bánh chưng, bánh dày.