Sự tích Thánh Gióng
Vào đời vua Hùng vương thứ 6. Ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão được mọi người biết đến là có phúc đức, chăm chỉ làm lụng suốt ngày nhưng mãi lại chẳng có con. Một ngày nọ, bà vợ ra đồng và ướm chân vào một vết chân to, sau đó về nhà bà thụ thai và mãi cho đến mười hai tháng sau thì bà sinh ra một cậu con trai kháu khỉnh, khôi ngô, tuấn tú. Nhưng điều kì lạ là tuy đã lên ba, nhưng cậu bé vẫn chưa biết nói cười mà cũng chẳng biết đi.
Giữa lúc đất nước đang hỗn loạn, giặc Ân lộng hành ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất lên tiếng nói và yêu cầu được đi đánh giặc. Từ đó, cậu lớn lên nhanh chóng, ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may thì lại chật, bà con trong làng phải góp gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu vươn vai thành một tráng sĩ lực lưỡng, oai vệ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xong ra đánh tan giặc. Khi roi sắt gãy, Gióng nhổ những bụi tre bên đường để đánh tan giặc. Giặc tan, Gióng một mình một ngựa bay thẳng lên bầu trời. Từ đó nhân dân lập đền thờ và mở hội làng hằng năm để tưởng nhớ công ơn của Gióng. Những bụi tre ngà, những ao hồ đều là những giấu tích về trận đấu của Gióng năm xưa.
Câu chuyện mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, mà kể đến đầu tiên đó chính là lòng yêu nước thiết tha, nồng nàn và tinh thần đấu tranh, xông pha chống giặc ngoại xâm của những người con xứ xở của quê hương đất nước Việt Nam.