Top 8 Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị bệnh thận mạn tính

Hoàng Thanh 33 0 Báo lỗi

Khi bị thận, nếu không ăn uống đúng cách, bệnh sẽ ngày càng nặng hơn, chất thải có xu hướng tích tụ nhiều trong máu và dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng và ... xem thêm...

  1. Top 1

    Suy thận mạn là gì ?

    suy thận mạn có nghĩa là thận của bạn mất chức năng đào thải các chất độc hại và dịch dư thừa ra khỏi máu. Bệnh có tổn thương thận mạn tính có nghĩa là một tình trạng bệnh lý kéo dài. Hai thận của bạn nằm ngay dưới các xương sườn và thuộc về vùng giữa lưng, hai bên cột sống. Thận có chức năng lọc máu khỏi chất độc và dịch dư thừa thông qua nước tiểu.

    Suy thận mạn tính có nghĩa là bạn đang có vấn đề về chức năng lọc máu này. Thông thường suy thận mạn thường xuất hiện ở những bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường lâu năm.


    Bệnh nhân đái tháo đường có tình trạng tăng nồng độ đường trong máu, dần dần quá trình này sẽ làm tổn thương các mạch máu nhỏ có chức năng dẫn các chất độc và dịch dư thừa tới thận.


    Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh thận mạn tính.Tăng huyết áp cũng gây tổn thương những mạch máu nhỏ một cách từ từ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến hàng thứ 2.

    Suy thận mạn tính gây nhiễm độc nhiều cơ quan
    Suy thận mạn tính gây nhiễm độc nhiều cơ quan
    Bệnh thận mạn tính cũng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng
    Bệnh thận mạn tính cũng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng

  2. Top 2

    Nguyên nhân gây bệnh suy thận mạn

    Bệnh nhân có nguy cơ cao bị suy thận mạn tính nếu bệnh nhân:

    • Hút thuốc
    • Béo phì
    • Bị bệnh tiểu đường
    • Bị bệnh tim
    • Có cholesterol cao
    • Có tiền sử gia đình bị bệnh thận
    • Trên 65 tuổi...
    Khi có tuổi thì kích thước thận sẽ giảm đi, lưu lượng máu qua thận giảm và mức lọc cầu thận cũng giảm dần
    Khi có tuổi thì kích thước thận sẽ giảm đi, lưu lượng máu qua thận giảm và mức lọc cầu thận cũng giảm dần
    Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến thận
    Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến thận
  3. Top 3

    Triệu chứng suy thận mạn

    Ở giai đoạn đầu, rất khó để phát hiện bệnh. Phần lớn bệnh nhân đều được chẩn đoán khi bệnh đã tiến triển nặng. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, nên chú ý lắng nghe cơ thể và không nên chủ quan với những triệu chứng bất thường vì đó có thể là những lời cảnh báo về bệnh suy thận mạn tính.


    Các triệu chứng có thể là:

    • Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng làm việc, không thể tập trung vào công việc.
    • Mệt mỏi
    • Buồn nôn
    • Tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường
    • Nặng mi mắt, hoặc sưng nề hai chi dưới (sưng nề được gọi là phù)
    • Cảm thấy không khỏe
    • Sút cân hoặc ăn không ngon
    • Tiểu bọt
    • Nước tiểu có màu sậm (màu cocacola)
    • Ngứa hoặc nổi ban
    • Không cảm thấy hứng thú trong ăn uống
    • Bị chuột rút, co giật cơ bắp
    • Da khô và ngứa, tình trạng ngứa kéo dài
    • Ngủ kém
    • Sụt cân không có lý do rõ ràng
    • Mệt mỏi và trở nên yếu đuối
    • Tinh thần ủ rũ, không có sức sống
    • Sưng bàn chân và mắt cá chân
    • Đau ngực, nếu các chất lỏng tích tụ xung quanh các niêm mạc của tim
    • Khó thở, nếu chất lỏng tích tụ trong phổi
    • Huyết áp cao (tăng huyết áp) khó kiểm soát
    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thận thường không đặc hiệu, có nghĩa là các dấu hiệu này cũng có thể được gây ra bởi các bệnh khác. Bởi vì thận của bạn có khả năng thích ứng cao và có thể bù cho chức năng bị mất, các dấu hiệu và triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến khi xảy ra thận bị tổn thương không thể phục hồi.


    Những dấu hiệu cho biết thận của bạn đang có vấn đề
    Những dấu hiệu cho biết thận của bạn đang có vấn đề
    Đau lưng hông là một trong những triệu chứng của bệnh thận
    Đau lưng hông là một trong những triệu chứng của bệnh thận
  4. Top 4

    Một số thói quen sai lầm dẫn đến dẫn đến tổn thương thận, suy thận

    Thói quen ăn mặn

    Ăn mặn thường xuyên khiến cơ thể phải hấp thụ cả lượng muối bị dư thừa, làm huyết áp tăng cao. Khi đó sẽ tạo áp lực cho thận, buộc thận phải làm việc nhiều. Từ đó dẫn đến bệnh suy thận. Không những thế, ăn mặn còn gây sỏi thận, thận nhiễm mỡ… Với những người mắc bệnh thận thì thói quen ăn mặn gây tác hại rất lớn. Nên giảm lượng muối nạp vào cơ thể để chức năng của thận được cải tạo tốt hơn. Với những người bình thường, ăn quá mặn cũng không tốt. Để phòng ngừa bệnh suy thận, nên giảm lượng muối trong mỗi bữa ăn.


    Thói quen thích ăn ngọt, uống nhiều nước ngọt

    Ăn quá nhiều đường dẫn đến huyết áp tăng và gây ra bệnh tiểu đường. Chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của thận. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại đồ uống có đường thường xuyên sẽ làm tăng Protein trong nước tiểu. Và đây cũng là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh suy thận.Nước ngọt là loại đồ uống phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, chúng lại chứa nhiều axit với độ pH cao, làm ảnh hưởng đến cơ thể người sử dụng. Độ pH tăng cao cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thận. Nguyên nhân là do bộ phận này là cơ quan điều chỉnh độ pH của cơ thể. Vì vậy, nếu uống nhiều nước ngọt trong một thời gian dài sẽ rất dễ có nguy cơ mắc bệnh suy thận.


    Thói quen bỏ bữa sáng

    Thông thường, buổi sáng là thời gian túi mật hoạt động bài tiết dịch để chuẩn bị cho việc tiêu hóa thức ăn. Nhưng khi túi mật không có thức ăn để tiêu hóa sẽ làm cho dịch mật tích tụ lâu hơn trong cơ thể. Cứ như vậy trong một thời gian dài sẽ tạo điều kiện hình thành sỏi mật, sỏi thận. Từ đó dần dẫn đến bệnh suy thận.


    Hay nhịn tiểu

    Trong nước tiểu chứa các chất thải, chất độc được đẩy ra ngoài. Nhịn tiểu thường xuyên làm nước tiểu ứ đọng bên trong bàng quang, gây áp lực lên bộ phận này. Bàng quang trở thành mảnh đất màu mỡ cho các vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào cơ thể. Từ đó gây nên hiện tượng đái dầm tâm thần, viêm nhiễm bàng quang… Và bệnh suy thận cũng bị gây ra bởi nguyên nhân này. Để phòng tránh bệnh suy thận nên đến nhà vệ sinh gần nhất khi có cảm giác buồn tiểu.


    Thói quen lười uống nước

    Uống quá ít nước mỗi ngày là một trong những nguyên nhân gây nên suy thận. Khi lượng nước được nạp và cơ thể quá ít, hệ tiết niệu cũng hoạt động ít hơn. Vì vậy phải mất một thời gian để tích trữ nước tiểu cho một lần đào thải. Nước tiểu khi đó sẽ trở nên đậm đặc hơn. Các chất thải, chất độc sẽ lắng đọng xuống khiến cho thận dễ hình thành sỏi. Quá trình này lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thận và gây nên bệnh suy thận.Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng không tốt. Khi đó thận sẽ phải làm việc nhiều hơn. Vì vậy, để phòng tránh bệnh suy thận nên uống đủ nước cho cơ thể cần mỗi ngày.


    Thói quen uống bia, rượu

    Chất cồn trong bia, rượu ảnh hưởng rất lớn đến chức năng lọc và thải độc khỏi máu của thận. Bia rượu sẽ gây ứ đọng acid uric. Chúng làm tắc nghẽn ống thận và khiến thận bị suy một cách nhanh chóng.


    Thói quen ăn ít rau, nhiều thịt

    Ăn quá nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ sẽ khiến thận phải hoạt động nhiều hơn. Thận cũng phải hoạt động rất nhiều lần để thải các chất độc có trong thịt. Trung bình người 50kg sẽ cần khoảng 40g Protein mỗi ngày (tương đương với 300g thịt). Do vậy, để phòng ngừa bệnh suy thận nên ăn thịt với lượng vừa phải.


    Tự ý dùng thuốc và dùng sai hướng dẫn

    Việc tự ý dùng thuốc, dùng sai cách có thể dẫn đến tổn thương thận, suy thận. Một số loại thuốc có thể gây tổn thương thận (đặc biệt là khi dùng dài ngày, liều không thích hợp) như kháng sinh nhóm Aminoglycoside, thuốc kháng lao, hóa chất điều trị ung thư, thuốc cản quang, một số thuốc đông y không rõ nguồn gốc… Chính vì vậy, việc dùng thuốc đúng cách, đúng hướng dẫn là vô cùng quan trọn. Cần được sử dụng đúng cách theo hướng dẫn, kê đơn của bác sĩ. Để phòng tránh bệnh suy thận không nên tùy ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

    Ăn nhiều muối gây ra nhiều tác hại nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận và sức khỏe tổng thể
    Ăn nhiều muối gây ra nhiều tác hại nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận và sức khỏe tổng thể
    Ăn nhiều đồ dầu mỡ cũng rất ảnh hưởng tới thận
    Ăn nhiều đồ dầu mỡ cũng rất ảnh hưởng tới thận
  5. Top 5

    Biến chứng suy thận mạn

    Bệnh này có thể ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận của cơ thể người bệnh. Các biến chứng nghiêm trọng của bệnh bao gồm:
    • Bệnh suy gan, hội chứng gan thận
    • Tình trạng tăng năng tuyến cận giáp
    • Tổn thương thần kinh gây co giật, rối loạn chức năng não, mất trí nhớ
    • Tổn thương hệ tiêu hóa gây chảy máu dạ dày, ruột
    • Các vấn đề về tim và mạch máu, thiếu máu, suy tim
    • Các vấn đề về xương khớp làm loãng xương, nhuyễn xương dễ gãy xương
    • Các tổn thương phổi do tích tụ dịch nhầy, nước gây phù nề, nước trong màng tim, màng phổi, ổ bụng…
    Suy thận mạn tính là bệnh lý nguy hiểm và tiến triển âm thầm
    Suy thận mạn tính là bệnh lý nguy hiểm và tiến triển âm thầm
    Suy thận mạn tính giai đoạn đầu thường không có triệu chứng
    Suy thận mạn tính giai đoạn đầu thường không có triệu chứng
  6. Top 6

    Cách điều trị suy thận

    Điều trị triệu chứng
    Tùy theo các triệu chứng bất thường ở người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn biện pháp chữa trị phù hợp, nhằm để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.


    Điều trị thay thế thận

    rừ phi người bệnh từ chối, mọi người bệnh suy thận mạn với biểu hiện lâm sàng của hội chứng urê huyết cao (thường xảy ra khi độ thanh thải creatinin dưới 15 ml/phút hoặc sớm hơn ở người bệnh đái tháo đường) đều có chỉ định điều trị thay thế thận. Hiện có 3 hình thức điều trị thay thế thận. Bác sĩ có thể chỉ định một trong ba phương pháp, tùy vào từng tình trạng cụ thể của người bệnh.

    • Chạy thận nhân tạo (hoặc thẩm tách máu, lọc máu, hemodialysis – HD): Lọc máu là phương pháp thay thế một số chức năng của thận khi thận không còn hoạt động hiệu quả. Máu của người bệnh theo ống dẫn qua một hệ thống máy được đặt bên ngoài cơ thể để loại bỏ độc tố, chất thải. Sau đó, phần máu đã lọc sạch được trả về cơ thể người bệnh. Việc chạy thận nhân tạo thường được thực hiện 3 lần/ tuần, mỗi lần mất khoảng 4 giờ.Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phương pháp chạy thận nếu được thực hiện đúng cách sẽ cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp người bệnh sống lâu hơn. Hàng tháng, người được lọc máu sẽ được theo dõi quá trình điều trị bằng các xét nghiệm để xem xét tính hiệu quả của phương pháp này.
    • Lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc, Peritoneal dialysis – PD): Với phương pháp lọc màng bụng, lớp màng bên trong bụng (phúc mạc) của người bệnh hoạt động như một bộ lọc tự nhiên để đào thải chất thải và độc tố ra ngoài. Dịch lọc sẽ theo một ống nhựa mềm (catheter) chảy vào bụng của người bệnh. Sau khi quá trình lọc kết thúc, chất lỏng sẽ được xả ra khỏi cơ thể. Hiện có các cách lọc màng bụng là Lọc màng liên tục ngoại trú (CAPD) và Lọc màng bụng chu kỳ tự động (APD). Mục đích điều trị cơ bản là giống nhau, nhưng số lần điều trị và cách thức thực hiện của hai phương pháp này khác nhau. APD khác với CAPD ở chỗ có sự hỗ trợ của máy tuần hoàn và việc điều trị thường được thực hiện vào ban đêm, khi người bệnh ngủ. Lọc màng bụng bằng máy cũng mang lại hiệu quả chất lượng điều trị hơn cho người bệnh.
    • Ghép thận: Cấy ghép thận là biện pháp phẫu thuật dùng để thay thế thận đã bị mất chức năng bằng một quả thận khỏe mạnh để duy trì sự sống cho người bệnh. Nguồn thận sẽ được lấy từ người hiến tặng còn sống hoặc người đã chết não, chết tim (tim ngừng đập). Quá trình ghép thận cần có thời gian, vì việc tìm người hiến tặng tương đối phức tạp. Sau phẫu thuật ghép thận, người bệnh sẽ cần được theo dõi trong bệnh viện từ vài ngày đến vài tuần. Khi sức khỏe ổn định, người bệnh được xuất viện nhưng cần phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên để đảm bảo quá trình hồi phục vẫn đang tiếp tục. Đồng thời, người bệnh sẽ được dùng thuốc để chống thải ghép và giảm nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật, chẳng hạn như nhiễm trùng. Sau khi ghép thành công, thận mới sẽ hoạt động và người bệnh không cần phải lọc máu nữa.
    Chạy thận nhân tạo là phương pháp phổ biến để điều trị các bệnh về suy thận mạn tính
    Chạy thận nhân tạo là phương pháp phổ biến để điều trị các bệnh về suy thận mạn tính
    Hình ảnh trong một ca phẩu thuật ghép thận
    Hình ảnh trong một ca phẩu thuật ghép thận
  7. Top 7

    Chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn

    Để kiểm soát bệnh thận mạn tính tốt, cần chú đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống, cụ thể như sau:

    • Không nên ăn nhiều đạm: Đạm là một trong những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp xây dựng, tái tạo cơ thể và sản sinh năng lượng. Nhưng trong quá trình chuyển hóa đạm, cơ thể sẽ sản sinh ra lượng ure, acid uric nhất định. Trong khi đó, bệnh nhân mắc thận mạn tính thường gặp nhiều khó khăn trong việc đào thải những sản phẩm này ra khỏi cơ thể. Nếu ăn quá nhiều đạm, tình trạng này sẽ càng nguy hiểm hơn. Lượng ure, acid uric tích tụ trong cơ thể sẽ gây ra những ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Chính vì thế, bệnh nhân cần giảm lượng thực phẩm có chứa nhiều đạm trong chế độ ăn hàng ngày. Càng ăn nhiều đạm thì số lần lọc máu để điều trị bệnh sẽ càng tăng. Trên thực tế, những bệnh nhân áp dụng chế độ ăn chay sẽ phải chạy thận ít hơn những trường hợp ăn nhiều đạm. Khi lựa chọn thực phẩm, bạn nên lựa chọn chất đạm có nguồn gốc từ thực vật chẳng hạn như đỗ, các loại đậu, vừng, lạc, khoai, miến dong, mì gạo hay một số loại rau củ khác như mướp, bầu, bí, dưa chuột, cải trắng, cải cúc,…
    • Lưu ý ăn đủ năng lượng: Vì đã giảm lượng đạm nhất định nên bệnh nhân cần lưu ý bổ sung một số thực phẩm nằm trong nhóm tinh bột, chất béo và đường để đảm bảo cơ thể luôn đủ năng lượng cần thiết.
    • Giảm muối, giảm phốt pho và tăng canxi: Người mắc bệnh thận mạn tính chỉ nên ăn nhạt và ăn dưới 3g muối hoặc 15ml nước mắm/ngày. Hạn chế ăn những thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối,… hay một số thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp, xúc xích,… Không nên ăn quá nhiều một số thực phẩm có chứa nhiều phốt pho nhất là nội tạng động vật. Nên bổ sung canxi từ một số thực phẩm như sữa, cá, cua,…
    • Lưu ý uống nước đúng cách: Lượng nước uống vừa phải, tùy thuộc vào tình trạng nước tiểu. Lượng nước uống bao gồm cả lượng dịch truyền, lượng nước dùng để uống thuốc, sữa và nước canh trong các bữa ăn.
    • Nên bổ sung vitamin từ các loại rau củ quả.
    Người bị suy thận mạn tính nên ăn nhiều rau củ
    Người bị suy thận mạn tính nên ăn nhiều rau củ
    Tham khảo tháp cân đôi dinh dưỡng để có dinh dưỡng hợp lý
    Tham khảo tháp cân đôi dinh dưỡng để có dinh dưỡng hợp lý
  8. Top 8

    Suy thận mạn tính có nguy hiểm không?

    Suy thận mạn tính là một bệnh lý nặng và thường dẫn tới nhiều biến chứng làm giảm tuổi thọ. Việc điều trị sẽ giúp chậm sự phát triển của bệnh, nhiều bệnh nhân có thể sống trong rất nhiều năm. Điều quan trọng là cần chẩn đoán sớm, điều trị càng sớm sẽ giúp ngăn chặn sớm những tổn thương thận.


    Chất lượng cuộc sống của nhiều bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối rất tốt khu theo chỉ định của bác sỹ một cách chặt chẽ. Suy thận mạn tính là một bệnh lý nặng và thường dẫn tới nhiều biến chứng làm giảm tuổi thọ. Việc điều trị sẽ giúp chậm sự phát triển của bệnh, nhiều bệnh nhân có thể sống trong rất nhiều năm.


    Điều quan trọng là cần chẩn đoán sớm, điều trị càng sớm sẽ giúp ngăn chặn sớm những tổn thương thận.Chất lượng cuộc sống của nhiều bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối rất tốt khu theo chỉ định của bác sỹ một cách chặt chẽ. Suy thận mạn tính là một bệnh lý nặng và thường dẫn tới nhiều biến chứng làm giảm tuổi thọ. Việc điều trị sẽ giúp chậm sự phát triển của bệnh, nhiều bệnh nhân có thể sống trong rất nhiều năm.

    Bảo vệ thận chính là bảo vệ cuộc sống của bạn
    Bảo vệ thận chính là bảo vệ cuộc sống của bạn
    Hình ảnh minh họa
    Hình ảnh minh họa



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy