Tạo lập các mối quan hệ
Trước khi bắt đầu việc mua sắm, hãy tìm kiếm và xây dựng những mối quan hệ gần gũi với các khách hàng tiềm năng. Muốn như vậy, bạn cần tìm hiểu xem giữa bạn và khách hàng có điểm chung nào hay không? Khách hàng mà bạn đang nhắm tới có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang kinh doanh hay không? Sau đó từ từ xây dựng một mối quan hệ thân mật và tin tưởng. Khi mà nền kinh tế càng phát triển, cạnh tranh càng cao thì khách hàng lại có nhiều quyền lực hơn trong quá trình mua hàng. Đã qua lâu lắm rồi cái thời bao cấp, nơi mà người bán là độc quyền và người mua chẳng có chút quyền lực nào để quyết định. Đây là quan hệ cơ bản, nếu như doanh nghiệp không thể phát triển mối quan hệ này tốt thì sẽ không thể tồn tại được.
Để có thể kinh doanh một cách bền vững và phát triển, doanh nghiệp hiện đại cần lấy khách hàng làm cơ sở, làm nền tảng và làm đòn bẩy. Cần xây dựng tốt quan hệ với họ, tạo tệp khách hàng trung thành và khiến tệp đó ngày càng lớn hơn trong khi đồng thời tìm kiếm khách hàng mới. Mục đích của xây dựng mối quan hệ với khách hàng là như vậy. Đó là tạo ra khách hàng trung thành, để họ tiếp tục quay trở lại và mua sản phẩm. Điểm mấu chốt, điểm quan trọng nhất để tạo dựng mối quan hệ này là sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm. Tuy nhiên, cũng có nhiều yếu tố khác tác động. Không có bất kì doanh nghiệp nào hoạt động mà không hướng tới khách hàng. Kể cả các tổ chức phi lợi nhuận cũng hoạt động hướng tới một đối tượng cụ thể giống như khách hàng trong kinh doanh vậy. Việc đem lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng ngày càng được đánh giá cao.