Top 10 Phim trường nổi tiếng nhất Trung Quốc
Trung Quốc luôn được nhớ tới với dòng phim cổ trang thế mạnh, những tác phẩm như Tam Quốc Diễn Nghĩa, Vương Triều Khang Hy, Hán Vũ Đế, Bộ Bộ Kinh Tâm, Lang Nha ... xem thêm...Bảng hay Chân Hoàn Truyện… ghi được dấu ấn mạnh mẽ không chỉ nhờ vào kịch bản chắc tay, diễn xuất nổi bật của các diễn viên mà còn nhờ vào những cảnh phim đẹp như tranh vẽ, khơi ngợi cảm xúc người xem. Địa điểm quay quy mô và đẹp đến mê hồn đã giúp các nhà làm phim Trung Quốc khẳng định được vị thế "độc tôn" trong đề tài phim cổ trang. Nền điện ảnh của Trung Quốc trước giờ luôn nổi tiếng khi xây dựng thành công được những bộ phim mà ở đó không gian và chiều dài lịch sử được khơi dậy lên một cách sinh động, chân thực từ lịch sử, dã sử đến cận hiện đại, hiện đại và góp phần quan trọng mang đến sự thành công như thế có thể kể đến đó là những phim trường tuyệt đẹp. Hãy cùng Toplist khám phá những phim trường nổi tiếng nhất Trung Quốc nhé!
-
Phim trường Chedun
Phim trường Chedun là phim trường lớn nhất ở Thượng Hải, nằm ở huyện Songjiang, thuộc khu vực phía tây nam của thành phố. Phim trường này chính thức được hoạt động từ năm 1998 và kể từ đó cho đến nay, hầu hết những bộ phim về thời chiến quốc của Trung Hoa đều được quay tại phim trường nổi tiếng này. Các công trình kiến trúc vĩ đại tại phim trường Chedun cũng được xây dựng để mô phỏng lại khung cảnh của đất nước Trung Quốc vào khoảng những năm 1930. Phim trường Chedun nằm khá xa so với trung tâm thành phố Thượng Hải nên để đến được đây cũng không phải là một điều đơn giản. Nếu bạn tự đi và không biết tiếng Trung thì càng trở nên khó khăn hơn. Cũng bởi vậy mà rất ít khách du lịch nước ngoài có mặt tại khu vực này. Tuy nhiên, cảm giác được đặt chân tới địa điểm quay những bộ phim mà mình hằng yêu thích từ trước thật sự rất xứng đáng với công sức bỏ ra.
Đến tham quan phim trường Chedun, bạn sẽ như được sống lại trong những bộ phim nổi tiếng mà mình từng rất yêu thích như: Tân dòng sông ly biệt, Khuynh thành chi luyến, Hoa Anh Hùng, Mộc Lan truyện, tân bến Thượng Hải… Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi phát hiện ra mình đang đứng trước con ngõ nhỏ, nơi có nhà của nhân vật Y Bình trong “Tân dòng sông ly biệt”, hay đi qua cây cầu nơi mà Thư Hoàn đã nhảy tự vẫn khi bị phụ tình… Được lạc bước giữa không gian của những chàng trai cô gái trong trang phục thời xưa, xen lẫn tiếng tàu điện leng keng mang đến một không khí của những năm 1930, cảm giác khá thú vị đấy. Tàu điện tại phố Nam Kinh cũng được phục vụ để chở khách miễn phí, tuy nhiên bạn phải xếp hàng và chờ khá lâu đó, quãng đường cũng rất ngắn, chỉ đủ để bạn cảm nhận được không khí xưa cũ trong các bộ phim thời dân quốc quen thuộc mà thôi.
-
Phim trường Hoành Điếm
Trong nhiều năm qua sức hút của phim trường Hoành Điếm chưa bao giờ giảm sút, luôn là sự lựa chọn hàng đầu đối với các nhà làm phim. Nơi đây có thể xem là "Thiên đường cổ trang", là thị trường điện ảnh bậc nhất mang lại doanh thu đáng nể cho điện ảnh Trung Quốc. Hoành Điếm xây dựng vào năm 1996 nổi tiếng với những cung điện Tần Vương nguy nga, tráng lệ và cả những khung cảnh hiện đại đẹp lung linh tái hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử. Đẹp nhất là những hình ảnh cổ trang được khắc họa trong phim trường này từ chùa chiền, thành trì, cung điện cả nhà dân đều được miêu tả một cách sống động. Cảnh núi non hùng vĩ, sông suối đẹp hoa lệ đem đến một sức hút không thể cưỡng lại. Không khó để bắt gặp Hoành Điếm trong những bộ phim như "Hoàng kim giáp", "Ngọa hổ tàng long", "Cẩm tú vị ương"...
Một trong những tòa nhà lớn nhất của studio là Cung vua Tần được xây dựng theo phong cách Thời kỳ đầu của Triều đại nhà Tần và nhà Hán. Khu vực đó vẫn thường được sử dụng để quay những bộ phim lấy bối cảnh thời đại này. Đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã sử dụng tòa nhà này làm bối cảnh cung điện của Hoàng đế Tần cho bộ phim năm 2002 Anh hùng. Phim truyền hình dài tập của hãng TVB Hong Kong có tựa đề Cỗ máy thời gian kể câu chuyện về Tần Thủy Hoàng cũng sử dụng tòa nhà này làm bối cảnh chính. Trường quay cũng được sử dụng để quay Vua Kung Fu, sự hợp tác đầu tiên trên màn ảnh giữa Thành Long và Lý Liên Kiệt. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để quay loạt phim truyền hình Hàn Quốc nổi tiếng Hoàng hậu Ki. Hơn 1.200 bộ phim và chương trình truyền hình đã được quay ở đây, bao gồm cả tác phẩm đoạt giải Oscar của đạo diễn Lý An - Ngọa hổ tàng long; The Mummy: Tomb of the Dragon Emperor được Hollywood đồng sản xuất sử dụng các bối cảnh trong phim trường và phim trực tuyến Hoa Mộc Lan phát hành trên Disney + vào ngày 4 tháng 9 năm 2020 tại Hoa Kỳ.
-
Phim trường Đôn Hoàng
Phim trường Đôn Hoàng thuộc phía Tây tỉnh Cam Túc. Được xây dựng với sự hợp tác Trung và Nhật, cũng là một phim trường cổ trang nổi tiếng, đây là nơi có khung cảnh thiên nhiên đa dạng, tuyệt đẹp, những đồng cỏ những đồi hoa được vươn mình trên bầu trời xanh vút, chỉ cần đặt chân đến là sẽ không nỡ ra về. Bên cạnh đó những khung cảnh về cuộc sống thường ngày, cũng như những tập tục của người dân phía Tây Cam túc cũng được tái hiện. Nếu ai đã biết tới bộ phim nổi tiếng của Trung Quốc "Chiếm Hạm" thì sẽ còn khá bất ngờ hơn khi thành công của bộ phim này là được dựng, quay trên phim trường Đôn Hoàng đầy màu sắc hoa mỹ nhưng không kém phần tráng lệ này.
Phim trường Đôn Hoàng mang những nét đặc sắc riêng gây ấn tượng mạnh mẽ cho bất kỳ du khách nào đặt chân đến nơi đây. Thành Đôn Hoàng có 5 khu phố chính: Cao Xương, Đôn Hoàng, Cam Châu, Hưng Khánh và Biện Lương. Nơi đây không chỉ tái hiện tư thế hào hùng của Đôn Hoàng - thị trấn trung tâm ở Tây Bắc của Trung Quốc thời kỳ Đường Tống, mà còn mang đậm dấu ấn của đời sống, tập tục nhân dân miền Tây Trung Quốc. Vì vậy, Đôn Hoàng được xem là bảo tàng nghệ thuật kiến trúc, khu cảnh quan nhân văn tiêu biểu. Với cảnh quan độc đáo, nơi đây cũng là phim trường của hơn 20 bộ phim điện ảnh truyền hình trong ngoài nước, bao gồm cả những bộ phim bom tấn của Hollywood như: Chiến hạm, Kiếm rồng, Vua Kungfu.
-
Phim trường Vô Tích
Phim trường Vô Tích là một trong những phim trường rộng lớn bậc nhất của Trung Quốc. Nó được Đài phát thanh và truyền hình Bắc Kinh xây dựng vào năm 1987 quanh phạm vi rộng lớn của Thái Hồ. Tọa lạc tại thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô với diện tích gần 100 hecta cùng nhiều cảnh trí đồ sộ, nơi đây là địa điểm rất được yêu thích của các nhà làm phim xứ Trung. Đồng thời, với vẻ đẹp và độ nổi tiếng của mình, phim trường Vô Tích cũng thu hút rất đông khách thập phương muốn được ghé thăm và hòa mình vào không gian cổ xưa ở nơi đây. Mỗi năm nơi đây đón hàng triệu lượt khách từ cả trong và ngoài nước. Phim trường Vô Tích là phim trường chuyên dụng để quay ngoại cảnh cho các bộ phim truyền hình nhiều tập lấy bối cảnh thời phong kiến. Do các đạo cụ, khung cảnh và quy mô phim trường rất lớn và độc đáo, nơi đây đã được trưng dụng và khai thác cho ngành du lịch.
Tại nơi đây, các nhà thiết kế đã tái hiện lại những khung cảnh, kiến trúc cổ xưa một cách rất hoành tráng và độc đáo. Bất kể những cảnh trí nhỏ như con đường, mái nhà, đến những khung cảnh đồ sộ như cung điện, phố xá, thành trì đều hiện lên sống động như thật. Phim trường Vô Tích cũng được chia thành nhiều khu vực khác nhau theo từng thời điểm lịch sử, như: đời Hán có cung điện Ngô Vương, Hán đỉnh, Tào doanh, Thủy trại… đời Đường có Ngự hoa viên, Thẩm Hương đình, hồ Thanh Hoa… đời Tống có Hoàng cung, chùa Đại tướng quốc, thủy trại Lương Sơn Bạc… Ngoài ra còn có các công trình kiến trúc theo thời triều Minh, Thanh và cả khu Tứ hợp viện Bắc Kinh, phố cổ Thượng Hải... tất cả đều được dựng giống như thật và vô cùng sống động. Ngoài các cảnh nhân tạo, phim trường Vô Tích còn có phần ngoại cảnh là phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và hùng vĩ xung quanh, du khách có thể thoả sức thưởng ngoạn cả bên trong lẫn bên ngoài. -
Phim trường Di Hòa Viên
Phim trường này nằm ở tỉnh Chiết Giang, nơi đây có thể nói là Di Hòa Viên thứ 2 của Trung Quốc, Phim trường được sao nguyên bản với Di Hòa Viên Bắc Kinh mà từ lâu vẫn được ví như Cung điện mùa hè của Trung Quốc. Di Hòa Viên được xem là cung điện ngoài trời lớn nhất trên thế giới, với sự đầu tư hơn 5 tỷ USD. Từ lúc phim trường còn đang xây dựng đã thu hút rất nhiều khách tham quan du lịch, từ trong nước đến quốc tế, điều đặc biệt là phim trường được xây dựng với mục đích tái hiện lại gần 95% các quần thể kiến trúc của Di Hòa Viên thời chiến tranh với Anh, Pháp đã bị hư hại. Di Hòa Viên Bắc Kinh khi được nhắc đến là một phần nhân chứng trong các biến đoạn của lịch sử Trung quốc, vì vậy phim trường Di Hòa Viên xây dựng lên rất được săn đón từ từ giới truyền thông, du khách cũng như các đoàn làm phim trong và ngoài nước.
Cảnh thiên nhiên hoa lệ đẹp mê lòng, kiến trúc cung đình đẹp tinh xảo hứa hẹn sẽ là một trong những phim trường độc nhất vô nhị trên thế giới. Chắc hẳn rất nhiều người trong chúng ta biết đến cung điện Di Hòa Viên vô cùng nổi tiếng của Trung Quốc đúng không nào. Tuy nhiên tiếc rằng Di Hòa Viên thật không cho phép quay phim. Chính vì vậy một bản sao của Di Hòa Viên đã được xây dựng tại tỉnh Chiết Giang với kinh phí đầu tư lên đến 5 tỷ USD. Phim trường Di Hòa Viên hiện cũng đang là phim trường lớn nhất trên thế giới. Không chỉ thu hút các đoàn làm phim, phim trường Di Hòa Viên còn là điểm đến tham quan du lịch không thể bỏ qua đối với du khách khi đến du lịch Chiết Giang. Nếu bạn có cơ hội đến thăm Chiết Giang hãy dành thời gian ghé vào phim trường này nhé!
-
Phim trường Trác Châu
Từ xưa đến nay, Trung Quốc luôn được nhớ tới với dòng phim cổ trang thế mạnh. Những tác phẩm như Tam Quốc Diễn Nghĩa, Vương Triều Khang Hy, Hán Vũ Đế, Bộ Bộ Kinh Tâm, Lang Nha Bảng hay Chân Hoàn Truyện… ghi được dấu ấn mạnh mẽ không chỉ nhờ vào kịch bản chắc tay, diễn xuất nổi bật của các diễn viên mà còn nhờ vào những cảnh phim đẹp như tranh vẽ, khơi ngợi cảm xúc người xem. Địa điểm quay quy mô và đẹp đến mê hồn đã giúp các nhà làm phim Trung Quốc khẳng định được vị thế "độc tôn" trong đề tài phim cổ trang. Phim trường Trác Châu nằm ở thành phố Bắc Kinh. Đây là địa điểm quay Tây Du Ký, Đường Minh Hoàng, Đại Cung Minh Từ hay Hán Vũ Đế, phim trường Trác Châu mô phỏng nhiều di tích lịch sử tại Bắc Kinh như Di Hòa Viên, Tử Cấm Thành, Hạ Môn…
Ngoài ra, phim trường Trác Châu còn biết đến với những di tích thật được bảo tồn lâu đời như Ngự Hoa Viên và Vương Phủ Tỉnh. Có thể các bạn không rành về các địa điểm này nhưng nếu nói đến đây chính là địa điểm quay, bối cảnh chính của bộ phim đi vào lịch sử Tây Du Kí - bộ phim gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ thì chắc hẳn không mọt phim Trung Quốc nào không biết đến. Phim trường Trác Châu nằm ở thành phố Bắc Kinh. Đây là địa điểm quay Tây Du Ký, Đường Minh Hoàng, Đại Cung Minh Từ hay Hán Vũ Đế, phim trường Trác Châu mô phỏng nhiều di tích lịch sử tại Bắc Kinh như Di Hòa Viên, Tử Cấm Thành, Hạ Môn… Ngoài ra, Trác Châu còn biết đến với những di tích thật được bảo tồn lâu đời như Ngự Hoa Viên và Vương Phủ Tỉnh.
-
Phim trường Nam Hải
Phim trường Nam Hải là một trong những phim trường đẹp bậc nhất Trung Quốc. Được xây theo phong cách cổ xưa, tọa lạc sát núi hồ thơ mộng, đây là địa điểm thu hút nhiều nhà làm phim. Nằm ở thành phố Quảng Châu, phim trường Nam Hải vốn trực thuộc đài truyền hình CCTV. Với diện tích 5.400.000m², phim trường Nam Hải là địa điểm quay của các bộ phim nổi tiếng như Thái Bình Thiên Quốc, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thiếu Niên Bao Thanh Thiên, Thiện Nữ U Hồn…
Ban đầu, phim trường Nam Hải chỉ mở cửa cho những đoàn làm phim được cấp phép bởi đài truyền hình CCTV, sau vì xu thế hội nhập mà Nam Hải đã cởi mở hơn trong việc cho phép các đoàn làm phim khác cũng được vào đây lấy cảnh. Phim trường cổ trang Nam Hải là địa điểm quay của nhiều bộ phim nổi tiếng. Vốn trực thuộc đài truyền hình CCTV nên ban đầu, phim trường Nam Hải chỉ mở cửa cho những đoàn làm phim được cấp phép bởi đài truyền hình CCTV. Nhưng sau này, Nam Hải đã hội nhập, cởi mở hơn và cho phép các đoàn làm phim khác vào quay phim.
-
Phim trường Tượng Sơn
Phim trường Tượng Sơn là một cơ sở điện ảnh và truyền hình nằm ở thị trấn Tân Kiều, huyện Tương Sơn, thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Phim trường nằm trong Khu du lịch sinh thái Cảng Đường Cảng. Năm 2006, ban tổ chức Hội nghị thượng đỉnh phát triển ngành du lịch và điện ảnh truyền hình Trung Quốc đã đánh giá Thành phố Điện ảnh và Truyền hình Tương Sơn là một trong "Mười cơ sở điện ảnh và truyền hình hàng đầu ở Trung Quốc". Phim trường Tượng Sơn có tổng diện tích 3.927.000 m², khởi công xây dựng vào năm 2005 với 5 khu quay phim chính với nhiều quảng trường và khu phố xưa. Vào 7 tháng 11 năm 2012, phim trường đã đánh giá là điểm thu hút khách du lịch cấp quốc gia AAAA Trung Quốc.
Tận dụng cảnh sắc thiên nhiên của mảnh đất Giang Nam trù phú, Tượng Sơn cũng là một trong những địa điểm được các nhà làm phim chọn mặt gửi vàng. Tứ Đại Danh Bổ, Triệu Thi Cô Nhi, Bích Huyết Kiếm, Đại Minh Vương Triều, Bảng Phong Thần, Thiếu Niên Dương Gia Tướng, Hoa Tư Dẫn, Lan Lăng Vương, Tân Thiên Long Bát Bộ… là những bộ phim điển hình được quay tại Tượng Sơn. Phim trường Tượng Sơn có tổng diện tích 3.927.000 m², khởi công xây dựng vào năm 2005 với 5 khu quay phim chính với nhiều quảng trường và khu phố xưa. Nếu các phim trường ở trên mang phong cách của nhà Thanh hay Minh, thì phìm trường Tượng Sơn lại được xây dựng theo phong cách của nhà Hán, Đường trở về trước. Nó mang đậm một vẻ cổ kính, uy nghi với tông màu đỏ gạch chủ đạo của người thời trước thường dùng.
-
Phim trường Đồng Lý
Tô Châu là một thành phố với một lịch sử lâu đời nằm ở hạ lưu sông Dương Tử và trên bờ Thái Hồ thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Thành phố này nổi tiếng vì những cầu đá đẹp, chùa chiền và các khu vườn (viên lâm) được thiết kế tỉ mỉ, mà ngày nay chúng đã trở thành những điểm thu hút khách du lịch. Nếu ai đã từng đến Tô Châu chắc chắn sẽ không bao giờ quên vẻ đẹp trầm mặc của cổ trấn Đồng Lý. Không chỉ được biết đến là một trong những cổ trấn đẹp bậc nhất Trung Quốc, Đồng Lý còn là một trong những phim trường được nhiều đạo diễn ưu ái chọn để quay phim.
Vẻ đẹp trữ tình với nhiều kênh rạch đan xen, Đồng Lý đã xuất hiện trong những bộ phim nổi tiếng. Phim trường Đồng Lý - nơi được mệnh danh là thành phố trong mơ ở Trung Quốc. Vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính của "thánh địa" quay phim này lọt vào "mắt xanh" của nhiều ê-kíp. Như Ý Cát Tường, Yêu nữ thiên hạ và Phong nguyệt là những bộ phim đã được ghi hình tại nơi này. Lựa chọn một phim trường phù hợp ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của một dự án cổ trang. Các "thánh địa" quay phim tại Trung Quốc không chỉ tạo nên những tác phẩm nghệ thuật hay mà còn là địa điểm tham quan vô cùng nổi tiếng.
-
Phim trường TVB
Phim trường TVB nằm ở khu Tseung Kwan O, khá xa trung tâm, có diện tích 110.000 m2 được xây dựng từ năm 2003, sử dụng chủ yếu để thực hiện các bộ phim thời xưa. Trong đó, phim trường chia ra làm 2 khu, tương ứng với hai giai đoạn lịch sử. Một là phim trường cổ trang thời phong kiến và hai là phim trường dân quốc trong những năm đầu thế kỷ 20. Khu vực dân quốc thu hút đông khách du lịch nhất vì được đầu tư khá kỹ lưỡng, thiết kế các tòa nhà đều đẹp, mô phỏng những dãy phố cổ ở Hồng Kông thập niên trước với rất nhiều công trình từ nhà hát Bách Lạc Môn, bệnh viện trên đỉnh núi, dãy phố buôn bán...
Các con hẻm nhỏ hay con đường chính đều được trau chuốt từng chi tiết nhỏ, mang dáng dấp từ thời thuộc địa. Phim trường TVB mở cửa cho du khách vào tham quan trong những khung giờ cố định. Du khách nên kiểm tra trên website chính thức để tránh tiếc hùi hụi khi tới nơi đúng lúc đóng cửa do đoàn làm phim đang thực hiện các cảnh quay. Từ những năm 2003, bỏ ra 2,2 tỉ đô la Hong Kong, tức là khoảng 4.500 tỉ VNĐ, phim trường TVB đã cho thấy tiềm lực tài chính to lớn của tập đoàn TVB cũng như sự công phu, tỉ mỉ để có thể mang tới cho người xem những thước phim sống động nhất. Bảo sao TVB trở thành biểu tượng của làng phim châu Á thế kỷ XX và cho tới cả bây giờ.
Trung Thành Nguyễn 2019-03-01 22:06:14
Bài viết được chọn làm video cho kênh youtube của Toplist. Thanks tác giả!