Thuyết minh về Tết nguyên đán bài 9

Đến với Việt Nam, ta đến với nền văn hóa lâu đời, một nền văn hóa ăn sâu vào từng sinh hoạt thường ngày. Những tín ngưỡng trở thành cuộc sống của người dân Việt từ 4000 năm trở về trước và cho đến nay, những phong tục văn hóa tốt đẹp vẫn được lưu truyền và thể hiện thật rõ ràng trong những ngày lễ. Và, ta đang hướng tới ngày lễ lớn nhất của dân tộc, ngày lễ mà những văn hóa tốt đẹp được biểu hiện một cách trọn vẹ nhất: Tết cổ truyền – Tết Nguyên Đán.


Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam, theo ảnh hưởng của văn hóa Tết Âm lịch Trung Hoa và vòng văn hóa Đông Á. Nguyên nghĩa của từ “Tết” chính là “tiết”. Văn hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán. Hai chữ “Nguyên đán” có gốc chữ Hán: “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm, lúc mặt trời mọc. Người Việt Nam quan niệm rằng ngày Tết thì tất cả mọi thứ đều phải thật sớm và mới. Do đó trước ngày Tết khoảng hơn 2 tuần, các gia đình đã sắm sửa cho ngày Tết. Họ thường quét dọn, trang trí nhà cửa, mua hoa, sắm thức ăn… thật chu đáo cho ngày Tết. Ngoài ra, tất cả những vật dụng không cần thiết hoặc bị cho là đem lại điềm gở cũng bị vứt bỏ.


Tết chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đều mang một vẻ sắc riêng của chính nó.


Ngày Tất niên có thể là ngày (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày , (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, nó được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang không nơi nương tựa.


Sắp dọn bàn thờ Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau tùy theo từng nhà. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, Mặt Trăng và hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng. Phía sau hai cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Có nhà cũng cắm “cành vàng lá ngọc” (một thứ hàng mã) với sự cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc và buôn bán lãi gấp nhiều lần năm trước. Ở giữa có trục “vũ trụ” là khúc trầm hương dưới dạng khúc khủy và vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt xen hai cái đĩa giữa đèn và hương để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó). Trước bát hương để một bát nước trong để coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu và dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới.


Ba ngày đầu năm được coi là ba ngày hạn của Tết. Mọi người tin rằng những gì họ làm trong những ngày đầu năm sẽ ảnh hưởng đến năm mới của họ và người thân. “Ngày mồng Một tháng Giêng” là ngày Tân niên đầu tiên và được coi là ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết. Không kể những người tốt số, hợp tuổi được mời đi xông đất, vào sáng sớm ngày này, người Việt cổ thường không ra khỏi nhà, chỉ bày cỗ cúng Tân niên, ăn tiệc và chúc tụng nhau trong nội bộ gia đình. Đối với những gia đình đã tách khỏi cha mẹ và cha mẹ vẫn còn sống, họ đến chúc tết các ông bố theo tục: Mồng Một Tết cha.


“Ngày mồng Hai tháng Giêng” là ngày có những hoạt động cúng lễ tại gia vào sáng sớm. Sau đó, người ta chúc tết các bà mẹ theo tục Mồng Hai Tết mẹ. Riêng đàn ông chuẩn bị lập gia đình còn phải đến nhà cha mẹ vợ tương lai (nhạc gia) để chúc Tết theo tục Đi sêu.


“Ngày mồng Ba tháng Giêng” là ngày sau khi cúng cơm tại gia theo lệ cúng ít nhất đủ ba ngày Tết, các học trò thường đến chúc Tết thầy dạy học theo tục Mồng Ba Tết thầy. Trong những ngày này người ta thường đi thăm viếng, hỏi thăm nhau những điều đã làm trong năm cũ và những điều sẽ làm trong năm mới.


Nguồn gốc Tết có từ Trước Công Nguyên, trải qua bao nhiêu thế kỉ vẫn còn giữ lại những nét văn hóa rất đẹp, những nét văn hóa dần thành tín ngưỡng, giống như một thói quen, trở thành những tục lệ không thể thay đổi.

Như nói bên trên, công việc chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán từ khoảng hai tuần trước Tết. Trong những việc mọi người chuẩn bị, về trang trí nhà cửa có câu đối, có hoa mai và hoa đào, về chuẩn bị lễ cúng bao gồm mâm ngũ quả, còn về ẩm thực Tết, bánh chưng là loại bánh cổ truyền không thể thiếu.


Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân “tồn cổ” vẫn còn trọng tục treo “câu đối đỏ” nhân ngày Tết. Những này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ. Những câu đối hay nhất, đẹp nhất được treo trên ngưỡng cửa hoặc bàn thờ tổ tiên mang đến luồng gió nhớ nguồn, tôn trọng văn hóa ngàn đời của Người Việt, cũng như mang lại niềm tin những câu đối đỏ sẽ mang đến những điều may mắn và hạnh phúc.


Hai loại hoa chính của ngày Tết là hoa đào và hoa mai. Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong nhà, theo quan niệm người Trung Quốc, đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân. Theo sự tích kể lại, xưa kia có hai vị thần trú ngụ trên một cây đào cổ có quyền lực che chở dân chúng trong vùng. Ma quỉ nghe danh hai vị thần đều sợ hãi, sợ hai vị thần rồi sợ luôn cả cây đào. Vào ngày đầu năm, hai vị thần phải lên chầu Ngọc Hoàng, vì thế, từ đó, mỗi dịp Tết, nhân dân đều cố gắng trang hoàng cành đào trong nhà để trừ ma quỉ khi không có hai vị thần ở bên cạnh. Hoa Mai, với miền Nam nước , nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới rất thích hợp môi trường cho hoa Mai đơm bông nảy mầm mỗi dịp Xuân về Tết đến. Màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, màu vàng còn tượng trưng cho vua (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong , theo quan điểm người Việt, Thổ nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng được tượng trưng cho sự phát triển nòi giống. Đối với người miền Nam, nếu hoa Mai nở đúng vào lúc đón giao thừa hay nở vào sáng sớm ngày mùng một Tết thì điều đó có nghĩa là sự may mắn, thịnh vượng, và hạnh phúc sẽ đến với cả gia đình trong năm đó.


Tết đến, dù công việc có bận rộn đến đâu hay có ở bất cứ phương nào, mỗi nhà đều tự chuẩn bị cho mình một mâm quả dâng lên tổ tiên. Mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa bao trùm là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng thành kính với tổ tiên. Ngoài ra tùy ở những gốc độ khác nhau, mâm ngũ quả còn có các ý nghĩa khác nhau. Mâm ngũ quả là mâm gồm 5 loại trái cây khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng. Con số 5 thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn: Phú, quý, thọ, khang, ninh. 5 màu sắc cũng thể hiện ý nghĩa nguồn của cải 5 phương đưa về kính lên tổ tiên.


Ở miền Bắc, mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Theo thuyết Ngũ hành: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Mâm ngũ quả thường theo 5 sắc màu đó để phối trí. Miền Bắc thường bày 5 loại quả có 5 màu khác nhau như: chuối/táo màu xanh; bưởi (hoặc phật thủ), cam, quýt màu vàng; hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ; roi, mận, đào hoặc lê màu trắng; hồng xiêm hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen. Ở miền Nam bạn sẽ thường thấy các loại trái cây như: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dừa, thơm,… đọc lai lái giống như “cầu vừa đủ xài” hay “cầu vừa đủ sung”.


Ẩm thực Tết vô cùng đa dạng. Mâm cỗ ngày Tết phổ biến là từ 8 đến 10 món khác nhau. Cụ ta quan niệm: ăn là để thưởng thức, bởi vậy nên dù nhiều món nhưng mỗi món chỉ bày vào một bát hay đĩa nhỏ. Cùng với một chút công phu trong cách trình bày, mâm cỗ Tết sẽ vừa đa dạng, hài hòa, lại đẹp mắt.


Trong những món ăn trên mâm cỗ, làm sao có thể thiếu bánh chưng và bánh dày? Thứ bánh độc nhất là đặc biệt nhất của Việt Nam! Sự tích về thức bánh cao quí này có lẽ ai cũng đã thuộc lòng. Bánh chưng và bánh dày do Lang Liêu – con Vùa Hùng làm thành, truyện được ghi trong Lĩnh Nam Chích Quái (thế kỷ XV). Câu nói: “Các vật trên trời đất và mọi của quý của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh và ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình đất và trời rồi dùng lá bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ” cũng đã nói lên ý nghĩa tốt đẹp của hai loại bánh này.


Thêm vào một nét văn hóa đẹp mà không thể thiếu của Tết đó chính là tục lệ xông đất đầu năm. Xông đất (hay đạp đất, mở hàng) là tục lệ đã có lâu đời ở. Nhiều người quan niệm ngày Mồng Một “khai trương” một năm mới. Họ cho rằng vào ngày này, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, may mắn, cả năm cũng sẽ được tốt lành, thuận lợi. Ngay sau thời khắc giao thừa, bất cứ người nào bước từ ngoài vào nhà với lời chúc năm mới được coi là đã xông đất cho gia chủ. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng. Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ sang thăm. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng 5 đến 10 phút chứ không ở lại lâu, cầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt.


Nhắc đến Tết làm sao có thể quên tục lệ thăm viếng và mừng tuổi? Thăm viếng họ hàng là để gắn kết tình cảm gia đình họ hàng. Lời chúc tết thường là sức khỏe, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công… Những chuyến thăm hỏi này giúp gắn kết mọi người với nhau, xóa hết những khúc mắc của năm cũ, vui vẻ đón chào năm mới. Đến thăm những người bạn bè, đồng nghiệp và những người thân thiết với mình để chúc họ những câu tốt lành, giúp tình cảm bạn bè gần gũi hơn.


Người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ, hay “hồng bao”, gọi là “lì xì” với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn.


Tết là ngày xum vầy, đoàn tụ của gia đình bao gồm con cháu, cha mẹ, họ hàng, làng xóm; Bao gồm những người đang sống và những người đã khuất, đó là sợi dây vô hình xuyên suốt trong tâm thức người Việt Nam, gắng kết giữa các thế hệ, gắng kết tình cảm gia đình, gắn kết tình làng nghĩa xóm. Mang rất nhiều ý nghĩa, giá trị nhân văn chỉ có thể cảm nhận từ tâm thức của mỗi chúng ta.

Tết nguyên đán
là món ăn tinh thần không thể thiếu của dân tộc. Mang ảnh hưởng của Trung Quốc nhưng Tết cổ truyền Việt Nam lại phảng phất hương thơm của chính nó, tiếp thu và phát triển vẻ đẹp của Tết Nguyên Đán Trung Hoa. Nó mang giữ tinh thần của người dân, phất lên tinh hoa của nền văn hóa lâu đời của người Việt. Hãy cùng chung tay gìn giữ, lưu truyền và phát triển những đường nét của Tết cổ truyền, gìn giữ chính bản sắc dân tộc của ta.

Thuyết minh về Tết nguyên đán bài 9
Thuyết minh về Tết nguyên đán bài 9
Thuyết minh về Tết nguyên đán bài 9
Thuyết minh về Tết nguyên đán bài 9

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy