Thuyết minh về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt
Thể thơ Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật là thể thơ lâu đời xuất xứ từ Trung Hoa du nhập vào nền thơ ca Việt Nam cùng với các thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, Ngũ Ngôn Bát Cú, Thất ngôn Bát Cú, đã tạo ra nhiều thể thơ biến ảo và tạo nên trào lưu một cơn sốt Thơ Đường Trong nền thơ ca Việt Nam.
Thơ ngũ ngôn là một trong những thể loại thơ được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên điểm đầu tiên mà bạn cần phải phân biệt đó chính là thể thơ ngũ ngôn – tức là đang nhắc tới một dạng trong thể thơ đường luật. Chứ nó không phải là thể thơ 5 chữ hiện đại. Bởi với yêu cầu của thể thơ này cần phải có sự tuân thủ niêm luật một cách chặt chẽ.
Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt là một trong những thể thơ xuất xứ từ Trung Quốc. Cùng với các thể thơ khác trong nhóm nó đã tạo ra được một trào lưu thơ ca Việt Nam. Về cơ bản thể thơ này có 4 câu thơ trong mỗi bài và mỗi câu có 5 chữ. Trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 với 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Nhìn chung thể thơ này khá giống với thể thất ngôn tứ tuyệt nhưng số câu ít hơn. Túc là chỉ cần bỏ hai chữ cuối là ta đã có được thể thơ ngũ ngôn.
Ví dụ:
Trên mưa, còn có nắng
Dưới sóng, biển bình yên
Đá lạnh còn giữ lửa
Tình phai còn căn duyên?
Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt này mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ và được làm theo thể thơ đường luật. Về cơ bản đây cũng là một thể thơ khá giống với thể thất ngôn bát cú đường luật nhưng mỗi câu đều bỏ đi hai tiếng đầu câu và chỉ còn lại 5 tiếng cuối cùng. Về niêm luật vần đối thì thể thơ này cũng giống với thể thất ngôn bát cú đường luật.
Về thể thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật thì chúng ta sẽ có 4 câu thơ trong mỗi bài,mỗi câu gồm có 5 chữ trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ là câu 2,4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối như vậy cả bài thơ tổng cộng sẽ có 20 chữ như vậy về cơ bản thể thơ này giống với thơ thất ngôn tứ tuyệt chỉ cần bỏ hai chữ cuối là chúng ta sẽ có được bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. Mặt khác nó còn là bản sao của thể thơ Ngũ ngôn bát cú đường luật vì lấy ra 4 câu thơ trong bài bát cú để làm ra bài thơ tứ tuyệt. Chỉ 4 câu thơ ngắn ngọn nhưng lại tuyệt diệu vô cùng vì thế nên gọi là thơ tứ tuyệt. Thể thơ ngũ ngôn bố cục sẽ gồm có 4 phần đó là (đề, thực, luận, kết).
Về đặc điểm của thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật, thì bài thơ khi ngâm thơ sẽ mang một cảm giác êm tai nhấn nhá hợp lý, tạo cảm giác dễ đọc cho người ngâm thơ và dễ nghe cho người thưởng thức. Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật sẽ mang nhịp lẻ ngắt nhịp 2/3. Vần điệu: luân phiên bằng – trắc hoặc bằng – bằng, trắc – trắc ở tiếng thứ hai và thứ tư. Nên gieo Vần (độc vận). Cứ theo thứ tự như vậy cho đến hết bài thơ thì chúng ta sẽ có một bài thơ hoàn chỉnh, chính xác theo luật thơ.