Tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian đã tồn tại lâu đời và phổ biến tại VIệt Nam. Xuất phát từ sự biết ơn đối với người phụ nữ, người mẹ trong xã hội, trong nhận thức sơ khai của con người, từ đó cho ra tín ngưỡng này. Nền văn hóa của người Việt Nam là nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, mà nông nghiệp thì sẽ gắn liền với các yếu tố tự nhiên, sự sinh sôi nảy nở. Vì vậy, họ tin tưởng, tôn vinh và thờ phụng những vị nữ thần gắn liền với các hiện tượng tự nhiên trong vũ trụ, được cho rằng là có chức năng sản sinh, bảo vệ, che chở cho cuộc sống của con người như: Trời, đất, sông, nước, núi, rừng,...
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 75 vị nữ thần, trong đó có 3 vị nữ thần tồn tại trong truyền thuyết như ba chị em, con của Ngọc hoàng giáng xuống cai quản ba miền: Miền Bắc với sự nổi trội của mẫu Liễu Hạnh, miền Trung với Thiên Y A NA Diễn Phi Chúa Ngọc và miền Nam là Linh sơn Thánh Mẫu (Bà Đen).
Theo chiều dài của lịch sử, Tín ngưỡng thờ Mẫu đã phát triển có Tam phủ, Tứ phủ. Trong các làng xã và đô thị miền Bắc từ xưa, hệ thống Tam phủ, Tứ phủ thờ rất tôn nghiêm:
- Mẫu Thượng Thiên (Thiên phủ) cai quản miền trời và là biểu tượng của mây, mưa, sấm, chợp,... áo màu đỏ.
- Mẫu Thượng Ngàn (Nhạc phủ) cai quản miền rừng, áo màu xanh lá.
- Mẫu Thoải (Thoải phủ) cai quản miền sông nước, áo màu trắng.
- Mẫu Địa (Địa phủ) cai quản miền đất đai, áo màu vàng.
Vào năm 2016, "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ" của ngưởi Việt chính thức được UNESO công nhận là di sản văn hóa phỉ vật thể của nhân loại. Tam phủ gồm Thiên phủ (cõi trời), Nhạc phủ (miền rừng), Thoải phủ (miền sông nước), sau này có thêm Địa phủ (cõi đất) nên mới gọi là tín ngưỡng "Tam phủ, Tứ phủ".