Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
Với một đất nước có nền văn hóa nông nghiệp lúa nước nên việc sùng bái tự nhiên là điều dễ hiểu. Người Việt quan niệm rằng, thiên nhiên chính là mẹ, là hình tượng vị Nữ thần vạn năng đem lại no ấm, trù phú và bảo hộ cho từng con dân. Do ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực nên các vị Thần đó không phải là các cô giá trẻ đẹp, mà là các bà mẹ, các Mẫu.
Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước - những nữ thần cai quản các hiện tượng tự nhiên, quan trọng nhất, thân thiết nhất đối với cuộc sống của người làm nông nghiệp lúa nước. Họ tồn tại dưới dạng tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ với Mẫu Thượng Thiên (Bà Trời), Mẫu Địa (Bà Đất), Mẫu Thoải (Bà Nước).
Tiếp theo là các bà Mây - Mưa - Sấm - Chớp - những hiện tượng có vai trò rất lớn trong cuộc sống cư dân nông nghiệp. Đến khi Đạo Phật du nhập vào Việt Nam thì nhóm nữ thần Mây - Mưa - Sấm - Chớp được nhạo nặn thành hệ thống Tứ pháp: Pháp Vân (Mây), Pháp Vũ (Mưa), Pháp Lôi (Sấm), Pháp Điện (Chớp).
Người Việt Nam là dân tộc đa dạng trong việc thờ các vị thần có nguồn gốc từ động vật, thực vật. Với nếp sống là nông nghiệp, họ thừ những con thú gắn liền với ruộng đồng như: cóc, chó, cá, hạc, rồng (sự kết hợp của cá sấu, rắn),... Thực vật thì được tôn sùng nhất là cấy Lúa: Khắp nơi, dù là vùng người Việt hay vùng dân tộc - đều có tín ngưỡng thờ Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa,...