Top 10 Nhân vật anime được lấy cảm hứng từ truyền thuyết dân gian Nhật Bản

Tú Nguyễn 143 0 Báo lỗi

Truyền thuyết dân gian, thần thoại Nhật Bản luôn là những đề tài đầy màu sắc văn hóa Á Đông vô cùng hấp dẫn đối với bao khán giả trên khắp ... xem thêm...

  1. Công Chúa Kaguya trong bộ anime Kaguya-hime no Monogatari chính là một trong những nhân vật anime điển hình đại diện cho truyền thuyết dân gian Nhật Bản. Lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích "Nàng Tiên Ống Tre", công chúa Kaguya đã thành công xây dựng nên trong lòng khán giả hình tượng nàng công chúa thời xưa một cách đầy chân thực và vô cùng hữu tình.


    Cũng giống như trong câu chuyện cổ tích nguyên tác. Kaguya được sinh ra trong một cây măng phát sáng ở rừng tre. Một ngày nọ, một ông lão đốn tre tình cờ đi ngang qua phát hiện ra cô bé và mang về nuôi dưỡng. Dần theo thời gian, Kaguya lớn nhanh như thổi khiến ai cũng phải ngỡ ngàn. Cuộc sống êm đềm cứ thế trôi qua, Kaguya vẫn như bao cô bé bình thường khác, tuy sống ở vùng nông thôn thiếu thốn nhưng cô bé vẫn cảm thấy vô cùng hạnh phúc và luôn hồn nhiên vui chơi với những người bạn của mình. Nhưng một ngày nọ, trong một lần đi đốn tre, ông lão vô tình tìm thấy vàng và những tấm lụa lộng lẫy ở rừng tre giống như cách lão tìm thấy đứa con gái của mình. Hai vợ chồng họ nghĩ đây là ý nguyện của ông Trời muốn Kaguya trở thành nàng công chúa cao quý. Những tấm lụa xinh đẹp kia sẽ được khoác lên người cô bé, số vàng là để xây dinh thự lớn. Ông lão quyết định cả gia đình sẽ chuyển lên kinh thành để cô được sống như một quý tộc thực sự, điều này cũng khiến cho cuộc đời của Kaguya phút chốc bị đảo lộn.

    Dù cho thân xác bị nhốt trong lâu đài, tâm hồn Kaguya vẫn hướng về cuộc sống tự do, thanh bình với những ký ức đẹp của tuổi thơ. Sau tất cả, Kaguya đã quay về Mặt Trăng, nơi nàng thực sự thuộc về với dòng lệ đầy nuối tiếc, day dứt.

    Công Chúa Kaguya - Kaguya-hime no Monogatari
    Công Chúa Kaguya - Kaguya-hime no Monogatari
    Công Chúa Kaguya - Kaguya-hime no Monogatari
    Công Chúa Kaguya - Kaguya-hime no Monogatari

  2. Trong truyền thuyết văn hóa dân gian của Nhật Bản, hồ ly là một biểu tượng không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân xứ sở hoa anh đào. Tomoe trong bộ anime Kamisama Hajimemashita chính là một trong những nhân vật anime tiêu biểu được xây dựng dựa trên truyền thuyết về hồ ly trong dân gian Nhật Bản. Với ngoại hình nổi bật cũng đôi tai nhọn trên đầu, mái tóc bạc như ánh trăng, làn da trắng tuyết cùng những móng vuốt sắc đến đáng sợ, Tomoe đã thành công tái hiện lại hình ảnh của Linh thần yêu hồ trong các truyền thuyết thần thoại về hồ ly.


    Trong Kamisama Hajimemashita, Tomoe chính là linh thần yêu hồ phục vụ cho thổ thần đền Mikage. Tuy sở hữu ngoại hình đẹp đậm chất hồ ly tinh nhưng Tomoe lại có tính cách vô cùng nóng nảy, kiêu ngạo, điều này khiến các nữ thần và yêu quái đều đem lòng yêu anh chàng nhưng chẳng bao giờ dám lại gần. Ban đầu, Tomoe tuy là một nhân vật có tính cách lạnh lùng và khó gần nhưng càng trở về sau, Tomoe càng trở nên dịu dàng hơn và cùng nữ chính Nanami vẽ nên chuyện tình đẹp vượt qua cả rào cản thân phận giữa con người và yêu quái.

    Tomoe - Kamisama Hajimemashita
    Tomoe - Kamisama Hajimemashita
    Tomoe - Kamisama Hajimemashita
    Tomoe - Kamisama Hajimemashita
  3. Bên cạnh hồ ly, Tanuki cũng là một trong những nhân vật nổi tiếng trong các truyền thuyết dân gian Nhật Bản. Thông qua những câu truyện cổ tích và các bức vẽ thời xưa, người dân Nhật Bản quan niệm rằng Tanuki là một sinh vật truyền thuyết mang hình dạng của những chú gấu mèo ngộ nghĩnh, nổi tiếng về khả năng biến hình thành bất kì thứ gì và thích sử dụng ma thuật của mình để trêu đùa con người. Tanuki trong truyền thuyết Nhật Bản được mô tả là những con yêu quái tinh nghịch, đáng yêu, có niềm đam mê bất tận với rượu Sake và hay giả dạng thành người trần, bắt chước hành vi của họ.

    Cuộc chiến gấu mèo là bộ phim xoay quanh một bầy Tanuki sống chan hoà, hạnh phúc bên nhau trong khu rừng tự nhiên của mình. Một ngày nọ, mọi chuyện trở nên đảo lộn khi con người quyết định phá hủy khu rừng của chúng để tiến hành mở rộng đô thị hóa, khiến toàn bộ sinh vật trong khu rừng phải đối mặt với nguy hiểm. Biết được chuyện này, bầy Tanuki quyết định tìm cách chống phá, xua đuổi những người đang thi công dự án đó để bảo vệ quê nhà của mình.

    Tanuki - Cuộc chiến gấu mèo
    Tanuki - Cuộc chiến gấu mèo
    Tanuki -  Cuộc chiến gấu mèo
    Tanuki - Cuộc chiến gấu mèo
  4. Inuyasha trong bộ anime Khuyển Dạ Xoa được lấy hình tượng từ khuyển thần Inugami trong truyền thuyết dân gian Nhật Bản. Khuyển thần Inugami là một sinh vật đầu chó thân người hoặc có hình dáng gần tương tự người sói ở phương tây. Inugami hiện thân ở dương gian nhằm phục vụ chủ nhân - người triệu hồi ra chúng và thực hiện các nhiệm vụ giống như một chú chó trung thành.


    Khuyển Dạ Xoa là bộ phim lấy bối cảnh thời chiến quốc tại Nhật Bản, xoay quanh nhân vật Inuyasha - một bán yêu với hành trình truy tìm những mảnh vỡ của ngọc Tứ Hồn cùng Kagome - cô gái loài người sống thời hiện đại và những người bạn khác. Hành trình này mang đến sự huyền huyễn, kịch tính với những tình tiết cuốn hút và nhiều nhân vật được xây dựng lấy cảm hứng từ những sinh vật yêu ma có trong truyền thuyết xứ Phù Tang. Đặc biệt nhân vật chính Inuyasha và anh trai của mình là Sesshomaru đều được lấy từ hình tượng khuyển thần Inugami.

    Inuyasha - Khuyển Dạ Xoa
    Inuyasha - Khuyển Dạ Xoa
    Inuyasha - Khuyển Dạ Xoa
    Inuyasha - Khuyển Dạ Xoa
  5. Bên cạnh các chủng loại yêu quái nổi tiếng thì trong kho tàng truyền thuyết dân gian Nhật Bản, thầy trừ tà lại chiếm một vị trí đặc biệt không kém. Chính vì thế đã có rất nhiều bộ anime làm về chủ đề thầy trừ tà này, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là anh thầy giáo Mesuke trong Jigoku Sensei Nube.


    Mesuke là anh thầy giáo vui tính và thân thiện nổi tiếng trong trường, nhưng ít ai biết ngoài công việc là một thầy giáo ra, anh còn sở hữu năng lực đặc biệt được gọi là "quỷ thủ", có khả năng xua đuổi ác linh quấy phá con người. Những tập phim đầu tiên mở ra trong khung cảnh một cậu bé học sinh mới nhập học tại trường trung học mà Mesuke làm giáo viên bị con quỷ rết bám vào người. Vốn với tính cách vui vẻ, hòa đồng, khi bị quỷ rết nhập vào, câu bé ngay lập tức trở nên kích động và mất kiểm soát khi tức giận, điều này đã làm cậu trở nên hung dữ và bị mọi người xa lánh. Biết được điều đó, Mesuke đã sử dụng năng lực của mình để giúp cậu. Và sau đó có rất nhiều chuyện là nữa cũng xảy ra trong trường, buộc anh phải ra tay bảo vệ học sinh mình.

    Nueno Mesuke - Jigoku Sensei Nube
    Nueno Mesuke - Jigoku Sensei Nube
    Nueno Mesuke - Jigoku Sensei Nube
    Nueno Mesuke - Jigoku Sensei Nube
  6. Catbus trong bộ phim tuổi thơ - Hàng Xóm Của Tôi Là Totoro đã không còn là một nhân vật xa lạ đối với bao khán giả. Catbus mang hình dáng chú mèo lớn, luôn luôn mỉm cười và thân hình được thiết kế như một chiếc xe bus. Catbus được lấy cảm hứng từ Bakeneko (mèo tinh), là một loài yêu quái có nguyên hình là mèo với những chiếc đuôi kỳ lạ trong truyền thuyết dân gian Nhật Bản. Bakeneko có khả năng biến hình, bắt chước tiếng người, nhảy múa và thậm chí nó có thể điều khiển cả tâm trí con người.


    Khác với sự thân thiện và đáng yêu của Tanuki, trong truyền thuyết dân gian Nhật Bản, Bakeneko đại diện cho sự chết chóc. Và để trà trộn vào thế giới loài người, Bakeneko thường sẽ chọn biến thành người chủ của mình, nhưng nếu như có ai phát hiện ra thì nó sẽ giết hại người đó. Trong những câu chuyện cổ có kể rằng tại một vùng đất thời chiến quốc Nhật Bản, Nabeshima Mitsushige, một lãnh chúa nổi tiếng bạo ngược đã ra tay sát hại người hầu cận của mình là Ryuuzouji Matashichirou do đã không hoàn thành nhiệm vụ. Mẹ của Matshichirou khi nghe tin con trai qua đời đã quá đau khổ mà tự sát bằng kiếm. Con mèo của bà chứng kiến sự đau khổ từ chủ nhân, nếm máu trên lưỡi kiếm và rồi đã biến thành Bakeneko đi ám sát kẻ đã hại chủ nhân của nó đi vào chỗ chết.

    Catbus - Hàng Xóm Của Tôi Là Totoro
    Catbus - Hàng Xóm Của Tôi Là Totoro
    Catbus - Hàng Xóm Của Tôi Là Totoro
    Catbus - Hàng Xóm Của Tôi Là Totoro
  7. Trong truyền thuyết Nhật Bản, Shishigami trong bộ phim Công Chúa Mononoke chính là hiện thân của thần Yatsukamizuomitsuno. Đền Nagahama ở tỉnh Shiname Nhật Bản thờ phụng vị thần này. Trong các câu truyện dân gian tại Nhật Bản, Yatsukamizuomitsuno là vị thần có sức mạnh tái tạo mọi thứ trên hành tinh. Có truyền thuyết cổ kể rằng chính thần Yatsukamizuomitsuno đã tạo nên vùng đất Izumo, tỉnh Shimane, nơi được mệnh danh là vùng đất của những vị thần. Người xưa cho rằng thần Yatsukamizuomitsuno mang hình dạng của một con hươu có mặt người. Vào buổi sáng vị thần này sẽ xuất hiện dưới hình dạng một chú hươu thần bí đi lang thang trong rừng. Nhưng khi trời sập tối, Yatsukamizuomitsuno sẽ biến thành một thực thể linh hồn khổng lồ và sử dụng quyền năng của mình điều khiển sự sống vạn vật trên hành tinh.


    Trong Công Chúa Mononoke, Shishigami được xây dựng mô phỏng theo đúng như những gì trong truyền thuyết dân gian tả về vị thần Yatsukamizuomitsuno. Shishigami là vị thần tối cao ở khu rừng Tây Vực, tượng trưng cho sự sống và cái chết. Ngoại hình của Shishigami được miêu tả trên phim là một con nai có khuôn mặt người cùng cặp sừng lớn ấn tượng, mang quyền năng bất tử và có thể khiến cây cối hoa lá sinh sôi nảy nở hay úa tàn.

    Shishigami - Công Chúa Mononoke
    Shishigami - Công Chúa Mononoke
    Shishigami - Công Chúa Mononoke
    Shishigami - Công Chúa Mononoke
  8. Haku trong bộ anime Vùng Đất Linh Hồn được xây dựng dựa theo truyền thuyết dân gian về thủy thần Mizuchi, vị thần của những dòng sông. Mizuchi là vị thần có hình dạng của một con rồng vảy bạc nên thường được người Nhật Bản xưa gọi là thủy long. Haku trong phim vốn có tên là Nigihayami Kohaku Nushi - thần sông Kohaku. Khi con sông bị lấp, cậu đã lang thang, vất vưởng không chốn dung thân rồi bị lạc vào Vùng đất linh hồn và sau đó gặp cô bé Chihiro. Haku là thần sông nên có khả năng biến hình thành một con rồng vảy bạc, bờm xanh. Đây là một hình tượng gắn liền với dòng sông trong quan niệm của người Nhật.


    Trong Nhật Bản Thư Kỷ (Nihon Shoki) có đề cập đến thủy thần Mizuchi, thuật lại dưới câu chuyện xưa như sau: Dưới thời trị vì của Thiên hoàng Nintoku năm thứ 67 (năm 379 sau Công nguyên), tại ngã ba sông Takahashi ở tỉnh Okayama có một con rồng lớn cư ngụ, nó bảo vệ dòng sông và thường phun ra nọc độc, sát hại nhiều ngư dân. Sau này, nó đã bị đánh bại bởi một người đàn ông tên là Agatamori. Chàng hiệp sĩ đã dìm nó xuống lòng sông và từ đó truyền thuyết về Mizuchi bắt đầu được người dân Nhật Bản lan truyền và kể nhau đến đời sau.

    Haku - Vùng Đất Linh Hồn
    Haku - Vùng Đất Linh Hồn
    Haku - Vùng Đất Linh Hồn
    Haku - Vùng Đất Linh Hồn
  9. Những hình nhân giấy trong bộ anime Vùng Đất Linh Hồn là đại diện cho Shikigami ( Thức Thần) trong truyền thuyết dân gian Nhật Bản. Tại một phân cảnh trong phim, khi Haku trong hình dạng rồng bị Yubaba trừng phạt và bị bủa vây bởi một đám hình nhân giấy. Tuy trông chúng chỉ như những tờ giấy mỏng manh, không có sức tấn công nhưng khi tập hợp lại, chúng lại sở hữu một lực sát thương khổng lồ khiến Haku bị thương.


    Shikigami là sinh vật huyền thoại trong các truyền thuyết dân gian Nhật Bản, bắt nguồn từ Âm dương đạo (Onmyodo). Chúng là là những linh hồn tự do được Âm dương sư (Onmyoji) triệu hồi lên để chiến đấu hoặc thực hiện mệnh lệnh của người điều khiển. Sức mạnh của Shikigami được kết nối với sức mạnh tâm linh của chủ nhân. Nếu Âm dương sư sở hữu phép thuật hắc ám, Shikigami có thể thao túng linh hồn động vật và con người. Tuy nhiên, ngược lại nếu pháp sư năng lực có hạn, khi triệu hồi xảy ra sơ suất, bất cẩn, Shikigami sẽ thoát khỏi sự kiểm soát và lấy lại nhận thức của riêng mình, thậm chí tấn công ngược lại chủ nhân và sát hại người ấy để trả thù.

    Shikigami - Vùng Đất Linh Hồn
    Shikigami - Vùng Đất Linh Hồn
    Shikigami - Vùng Đất Linh Hồn
    Shikigami - Vùng Đất Linh Hồn
  10. Oshira-sama là ông thần có thân hình mập mạp, trắng trẻo trong Vùng Đất Linh Hồn. Ông có hình dáng như củ cải trắng nhưng có nhiều ý kiến cho rằng thực ra Oshira-sama là con tằm. Vì sau lưng ông có những lỗ tằm nhỏ để hô hấp và dưới chiếc nón đỏ là những lá dâu. Bên cạnh đó, trong truyền thuyết dân gian Nhật Bản, Oshira-sama là tên của một vị thần đại diện cho ông tổ nghề dệt và thần nông nghiệp của vùng đất Tohoku.


    Câu chuyện dân gian phía sau vị thần Oshira này lại nhuốm màu bi thương về một mối tình kỳ dị giữa hai giống loài. Tương truyền rằng có một người nông dân nọ sống cùng cô con gái xinh đẹp, nhà ông vốn nghèo khó, chỉ có chú ngựa là tài sản quý giá duy nhất. Vậy nhưng cô con gái lại đem lòng yêu con ngựa và âm thầm kết nghĩa phu thê với nó. Chuyện này đã bị người cha phát hiện, ông rất tức giận và giết chết con ngựa rồi đem xác nó treo lên cây dâu tằm. Chứng kiến cảnh tượng trên, cô gái đau lòng ôm lấy xác ngựa mà khóc. Sau đó, cô và con ngựa bay lên trời hóa thành thần.


    Về phần người cha, sau khi cô con gái ra đi, cô đã trở về báo mộng hướng dẫn ông cách nuôi tằm bằng lá dâu. Từ truyền thuyết này, người ta tin rằng cô gái và con ngựa đã trở thành vị thần bảo trợ nghề trồng dâu nuôi tằm.

    Oshira-sama - Vùng Đất Linh Hồn
    Oshira-sama - Vùng Đất Linh Hồn
    Oshira-sama - Vùng Đất Linh Hồn
    Oshira-sama - Vùng Đất Linh Hồn



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy