Top 13 Mẹo dân gian nuôi con cực nhàn bố mẹ không thể bỏ qua
Từ xưa đến nay ông cha ta đã để lại những mẹo dân gian rất hiệu nghiệm khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dưới đây, Toplist xin tổng hợp tất tần tật những ... xem thêm...mẹo dân gian nuôi con cực nhàn để các mẹ cùng tham khảo!
-
Nước mía chính là một bí quyết tuyệt vời giúp các bà mẹ sinh con sạch và dễ sinh. Từ tháng thứ 5 trở đi, các mẹ nên uống mỗi tuần 3 ly nước mía. Đến tháng cuối giảm lại còn mỗi tuần 2 ly. Đối với những mẹ nào đi khám thai, bác sĩ bảo thiếu ối có thể tăng thêm cho đến khi khám lại, bác sĩ bảo ổn định thì giảm dần. Theo kinh nghiệm dân gian, nếu ăn nhiều mía vào tháng cuối thai kỳ sẽ giúp con tăng cân nhanh, khi sinh không bị da rắn.
Lợi ích của nước mía mà mẹ bầu nên biết:
- Giúp da dẻ hồng hào
- Hạn chế tình trạng thai nghén
- Cải thiện sức đề kháng và phòng chống các bệnh vặt
- Chống táo bón và tiêu hóa tốt
- Không uống quá nhiều vì dễ tăng nguy cơ nguy cơ tiểu đường thai kỳ, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Thai phụ nên bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau.
- Không sử dụng thuốc khi uống nước mía.
- Không bảo quản nước mía trong tủ lạnh.
-
Mặc dù chưa được khoa học chứng minh, thế nhưng việc ăn dạ dày lợn hấp tiêu để chuẩn bị cho con sinh ra, đến tuổi mọc răng không bị đi tướt là cách mà rất nhiều mẹ đã làm và truyền tai nhau. Cách này được phần đông các mẹ đánh giá là rất hiệu quả. Mẹ áp dụng làm theo công thức sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 cái dạ dày lợn (loại nhỏ)
- 1 lạng hạt tiêu sọ
Cách làm:
- Bước 1: Làm sạch dạ dày, rồi cho hạt tiêu vào nhồi và khâu tạm bằng chỉ cho tiêu không bị bung ra ngoài, bỏ lên nồi hấp cách thủy khoảng 30 phút.
- Bước 2: Khi ăn, các mẹ cắt bỏ chỉ đi, không ăn hạt tiêu mà chỉ ăn dạ dày.
Khi ăn chỉ ăn phần dạ dày, mẹ nên ăn hết nguyên cái vào đúng tuần thứ 32 và cách 1 tuần sau (tuần 33) thì ăn thêm 1 lần nữa là được. Đảm bảo với các mẹ, con sinh ra khỏe mạnh mà không cần dùng đến men tiêu hóa hay thuốc thang, kháng sinh gì cả.
-
Ai cũng biết sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thế nhưng điều khiến các bà mẹ băn khoăn là làm sao để có đủ sữa cho con bú và làm sao để sữa thơm? Sau khi sinh, không phải bà mẹ nào cũng có nhiều sữa và biết cách làm tăng lượng sữa mẹ, cũng như sữa thật thơm cho con bú được nhiều. Và dưới đây là những mẹo nhỏ giúp bạn có nhiều sữa hơn và thơm hơn cho bé yêu của mình.
Cách làm:
- Cách 1: Muốn sữa không tanh gây mùi khó chịu cho bé cũng như người vào thăm đẻ, mẹ lấy chừng 7 lá mít, đun sôi và lấy nước uống. Cách này vừa kích sữa về nhiều mà cũng vừa giúp sữa thơm, khử được mùi tanh đặc trưng.
- Cách 2: Cho vào nồi khoảng 1 lon gạo nếp và tiến hành nấu như nấu xôi. Sau khi xôi chín thì các mẹ cho củ hành tím đã cắt nhỏ vào nồi xôi (cho khoảng 50-100g là được), rồi xới đều lên. Để một lúc cho chín. Tiếp theo các mẹ cho xôi vào trong khăn sữa nhỏ đắp phủ đều lên 2 bầu ngực. Lưu ý là đắp khi xôi còn nóng nhưng phải theo dõi độ nóng sao cho phù hợp mình có thể chịu đựng được nếu không sẽ bị phỏng. Cách này áp dụng khi mẹ mới sinh còn trong tháng, không chỉ làm cho sữa thơm mà còn giúp sữa mau về nữa đấy.
- Cách 3: Trộn rượu trắng và men cho thật mềm, rồi các mẹ đắp xung quanh ngực trong khoảng 20 phút. Men và rượu nóng sẽ nhanh chóng hút các tia sữa về, sữa sẽ chín và thơm ngon hơn. Đảm bảo các này rất hiệu quả vì nhiều mẹ áp dụng đã thành công, sữa rất nhiều. Để hiệu quả hơn, mẹ có thể nhờ bố massage!
-
Bé sơ sinh và trẻ nhỏ thường dễ bị đầy bụng do hoạt động tiêu hóa của trẻ luôn tạo ra hơi trong bụng bé, vì bé bú sữa mẹ mỗi giờ, hoặc mỗi 2 giờ đồng hồ, ruột hoạt động liên tục và tạo ra hơi trong bụng. Nếu không thể đưa lượng hơi này ra ngoài, bé sẽ cảm thấy khó chịu ở phần bụng dưới và cần sự giúp đỡ từ mẹ bằng các dấu hiệu như bé nằm không yên, vặn vẹo người và đạp chân liên tục. Sau đây là một mẹo dân gian và có rất nhiều mẹ áp dụng đánh giá là hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Mẹ canh lúc con vừa rụng rốn, rốn đã sạch và khô hoàn toàn thì pha hỗn hợp gồm dầu dừa và ít phèn chua đã nướng giã nát, lấy miếng bông gòn cắt nhỏ hình vuông, thấm hỗn hợp đó đắp lên rốn bé cho đến khi gạc khô thì bỏ đi, chỉ cần làm 1 lần là được, con ăn gì cũng không bị đau bụng vặt.
-
Khóc dạ đề hay còn gọi là chứng khóc đêm ở trẻ sơ sinh. Đây được xem là một nỗi ám ảnh dường như không có lối thoát đối với những gia đình có con nhỏ. Trẻ có thể khóc dai dẳng không ngừng, khóc đến mức lả cả người đi, khiến những người thân xung quanh vừa xót ruột vừa vật vã mà không biết phải xử trí thế nào. Sau đây là các mẹo dân gian mà các mẹ có thể áp dụng để chữa khóc dạ đề cho bé.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Mẹ hãy dùng một nắm lá trà tươi, loại lá còn nhỏ và non, rửa sạch rồi nhai nhuyễn hoặc giã nát sau đó đặt vào rốn của trẻ, có thể dùng băng quấn lại sẽ chữa chứng khóc đêm cho trẻ.
- Cách 2: Dùng cây Trúc ông điếu hay còn gọi là cây trúc đùi gà, sau đó chặt lấy 3 đoạn ngắn đặt ở chỗ trẻ nằm ngủ. Mẹ nhớ đặt lén và đừng cho ai biết nhé, như vậy mới có hiệu nghiệm.
- Cách 3: Dùng hạt bìm bìm, tán nhỏ và hòa với nước, sau đó bôi vào rốn của trẻ thì trẻ sẽ hết chứng khóc đêm.
- Cách 4: Nếu trẻ khóc đêm dai dẳng, dùng cỏ ở mép giếng, rơm rạ đặt dưới chiếu nằm. Mẹo này bà nội hoặc bố có thể làm và không được cho mẹ bé biết. Thường thì những người ở quê vẫn hay áp dụng mẹo này và có hiệu quả lắm nhé!
-
Như các bà mẹ cũng đã biết, lưỡi của bé cần phải được “làm vệ sinh” hàng ngày để tránh tình trạng nấm hoặc đẹn miệng, dẫn đến việc bé bỏ bú.
Thời điểm rơ lưỡi:
- Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn: Mẹ chỉ cần rơ lưỡi cho bé khoảng 2-3 ngày một lần vì khi bú mẹ, lưỡi của bé đã được cọ xát với đầu ti, vậy nên ít bị đóng cặn sữa hơn.
- Đối với trẻ bú mẹ kết hợp với bú bình: Mẹ cần rơ lưỡi cho bé mỗi ngày và sau khi bú xong mẹ nên tráng miệng cho trẻ bằng 1-2 thìa nước ấm.
- Đối với trẻ bú sữa ngoài hoàn toàn: Trẻ bú bình thường dễ bị “dơ” lưỡi nhiều hơn so với những trẻ bú mẹ, vì thế, mẹ cần phải rơ lưỡi bé 2 lần/ngày và thực hiện việc tráng miệng bằng nước ấm sau mỗi lần bú.
Lưu ý: Nếu lưỡi và hai bên má của bé bị đỏ khi bạn loại bỏ những mảng trắng thì rất có thể lưỡi bé bị nấm và cần phải đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra thêm. Tuyệt đối không nên cố gắng nỗ lực để loại bỏ chúng vì sẽ có thể làm tổn thương lưỡi của bé.
Mẹo dân gian làm sạch lưỡi cho bé:
- Dùng rau ngót: rửa sạch rau ngót, đun sôi cùng nước muối loãng. Đợi đến khi nước nguội bớt, lấy lá ngót nghiền nát, chắt nước, dùng nước đó để rơ lưỡi bé vào các buổi sáng và tối.
- Dùng lá hẹ: Hẹ đem rửa sạch, đập dập cho ít nước sôi vào khuấy đều, chắt nước, dùng nước đó rơ lưỡi cho bé mỗi ngày 2 lần.
Lưu ý: Có nhiều bà mẹ vẫn hay dùng mật ong cho trẻ nhỏ để rơ lưỡi. Thế nhưng mật ong dùng cho trẻ dưới 1 tuổi sẽ rất nguy hiểm. Mặc dù, mật ong được biết đến như chất có thể chống viêm và kháng khuẩn rất tốt, thế nhưng trong mật ong cũng chứa độc tố từ vi khuẩn clostridium botulium, đây là chất gây nguy hiểm cho hệ thần kinh và gây nên chứng liệt cơ. Nghiêm trọng hơn, chất này còn có thể làm bé rơi vào tình trạng ngộ độc nặng, có thể dẫn đến tử vong.
-
Nôn là tình trạng các chất trong dạ dày (sữa, thức ăn, dịch dạ dày) bị đẩy ra ngoài một phần hoặc hoàn toàn do cơ dạ dày phối hợp các cơ thành bụng co bóp. Trớ là tình trạng các chất trong dạ dày (sữa, thức ăn, dịch dạ dày) trào ngược lên trên và ra ngoài mũi, miệng do sự co bóp của dạ dày. Trị nôn trớ bằng búp tre (đọt tre) là một mẹo dân gian thường được các mẹ áp dụng và được đánh giá rất hiệu quả mà lành tính.
Cách thực hiện:
- Lấy búp tre tươi, con trai thì 7 búp, gái thì 9 búp.
- Sau đó cắt ra cho vào nồi nhỏ, đun với 1/2 bát nước (bát ăn cơm), đun nhỏ lửa đến khi còn khoảng 6 thìa cà phê nước cốt.
- Các mẹ hãy cho bé uống 2- 3 lần trong ngày, mỗi lần 2-3 thìa. Uống trong khoảng từ 3 tới 4 ngày. (Lưu ý là mỗi ngày làm 1 lần với 7 hoặc 9 búp tre).
-
Khi mọc răng, trẻ thường bị sốt nhẹ từ 38 - 38,5 độ C. Trường hợp nướu răng bị sưng viêm có thể khiến trẻ bị sốt cao hơn. Trẻ thường bị sốt khi nướu răng bị sưng đỏ và răng sắp nhú ra. Trẻ mọc răng thường chỉ sốt nhẹ chứ không sốt quá cao và không bị tiêu chảy. Toplist gợi ý một số mẹo giúp con mọc răng không sốt.
Cách thực hiện:
- Thoa nước lá hẹ vào nướu được xem là một dân gian rất hữu hiệu có thể giúp các bé khi mọc răng không bị sốt
- Mẹ chỉ cần giã nát một nắm nhỏ lá hẹ hoặc lấy nước thôi cũng được
- Nếu bé nhà mẹ không chịu được thì mẹ có thể hấp trong nồi cách thủy hay hấp trong nồi cơm điện (khi cơm vừa chín tới)
- Tiếp theo, mẹ dùng đồ rơ lưỡi của em bé thấm nước lá hẹ thoa đều lên nướu của bé
- Theo kinh nghiệm dân gian thì mẹ sẽ dùng 9 lá cho bé gái và 7 lá cho bé trai, bắt đầu thoa cho bé từ lúc 3 tháng thì khi mọc răng bé sẽ không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ và ít đi ngoài hơn bình thường đấy.
-
Vào mùa nóng, nhiệt độ cao, cơ thể bé chảy nhiều mồ hôi và đây cũng chính là lý do chính gây rôm sảy, mẩn ngứa ở trẻ nhỏ. Chữa rôm sảy bằng mướp đắng chính là một phương pháp khá hiệu quả mà các mẹ nên áp dụng.
Cách trị rôm sảy bằng mướp đắng như sau:- Các mẹ dùng 1 hoặc 2 quả mướp đắng thêm vài lá kinh giới rửa sạch và xay ra thành nước để tắm cho bé
- Cần rửa thật sạch quả mướp đắng trước khi sử dụng
Cách tắm cho trẻ sơ sinh bằng mướp đắng như sau:
- Đổ nước vào chậu. Cho nước nóng vào trước và thêm nước của quả mướp đắng vào. Các mẹ nhớ kiểm tra nhiệt độ nước phù hợp.
- Dùng khăn lau sạch từng bộ phận trên cơ thể bé lau nhẹ vào vị trí rôm sảy mụn nhỏ của trẻ. Bắt đầu từ chỗ sạch nhất: Khuôn mặt, sau đó tiếp tục, vòng tay ra sau lưng, nâng cằm bé lên và làm sạch vùng cổ.
- Khi bạn tắm xong bằng mướp đắng, tắm lại cho bé bằng nước trắng ấm.
-
Cảm lạnh là một trong những bệnh do virus gây ra thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh khiến trẻ khó chịu, giảm khả năng học tập và vận động. Nếu không được chăm sóc tốt, có thể xảy ra biến chứng như cúm, viêm phổi... Toplist gợi ý một số mẹo chữa cảm cho bé.
Bé bị chảy nước mũi và hắt xì:
- Các mẹ hãy cho bé ăn tỏi nướng ngay khi thấy bé có biểu hiện chảy nước mũi
- Tỏi nướng lên thơm, ngọt thế nên trẻ rất thích ăn, bé còn nhỏ thì ăn 1 tép, lớn hơn chút nữa thì 2-3 tép, ngày 2 - 3 lần tùy nặng nhẹ, đảm bảo ngay hôm sau sẽ hết chảy mũi và hắt xì
- Lưu ý là bài này chỉ dành cho các triệu trứng đầu tiên như hắt xì, nước mũi trắng trong thôi nhé!
Bé ho:
- Hấp quất (tắc) cùng đường phèn (dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong) cho con uống sẽ đỡ, giúp tiêu đờm.
-
Táo bón không chỉ đơn giản là việc trẻ lâu ngày không đi vệ sinh mà thực chất còn phải dựa trên đặc tính vật lí và sinh học của phân. Biểu hiện cụ thể và dễ nhận biết của bệnh này chính là việc trẻ đi ngoài khó khăn, phân khô. Sau đây là một vài mẹo dân gian chữa táo bón cho trẻ sơ sinh mà các mẹ cần tham khảo.
Cách thực hiện:
- Bôi mật ong vào hậu môn bé: Phương pháp này có thể áp dụng cho dạng trẻ sơ sinh từ 1 tháng đến 5 tháng tuổi. Các mẹ hãy lấy một ít mật ong rừng rồi dùng tay hoặc bông gòn xoa đều, sau đó ngoáy đều sâu vào bên trong hậu môn của bé yêu. Bôi sau khoảng chừng 5-10 phút, trẻ sẽ đi tiêu dễ dàng. Mẹ thực hiện đều đặn như vậy trong khoảng 5-6 ngày là trẻ sẽ hết táo bón
- Thông hậu môn bằng rau mồng tơi: Các mẹ hãy lựa những cọng mồng tơi xanh và non nhưng vẫn đảm bảo được độ cứng để có thể đi sâu vào hậu môn của bé. Mẹ rửa sạch một cọng mồng tơi, tước vỏ ngoài của cuống rồi lấy cuống đó ngoáy hậu môn trẻ 3-4 cái. Đảm bảo chỉ sau 5-10 phút, bé yêu của bạn sẽ đi tiêu dễ dàng
- Khơi thông hậu môn bằng nước bồ kết: Các mẹ hãy lấy khoảng 4 đến 5 quả bồ kết nướng rồi đun sôi cùng nửa lít nước. Tiếp theo đợi cho nước nguội thì mẹ dùng 1 cái xilanh bơm dung dịch này vào hậu môn của bé. Đảm bảo bé sẽ đi vệ sinh ngay sau đó.
-
Khi trẻ có dấu hiệu đi ngoài từ 8 đến 10 lần trong ngày, đi phân lỏng toàn nước, thậm chí phân có thể có màu xanh, có nhầy hoặc máu. Cùng với đó, ở trẻ xuất hiện biểu hiện khó chịu, quấy khóc, bú kém hoặc sốt, nôn thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị tiêu chảy.
Cách thực hiện:
- Trường hợp bé bị đi ngoài xì xoẹt cả ngày: Các mẹ hãy mua 1 lọ nước vôi nhì, cho bé uống vài giọt ngày 2 lần, chỉ sau 2 ngày là khỏi
- Trường hợp bé đi tướt: Có một mẹo nhỏ là lúc mới sinh được 1 tuần, mua 1 cái mật lợn, chần qua nước nóng cho tái đi 1 chút thì cho ra chén để bà đẻ uống, chấm 1 ít lên miệng bé bằng tăm bông. Uống khoảng 3-4 cái như vậy thì bé sẽ không bị đi tướt, sau này mọc răng cũng không bị đau
- Trường hợp bé bị tiêu chảy: Nếu bé bú mẹ thì mẹ ăn cà rốt, chuối xanh, hãm búp ổi như trà để uống. Nếu con đã biết ăn thì cho con ăn.
-
Các phản ứng của trẻ sau tiêm chủng. Sốt là phản ứng thường gặp ở trẻ sau khi tiêm chủng. Đa số trẻ sốt thường nhẹ, có thể tự khỏi và thường ít khi kéo dài quá 2 ngày. Tuy nhiên, khi trẻ bị sốt, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của trẻ 2 - 3 giờ/lần hoặc 15-30 phút/lần nếu trẻ bắt đầu sốt trên 38 độ C.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Trước ngày cho trẻ đi tiêm, mẹ hãy mua rau tía tô về, rửa sạch, ăn khoảng chục ngọn, ăn càng nhiều càng tốt, rồi cho con ti càng nhiều càng tốt. Sau khi tiêm cũng phải cho con ti nhiều để tránh trường hợp bị mất nước, kháng sinh trong tía tô sẽ giúp con không bị sốt. Nếu bé dùng sữa ngoài thì mẹ hãy giã lá tía tô với nước ấm rồi cho bé uống
- Cách 2: Mẹ có thể chườm đá cho bé, khi bé tiêm về lấy cục đá nhỏ cho vào khăn sữa rồi chườm vào vết tiêm sẽ không làm vết tiêm bị sưng lên. Hoặc mẹ có thể lấy khăn sữa sạch nhúng vào nước sôi, để nguội vắt khô rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 30 phút thì lấy ra chườm lên vết tiêm của bé, chờ cho đến khi khăn hết lạnh thì thôi, chia ra làm 4 lần như thế kể từ lúc đi tiêm về đến 12h đêm cùng ngày.
- Cách 3: Sau khi tiêm về, các mẹ dán một miếng dán hạ sốt vào chỗ tiêm, bé sẽ không đau mà giảm được sốt, bé không quấy khóc.