Top 7 Tín ngưỡng dân gian chính ở Việt Nam

Triệu Triệu Thành 901 0 Báo lỗi

Việt Nam là một cộng đồng cư dân có nhiều dân tộc sinh sống với nhiều loại hình kinh tế khác nhau. Theo đó, họ luôn quan niệm rằng “có thờ có thiêng, có kiêng ... xem thêm...

  1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (hay còn được gọi là đạo ông bà) là tục lập bàn thờ người thân đã chết ở nhà và cúng bài hàng ngày hoặc trong những dịp quan trọng như: tang ma, giỗ chạp và cưới xin,...


    Người Việt quan niệm rằng chết chưa phải là hết, tuy thể xác phân hủy nhưng linh hồn bất diệt và thường ngự trên bàn thờ để gần gũi, giúp đỡ con cháu. Họ tin rằng dương sao thì âm vậy, khi sống cần những gì thì chết cũng cần những thứ ấy, cho nên dẫn đến tục thờ cúng người chết. Ngoài ra, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn là biểu hiện của lòng hiếu thảo và nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của tiên nhân, cội nguồn của mình.


    “Tu đâu cho bằng tu nhà

    Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”


    Thờ cúng tổ tiên được coi như là đạo lý làm người quan trọng. Bàn thờ gia tiên có một số đồ thờ chủ yếu sau: Bài vị, bát hương, đĩa đèn, bình hoa, chén rượu, mâm đựng ngũ quả,... Những gia đình bình dân đồ thờ thường được làm bằng gỗ hay sành sứ, còn những gia đình giàu đồ thờ thường bằng đồng. Người Việt coi trọng ngày giỗ ông bà, xem như thước đo của lòng hiếu thảo và cũng là thực hiện mối giao lưu giữa cõi âm và cõi dương.

    Thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tại một gia đinh
    Thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tại một gia đinh
    Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

  2. Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian đã tồn tại lâu đời và phổ biến tại VIệt Nam. Xuất phát từ sự biết ơn đối với người phụ nữ, người mẹ trong xã hội, trong nhận thức sơ khai của con người, từ đó cho ra tín ngưỡng này. Nền văn hóa của người Việt Nam là nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, mà nông nghiệp thì sẽ gắn liền với các yếu tố tự nhiên, sự sinh sôi nảy nở. Vì vậy, họ tin tưởng, tôn vinh và thờ phụng những vị nữ thần gắn liền với các hiện tượng tự nhiên trong vũ trụ, được cho rằng là có chức năng sản sinh, bảo vệ, che chở cho cuộc sống của con người như: Trời, đất, sông, nước, núi, rừng,...


    Hiện nay, Việt Nam có khoảng 75 vị nữ thần, trong đó có 3 vị nữ thần tồn tại trong truyền thuyết như ba chị em, con của Ngọc hoàng giáng xuống cai quản ba miền: Miền Bắc với sự nổi trội của mẫu Liễu Hạnh, miền Trung với Thiên Y A NA Diễn Phi Chúa Ngọc và miền Nam là Linh sơn Thánh Mẫu (Bà Đen).


    Theo chiều dài của lịch sử, Tín ngưỡng thờ Mẫu đã phát triển có Tam phủ, Tứ phủ. Trong các làng xã và đô thị miền Bắc từ xưa, hệ thống Tam phủ, Tứ phủ thờ rất tôn nghiêm:

    • Mẫu Thượng Thiên (Thiên phủ) cai quản miền trời và là biểu tượng của mây, mưa, sấm, chợp,... áo màu đỏ.
    • Mẫu Thượng Ngàn (Nhạc phủ) cai quản miền rừng, áo màu xanh lá.
    • Mẫu Thoải (Thoải phủ) cai quản miền sông nước, áo màu trắng.
    • Mẫu Địa (Địa phủ) cai quản miền đất đai, áo màu vàng.

    Vào năm 2016, "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ" của ngưởi Việt chính thức được UNESO công nhận là di sản văn hóa phỉ vật thể của nhân loại. Tam phủ gồm Thiên phủ (cõi trời), Nhạc phủ (miền rừng), Thoải phủ (miền sông nước), sau này có thêm Địa phủ (cõi đất) nên mới gọi là tín ngưỡng "Tam phủ, Tứ phủ".

    Tam toà Thánh Mẫu là 3 vị thánh tối linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ
    Tam toà Thánh Mẫu là 3 vị thánh tối linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ
    Nét đẹp trong tín ngưỡng thờ Mẫu
  3. Tín ngưỡng phồn thực ("Phồn": nhiều, "thực": nảy nở) là khát vọng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của con người và tạo vật, lấy các biểu tượng về sinh thực khí và hành vi giao phối làm đối tượng. Ở Việt Nam, Tín ngưỡng phồn thực là một trong những tín ngưỡng lâu đời, xuất hiện trong nền kinh tế nông nghiệp, với ước vọng cầu được mưa thuận gió hòa, cơm no áo ấm từ ngàn đời của cư dân.


    Đối với cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, các biểu tượng âm - dương, đất - trời, non - nước là những yếu tố chính tạo nên sự sinh sôi nảy nở của vạn vật, tất cả đều hòa quyện giữa sinh thực khí tự nhiên để tồn tại và phát triển.. Bên cạnh việc thờ sinh thực khí, cư dân nông nghiệp lúa nước với lối tư duy chú trọng tới quan hệ còn có tục thờ hành vi giao phối, tạo nên một dạng tín ngưỡng phồn thực độc đáo, đặc biệt nổi bật ở Đông Nam Á.


    Bản chất của tín ngưỡng này là thờ cơ quan sinh dục và hành vi giao phối. Nếu thấy hình tượng này ở bất kỳ đầu tức là ở đó có tín ngưỡng phồn thực. Tuyệt đối không đánh đồng các hình tượng phồn thực với khái niệm đồi trụy, bởi vì cơ sinh dục là bộ phận quan trọng cho sự sinh sôi, nảy nở của giống nòi.

    Hình ảnh bầu vú người phụ nữ xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm điêu khắc Chăm
    Hình ảnh bầu vú người phụ nữ xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm điêu khắc Chăm
    Tín ngưỡng phồn thực trong văn hóa Việt
  4. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng là tục thờ cúng của cư dân nông nghiệp Việt Nam từ lâu. Vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó du nhập vào Việt Nam kết hợp với văn hóa bản địa rồi tạo thành tín ngưỡng này. Thành hoàng bắt đầu từ chữ hán "Thành" là cái tòa thành, "hoàng" là cái hào quang bao quanh tòa thành và khi ghép chúng lại thành một từ để chỉ vị Thần, Thánh coi giữ, bảo vệ cho tòa thành.


    Thành hoàng làng có thể là Thần núi, Thần sông, Thần đất,... hoặc cũng có khi là tổ nghề, anh hùng dân tộc. Đối với người dân trong làng, Thành hoàng là vị thần bảo hộ cho cả làng. Thần ngự trị tại đình làng sẽ phù hộ cho nhân dân được mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cả làng an khang thị vượng. Người ở hiền sẽ gặp lành, người ở ác thì sẽ bị trựng phạt. Xét về mặt này, Thành hoàng mang giá trị nhân văn sâu sắc, là vị thần hiện thân của kỷ luật và hình phạt.


    Đình chính là nơi thờ Thành hoàng. Đình vừa là nơi sinh hoạt văn hóa, vừa là không gian tôn giáo tín ngưỡng, đồng thời cũng là cơ quan hành chính của cả làng. Thành hoàng làng gắn liền với lễ hội. Lễ hội chính là biểu hiện sự biết ơn sâu sắc, lòng tôn kính và sự nhớ nhung khôn nguôi với người có công với làng, với nước - một nét đẹp trong đạo Hiếu của người Việt.


    Việc thờ cúng Thần Thành Hoàng giúp củng cố tình đoàn kết giữa xóm làng, giữa tộc họ và giữa mọi người với nhau trên khắp mọi nơi trên đất nước. Gìn giữ tín ngưỡng thờ Thành Hoàng sẽ giúp giáo dục thể hệ trẻ biết ơn đối với tổ tiển, ông bà, quê hương, đất nước.

    Lễ hội rước Thành hoàng làng tại Triều Khúc
    Lễ hội rước Thành hoàng làng tại Triều Khúc
    Nghi thức rước Thánh tại lễ hội làng Triều Khúc
  5. Tứ bất tử là tên gọi chung của bốn vị Thánh không bao giờ chết (bất tử) trong tín ngưỡng dân gian của Việt Nam đó là Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử và Công Chúa Liễu. Những vị Thánh trong Tứ bất tử phản ảnh những ước mơ, nguyện vọng của nhân dân dân Việt Nam.

    • Đứng đầu Tứ bất tử là Thánh Tản Viên. Truyện cổ tích kể rằng ông chính là Sơn Tinh được làm rể Vua Hùng và vì thế có mối thù truyền kiếp gây nên chiến tranh với Thủy tinh. Tản Viên Sơn Thánh (Sơn Tinh) tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai.
    • Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng) là người đánh giắc Ân về đời vua Hùng Vương thứ 6, người làng Phủ Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Thánh Gióng kết tinh ý chí chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
    • Chử Đồng Từ là người Chữ Xá, huyện Văn Giang tỉnh Bắc Ninh là con trai ông Chử Cù Vân thường được người ta tôn là Chử Đạo Tổ, Chữ Đồng Tử đã kết duyên với Tiên Dung Công Chúa, con gái Vua Hùng Vương. Ngài tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân và sự sung túc giàu sang.
    • Công Chúa Liễu Hạnh là người làng Vân Cát , huyện vụ bản tỉnh Nam Định, ái nữ của Lê Thái Công. Bà là người văn hay chữ tốt đã được Triều đình sắc phong Công Chúa. Bà là biểu hiện cho cuộc sống phồn vinh, phong phú về tinh thần

    Bốn vị Thánh này là biểu tượng của sự trường tồn, bất diệt của dân tộc ta trong tâm thức dân gian.

    Tượng Thánh Gióng tại Đền Sóc, Sóc Sơn, Hà Nội
    Tượng Thánh Gióng tại Đền Sóc, Sóc Sơn, Hà Nội
    Đền Thượng, Ba Vì, nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh
    Đền Thượng, Ba Vì, nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh
  6. Với một đất nước có nền văn hóa nông nghiệp lúa nước nên việc sùng bái tự nhiên là điều dễ hiểu. Người Việt quan niệm rằng, thiên nhiên chính là mẹ, là hình tượng vị Nữ thần vạn năng đem lại no ấm, trù phú và bảo hộ cho từng con dân. Do ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực nên các vị Thần đó không phải là các cô giá trẻ đẹp, mà là các bà mẹ, các Mẫu.


    Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước - những nữ thần cai quản các hiện tượng tự nhiên, quan trọng nhất, thân thiết nhất đối với cuộc sống của người làm nông nghiệp lúa nước. Họ tồn tại dưới dạng tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ với Mẫu Thượng Thiên (Bà Trời), Mẫu Địa (Bà Đất), Mẫu Thoải (Bà Nước).


    Tiếp theo là các bà Mây - Mưa - Sấm - Chớp - những hiện tượng có vai trò rất lớn trong cuộc sống cư dân nông nghiệp. Đến khi Đạo Phật du nhập vào Việt Nam thì nhóm nữ thần Mây - Mưa - Sấm - Chớp được nhạo nặn thành hệ thống Tứ pháp: Pháp Vân (Mây), Pháp Vũ (Mưa), Pháp Lôi (Sấm), Pháp Điện (Chớp).


    Người Việt Nam là dân tộc đa dạng trong việc thờ các vị thần có nguồn gốc từ động vật, thực vật. Với nếp sống là nông nghiệp, họ thừ những con thú gắn liền với ruộng đồng như: cóc, chó, cá, hạc, rồng (sự kết hợp của cá sấu, rắn),... Thực vật thì được tôn sùng nhất là cấy Lúa: Khắp nơi, dù là vùng người Việt hay vùng dân tộc - đều có tín ngưỡng thờ Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa,...

    Cặp rồng chầu uy nghiêm trước sân chùa Thiền Lâm
    Cặp rồng chầu uy nghiêm trước sân chùa Thiền Lâm
    Tín ngưỡng thờ sùng bái tự nhiên
    Tín ngưỡng thờ sùng bái tự nhiên
  7. Thờ cúng các vị Thần bảo vệ gia đình không hề xa lạ đối với người Việt Nam. Nếu như thờ cúng Tổ tiên là việc chính, là trách nhiệm của con cháu đối với ông bà, nói lên ước vọng chính của của gia đình; thì thờ các vị thần như Thổ công, Thần tài, Quan công,... sẽ bổ sung thêm những ước vọng khác của gia chủ.


    Thần tài và ông Địa (Thần Tài) là hai vị thần được thờ cúng phổ biến tại Việt Nam. Có thể thấy ở khắp mọi nơi, từ các trong các ngôi chùa, đình, ám, miếu,... đến các hộ gia đình và đặc biệt là các của hàng buôn bán, người ta đều thờ thần Tài. Bởi chức năng của Thần tài là ban tài phát lộc, mang lại cuộc sống ấm no, sung túc, mua may bán đắt,... cho gia chủ. Theo phong tục dân gian Mùng 10 tháng Giêng âm lịch chính là ngày Vía Thần Tài.


    Ngoài ra Thần Trời, Thần Mặt Trăng, Thần các Vì Sao, ông Thần Sấm bà Thần Sét, ông Thần Bão bà Thần Lốc,... là các vị Thần gia bảo trong tín ngưỡng dân gian của một số vùng miền. Các thần bảo gia thường che chở cho gia chủ tránh khỏi sự phá rối của ma quỷ, ác thần, các rủi ro trong cuộc sống, gặp dữ hóa lành.

    Thờ thần Tài trong một gia đình ở Hà Nội
    Thờ thần Tài trong một gia đình ở Hà Nội
    Tín ngưỡng thờ Thần Tài, ông Địa



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy