Top 8 Lưu ý quan trọng nhất khi khám phụ khoa

Thảoo Thảoo 24 0 Báo lỗi

Theo thống kê Bộ Y Tế, có đến 90% phụ nữ Việt Nam ít nhất 1 lần mắc các bệnh liên quan đến phụ khoa. Đối với các bạn nữ, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh ... xem thêm...

  1. Top 1

    Nếu chưa quan hệ, nhất định phải nói với bác sĩ

    Khám phụ khoa sẽ bao gồm việc bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên nghiệp (mỏ vịt) để đưa vào bên trong âm đạo và kiểm tra cho người bệnh.


    Nếu bạn chưa quan hệ, sẽ có màng trinh ngăn giữa, về mặt đạo đức, bác sĩ không thể làm rách màng trinh và đưa bất cứ cái gì vào bên trong cả, đặc biệt là với các bạn nhỏ dưới 18 tuổi.


    Khi đó, việc khám phụ khoa chỉ bao gồm quan sát bên ngoài bộ phận sinh dục, lấy dịch để mang đi xét nghiệm, soi tươi, KHÔNG thể kiểm tra âm đạo, cổ tử cung ở đằng sau màng trinh.


    Hãy nhớ nói bác sĩ vấn đề này trước khi khám nha!

    Nếu bạn chưa quan hệ, sẽ có màng trinh ngăn giữa
    Nếu bạn chưa quan hệ, sẽ có màng trinh ngăn giữa
    Bác sĩ không thể làm rách màng trinh và đưa bất cứ cái gì vào bên trong, đặc biệt là các bạn nhỏ dưới 18 tuổi
    Bác sĩ không thể làm rách màng trinh và đưa bất cứ cái gì vào bên trong, đặc biệt là các bạn nhỏ dưới 18 tuổi

  2. Top 2

    Không đi khám phụ khoa vào ngày hành kinh

    Khám phụ khoa là việc bác sĩ sẽ kiểm tra tất cả những vấn đề liên quan đến bộ phận sinh dục của nữ (như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, buồng trứng...), thậm chí sẽ phải dùng dụng cụ chuyên nghiệp (mỏ vịt) để mở âm đạo của người bệnh ra. Việc có máu kinh sẽ cản trở tầm nhìn của bác sĩ, gây khó khăn và nhầm lẫn trong quá trình khám, và bản thân người bệnh cũng sẽ ngại ngùng nhiều hơn.


    Nên hãy nhớ sạch kinh rồi mới đi khám phụ khoa nha!


    Tuy nhiên, nếu việc chảy máu bất thường là nguyên nhân khiến bạn phải đi khám thì đừng ngần ngại, bác sĩ sẽ dùng bông lau sạch máu, việc khám khi đó sẽ giúp xác định máu chảy từ đâu, định hướng nguyên nhân và điều trị cho bạn.

    Không đi khám phụ khoa vào ngày hành kinh
    Không đi khám phụ khoa vào ngày hành kinh
    Trừ trường hợp chảy máu âm đạo bất thường là nguyên nhân đi khám
    Trừ trường hợp chảy máu âm đạo bất thường là nguyên nhân đi khám
  3. Top 3

    Tính toán chu kì kinh và ngày kinh hiện tại trước khi đi khám phụ khoa

    Một trong số những câu hỏi bác sĩ phụ khoa chắc chắn sẽ hỏi bạn khi đi khám đó là: "Chu kì kinh của chị/em là bao nhiêu ngày?" - "Hiện tại là ngày thứ bao nhiêu?". Nếu không tính toán trước, bạn có thể sẽ không trả lời được câu hỏi của bác sĩ hoặc trả lời thiếu dữ kiện, trả lời sai. Việc trả lời câu hỏi này có rất nhiều ý nghĩa trong việc chẩn đoán bệnh cho bạn.


    Dưới đây là hướng dẫn để bạn biết cách tính chu kì kinh và ngày kinh hiện tại:

    Ví dụ: Bạn X bắt đầu có kinh ngày 1/1 và hết kinh ngày 5/1, sau đó có kinh tiếp vào ngày 1/2, hiện tại là ngày 10/2.

    Trong trường hợp này: chu kì kinh = số ngày từ 1/1 đến 1/2 = 31 ngày và hiện tại là ngày thứ 10 của chu kì.


    • Chu kì kinh là khoảng cách giữa các kì kinh, trung bình từ 28 - 32 ngày. Nhiều bệnh nhân không hiểu, trả lời bác sĩ chu kì kinh là số ngày bị kinh, tầm 5 - 7 ngày, là HOÀN TOÀN SAI bạn nha.
    • Ngày kinh hiện tại là ngày thứ mấy tính từ ngày đầu tiên bị kinh.

    Đến đây, bạn hãy mau thử tự tính xem chu kì kinh của mình là bao nhiêu ngày và hiện tại là ngày thứ bao nhiêu đi nhé!

    Tính toán chu kì kinh và ngày kinh hiện tại trước khi đi khám phụ khoa
    Tính toán chu kì kinh và ngày kinh hiện tại trước khi đi khám phụ khoa
    Chu kì kinh của bạn là bao nhiêu ngày và hiện tại là ngày thứ bao nhiêu?
    Chu kì kinh của bạn là bao nhiêu ngày và hiện tại là ngày thứ bao nhiêu?
  4. Top 4

    Phân biệt khám phụ khoa và siêu âm tử cung - phần phụ

    Theo ý hiểu của người dân, khám phụ khoa là khám tất cả các vấn đề liên quan đến bộ phận sinh dục nữ, nhưng để làm được điều đó, bác sĩ sẽ phải nhìn từ bên ngoài và cả siêu âm để nhìn tử cung, buồng trứng ở bên trong.


    Trên thực tế, ở các cơ sở y tế, bệnh viện, việc khám phụ khoa thường chỉ bao gồm khám các bộ phận sinh dục ngoài, KHÔNG bao gồm khám tử cung, buồng trứng ở trong. Để khám tử cung, phần phụ đó, người bệnh phải đăng ký siêu âm tiểu khung (siêu âm tử cung - phần phụ) để bác sĩ nhìn thấy bên trong, đương nhiên, người bệnh sẽ phải trả thêm một khoản tiền tương ứng cho việc siêu âm.


    Hiểu một cách đơn giản:

    • Nếu bạn muốn khám u xơ tử cung, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang, xem trứng rụng chưa, khám thai... thì bạn phải siêu âm tiểu khung mới chẩn đoán được.
    • Nếu bạn ra nhiều khí hư, chảy máu âm đạo bất thường, chảy máu khi quan hệ, ngứa ngáy vùng kín, mọc mụn nhọt vùng kín... thì bạn phải khám phụ khoa mới chẩn đoán được.

    Hãy xem xét vấn đề của mình là gì và đăng ký khám phù hợp nha! Nếu bạn có khả năng tài chính, bạn có thể khám cả phụ khoa và siêu âm tiểu khung để kiểm tra toàn diện thì càng tốt bạn nhé!

    Hình ảnh khám phụ khoa
    Hình ảnh khám phụ khoa
    Hình ảnh siêu âm tử cung - phần phụ
    Hình ảnh siêu âm tử cung - phần phụ
  5. Top 5

    Chắc chắn phải cởi quần và nằm tư thế sản khoa khi khám phụ khoa

    Nhắc đến khám phụ khoa, hầu như mọi người đều ngại ngùng, đặc biệt là các bạn nữ lần đầu tiên đi khám, khi bác sĩ yêu cầu cởi quần, nằm lên bàn dạng hai chân ra (tư thế sản khoa), nhiều người bệnh không dám, gây ảnh hưởng tâm lý và mất nhiều thời gian của bác sĩ và người bệnh khác. Vì vậy, hãy lưu ý điều này trước khi đi khám để chuẩn bị sẵn tinh thần nha.


    Đối với việc khám phụ khoa, cởi quần ngoài, quần lót, dạng rộng hai chân là hoàn toàn bình thường, kể cả bác sĩ là bác sĩ nam thì bạn cũng BẮT BUỘC phải làm điều đó. Sẽ tiện hơn nếu bạn mặc váy rộng khi đi khám.


    Nếu cứ khăng khăng đòi đổi bác sĩ là nữ, ngại không dám cởi hết quần, không chịu dạng hai chân thì sẽ mất rất nhiều thời gian của cả hai bên.

    Tư thế nằm trong khám phụ khoa
    Tư thế nằm trong khám phụ khoa
    Tư thế nằm trong khám phụ khoa
    Tư thế nằm trong khám phụ khoa
  6. Top 6

    Thả lỏng trong quá trình khám

    Điều này cực kì quan trọng! Sau khi bạn đã cởi quần, nằm trên giường, dạng rộng hai chân, bác sĩ sẽ tiến hành đưa mỏ vịt vào kiểm tra bên trong âm đạo, cổ tử cung của bạn. Trừ trường hợp bạn chưa quan hệ, màng trình còn nguyên thì sẽ không có bước này, còn nếu không thì dù bạn đến khám vì nguyên nhân gì, ở cơ sở nào đi nữa, các bác sĩ CHẮC CHẮN cũng sẽ khám bằng mỏ vịt, đây là điều hiển nhiên.


    Khi đó, nếu bạn ngại ngần, gồng người, cứng người lên sẽ khiến bác sĩ khó khăn trong việc đưa mỏ vịt vào trong, dẫn tới gây đau cho bạn.

    Hãy cứ thả lỏng, hít sâu thở đều, như vậy mọi thứ mới diễn ra nhẹ nhàng và không đau đớn gì.

    Thả lỏng để bác sĩ đưa mỏ vịt vào trong nhẹ nhàng
    Thả lỏng để bác sĩ đưa mỏ vịt vào trong nhẹ nhàng
    Hình ảnh mỏ vịt dùng trong khám phụ khoa
    Hình ảnh mỏ vịt dùng trong khám phụ khoa
  7. Top 7

    Phân biệt khám phụ khoa và soi cổ tử cung

    Có nhiều người hiểu lầm rằng giá khám phụ khoa sẽ bao gồm trách nhiệm bác sĩ phải tìm đến khi ra bệnh phụ khoa của họ nhưng trên thực tế, khám phụ khoa sẽ chỉ gồm việc bác sĩ khám, nhìn bằng mắt thường để đánh giá tổng quan tình trạng sức khỏe phụ khoa của bạn. Với một số người, để chẩn đoán sâu hơn, bác sĩ sẽ phải làm thêm SOI CỔ TỬ CUNG.


    Giống như việc bạn đau bụng, bác sĩ khám bụng cho bạn chưa đủ, phải siêu âm thêm mới chẩn đoán chính xác được. Ở các bệnh phụ khoa, khám phụ khoa thôi chưa đủ, có thể phải soi cổ tử cung thêm mới xác định được.


    Soi cổ tử cung là một phương pháp thường dùng trong khám phụ khoa, nhưng KHÔNG BẮT BUỘC ở tất cả các bệnh nhân. Với những bệnh nhân khám thấy ổn, không có nghi ngờ viêm lộ tuyến cổ tử cung, ung thư cổ tử cung... thì bác sĩ không cần chỉ định soi.


    Việc thực hiện soi cổ tử cung sẽ thêm một phần chi phí nữa, một số cơ sở y tế có thể sẽ chuộc lợi từ điều này dựa vào việc thiếu hiểu biết chuyên môn của người bệnh. Vui lòng đọc thêm bài soi cổ tử cung để biết những điều cần thiết khi thực hiện phương pháp này.

    Hình ảnh khám phụ khoa
    Hình ảnh khám phụ khoa
    Hình ảnh soi cổ tử cung
    Hình ảnh soi cổ tử cung
  8. Top 8

    Nên làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung (PAP Smear)

    Sau khi khám phụ khoa, ở bước cuối cùng, các bác sĩ thường sẽ hỏi bạn rằng "Chị/em có muốn làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung PAP luôn không?". Những lúc này bạn nên cân nhắc.


    Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư rất thường gặp, đứng hàng thứ 3 trong các bệnh ung thư phụ khoa. Kể cả khi khám chưa thấy hình ảnh bất thường thì vẫn có khả năng bị ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể sàng lọc/phát hiện một cách dễ dàng nhờ một loại xét nghiệm, gọi là PAP smear, với mức giá khoảng 150.000 - 700.000 (tùy cơ sở). K


    Vì vậy, bạn nên thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ 1 năm 1 lần. Hiện nay, việc làm xét nghiệm PAP Smear đã trở nên rất phổ biến và gần gũi với các chị em phụ nữ hơn. Bạn hoàn toàn có thể yêu cầu bác sĩ làm thêm xét nghiệm này nếu bác sĩ chưa đề cập đến.

    Quy trình lấy mẫu xét nghiệm PAP Smear
    Quy trình lấy mẫu xét nghiệm PAP Smear
    Hình ảnh phết tế bào PAP Smear
    Hình ảnh phết tế bào PAP Smear




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy