Trà Kiệu

Di tích Trà Kiệu, làng Trà Kiệu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Cách thành phố Ðà Nẵng khoảng 45 km về phía tây nam, di tích nằm trên một dải đồng bằng, là cửa của một thung lũng rộng hình tam giác, các ngọn núi: Chóp Xôi, Núi Chúa, Núi Ðất... nối liền nhau tạo nên hai bức tường thành tự nhiên bảo vệ hai cạnh phía tây bắc và tây nam của thung lũng. Trong thung lũng, làng mạc đông đúc dân cư, ruộng đồng tươi tốt. Vượt qua một dãy núi thấp phía tây nam là đến thung lũng Mỹ Sơn, thánh địa nổi tiếng của Vương quốc Champa.


Các học giả Pháp C.Paris và C.Lemire bắt đầu chú ý nghiên cứu và sưu tầm những tác phẩm điêu khắc tại Trà Kiệu từ những năm cuối thế kỷ XIX. L.Finot và H.Parmentier đã khảo sát dấu vết tường thành và các kiến trúc từ những năm đầu thế kỷ XX. Năm 1927 - 1928, J.Y.Claeys đã tổ chức khai quật với quy mô khá lớn. Toàn bộ nền móng của các nhóm tháp phía bắc trong thành nội đã được phát hiện, cùng với hàng chục điểm thám sát khác trong thành. Nhiều tác phẩm điêu khắc quý giá đã được tìm thấy. Với kết quả khai quật đó, J.Y.Claeys chứng minh được thành Trà Kiệu chính là kinh đô Simhapura của vương quốc Champa (được xây dựng từ khoảng cuối thế kỷ IV dưới triều vua Bhadravaman). Ðây là trung tâm chính trị quan trọng của vương quốc Champa trong nhiều thế kỷ. Ðến đầu thế kỷ XI, khi vùng đất phía bắc bị đe dọa, người Chăm phải rời kinh đô vào vùng Vijaya.


Phần lớn những tác phẩm điêu khắc được phát hiện vào những năm đầu thế kỷ XX (hình thành nên phong cách Trà Kiệu nổi tiếng từ giữa đến cuối thế kỷ X) được trưng bày tại Bảo tàng điêu khắc Champa tại Ðà Nẵng, gồm nhiều tượng thờ, đài thờ, các vật trang trí kiến trúc... Trong đó phải kể đến đài thờ Linga-Yoni mà phần đế đài thờ được chạm trổ 4 mặt, nội dung 4 cảnh chạm liên quan đến đạo Visnu và đài thờ vũ nữ Trà Kiệu. Ngoài tượng người, tượng động vật đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật Champa gồm chim thần Garuda, Naga, Voi, Sư tử... được bố trí hài hòa trong tổng thể kiến trúc.Từ năm 1985 đến năm 1990, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiếp tục thám sát và khai quật tại Trà Kiệu. Kết quả cho thấy ngoài gạch ngói của những công trình kiến trúc Champa, trong di tích còn có nhiều đồ gốm dân dụng, đồ tế lễ của những người Chăm cổ, trong đó có nhiều mảnh gốm giống như gốm Sa Huỳnh và những chiếc vỏ hình quả trứng. Từ năm 1992 đến nay, di tích Trà Kiệu đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của các nhà khảo cổ Anh, Nhật, Việt Nam.

Trà Kiệu
Trà Kiệu
Trà Kiệu
Trà Kiệu

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy