Sốt cao
Ở trẻ em, sốt là một trong những dấu hiệu lâm sàng rất thường gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau trong suốt thời kỳ thơ ấu. Đôi khi sốt cũng xuất hiện do sự tác động trực tiếp từ môi trường bên ngoài như thời tiết quá nóng bức, cha mẹ ủ ấm trẻ quá kỹ, trẻ sốt sau tiêm chủng vắc xin... Chúng ta biết rằng nhiệt độ cơ thể trên 37,5 độ C là sốt nhưng hầu hết các bác sĩ nhi khoa đều nhấn mạnh rằng con số trên nhiệt kế không quan trọng bằng dấu hiệu bên ngoài của trẻ. Nếu chúng vẫn thoải mái chơi đùa và ăn uống bình thường thì có thể không cần phải lo lắng, nhưng nếu chúng có vẻ khó chịu hoặc lờ đờ bất thường thì đó là dấu hiệu rất đáng quan tâm. Đặc biệt nếu bé nhà bạn là trẻ sơ sinh dưới ba tháng có nhiệt độ cơ thể cao, bạn sẽ phải đưa con đi bệnh viện ngay.
Hầu hết các cơn sốt ở trẻ em đều do cảm lạnh hoặc các bệnh nhiễm vi rút khác và có thể được điều trị tại nhà bằng cách sử dụng thuốc paracetamol dành cho trẻ em. Nhưng bố mẹ vẫn phải nhớ theo dõi để xem liệu có một sự tăng nhiệt độ bất thường nào khác trong một vài ngày sau đó và trở thành cảm cúm hoặc sốt vi-rút hay không, bởi điều này có thể cảnh báo nhiễm trùng tai hoặc họng biến chứng và sẽ cần đến thuốc kháng sinh. BS. Philippe Collin khuyến cáo, với trẻ dưới 3 tháng tuổi, sốt từ 38 độ trở lên thì ngay cả khi trẻ có biểu hiện bình thường, trẻ vẫn cần được bác sĩ khám và cho làm xét nghiệm máu để kiểm tra. Bác sĩ khuyến cáo, nếu trẻ sợ khám bác sĩ, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước nhằm bù dịch, cho trẻ nghỉ ngơi và theo dõi trẻ tại nhà. Bác sĩ cũng lưu ý các bậc cha mẹ tuyệt đối không tự động cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Thuốc kháng sinh chỉ hiệu quả đối với trẻ bị sốt do nhiễm khuẩn, không có tác dụng nếu trẻ bị sốt do virus.