Top 6 Bài soạn "Nhân vật giao tiếp" lớp 12 hay nhất

Bình An 34 0 Báo lỗi

Nhân vật giao tiếp là một phần quan trọng trong mỗi văn bản. Nhân vật giao tiếp được xây dựng theo dụng ý của nhà văn, đại diện cho một kiểu người với những ... xem thêm...

  1. Câu 1 (trang 18 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    a, Các nhân vật: Tràng, mấy cô gái, “thị”

    - Đặc điểm của nhân vật giao tiếp

    + Lứa tuổi: họ đều là người trẻ, trung tuổi

    + Giới tính: Tràng - nam, còn lại là nữ

    + Tầng lớp xã hội: đều là người dân lao động nghèo khổ

    b, Nhân vật giao tiếp chuyển vai người nói, vai người nghe luân phiên nhau

    + Lượt 1: Tràng nói, các cô gái nghe

    + Lượt 2: các cô gái là người nói, Tràng là người nghe

    + Lượt 3: “thị” nói, Tràng và các cô gái còn lại nghe

    + Lượt 4: Tràng nói, “thị” là người nghe

    c, Nhân vật giao tiếp bình đẳng về vị trí xã hội

    d, Khi bắt đầu cuộc giao tiếp, nhân vật giao tiếp có quan hệ hoàn toàn xa lạ, sau đó họ dần thân với nhau hơn (vì cùng lứa tuổi, vị thế)

    e, Đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, giới tính, nghề nghiệp… tác động tới nhân vật giao tiếp. Ban đầu họ đùa để thăm dò, sau đó khi quen, họ mạnh dạn hơn.


    Câu 2 (trang 20 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    a, Các nhân vật giao tiếp đoạn văn: Bá Kiến, mấy bà vợ Bá Kiến, Chí Phèo, Lí Cường, dân làng Vũ Đại

    Bá Kiến nói với một người nghe trong trường hợp Chí Phèo, Lí Cường. Khi nói với mấy bà vợ, dân làng, Bá Kiến nói cho nhiều người nghe

    b, Vị thế xã hội của Bá Kiến từng người nghe

    - Với dân làng- Bá Kiến thuộc tầng lớp trên nên lời nói có trọng lượng, bản chất lời nói là đuổi (về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại thế này!)

    - Với Chí Phèo, ông nói vừa như thăm dò, như dỗ dành, có lúc như có vẻ đề cao, coi trọng

    - Với Lí Cường, Bá Kiến tỏ ra giận, trách mắng nhưng thực chất để xoa dịu Chí Phèo

    - Với các bà vợ: Bá Kiến là chồng nên “quát”, thị uy

    c, Dẹp đám đông để cô lập Chí Phèo

    - Dùng lời lẽ nhẹ nhàng, xoa dịu tâm trí của Chí Phèo. Sau đó thân mật, xưng hô như người nhà để khích lệ, tạo sự thân thiết

    + Nâng vị thế Chí Phèo ngang hàng với với mình để trấn an Chí, khiến Chí thấy bản thân được hãnh diện, ngang hàng với gia đình danh giá nhất làng

    d, Với chiến lược giao tiếp như trên, Bá Kiến đạt mục đích giao tiếp. Người liều lĩnh, bất cần như Chí bị thu phục


    Luyện tập

    Bài 1 (trang 21 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    * Anh Mịch
    - Vị thế xã hội thấp (giai cấp bị trị, bị áp bức, o ép)

    - Nạn nhân bị bắt đi xem bóng đá

    - Lời nói: hành động nói: cầu xin, van lạy

    * Ông lí

    - Vị thế: Kẻ có chức quyền, đại diện cho tầng lớp thống trị

    - Thừa lệnh bắt người đi xem bóng đá
    - Lời nói: Hách dịch, trịch thượng, quát tháo


    Bài 2 (trang 21 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    a, Thái độ và lời nói của nhân vật giao tiếp

    - Viên đội sếp tay: quát tháo

    - Chú bé con: thầm thì

    - Chị con gái: thốt ra

    - Anh sinh viên: kêu lên

    - Bác cu-li xe: thở dài

    - Nhà nho: lẩm bẩm

    Các nhân vật xét về đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa các nhân vật giao tiếp với đặc điểm lời nói:

    - Chú bé, ít tuổi nên cách nói ngộ nghĩnh, hồn nhiên

    - Chị con gái: phụ nữ trẻ, nên chú trọng cách ăn mặc, khen với vẻ thích thú

    - Anh sinh viên: chưa trải đời, nói như một cách phỏng đoán chắc chắn

    - Bác cu li xe chú ý tới đôi ủng

    Nhà nho có trình độ, chú ý tới tướng mạo, phán bằng câu thành ngữ thâm sâu

    → Tất cả các nhân vật đều có thái độ, cử chỉ thể hiện sự châm biếm, mỉa mai


    Bài 3 (trang 22 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    a, Quan hệ bà lão hàng xóm với chị Dậu là quan hệ hàng xóm thân tình. Thể hiện qua cách xưng hô:

    - Bà lão: bác trai, anh ấy

    - Chị Dậu: cám ơn, nhà cháu, cụ…

    b, Sự tương tác về hành động lời nói của hai nhân vật giao tiếp: hai nhân vật đổi vai luân phiên

    + Bà lão hỏi thăm – chị Dậu cảm ơn

    + Bà lão hỏi tình hình anh Dậu – chị Dậu trả lời thân tình

    + Bà khuyên bỏ trốn- chị Dậu tán thành, nghe theo

    c, Cách nói thân tình, gần gũi, thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm giữa những người hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Câu 1 (trang 18 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

    a. Hoạt động giao tiếp trên có các nhân vật giao tiếp là: Tràng, mấy cô gái và "thị". Các nhân vật có đặc điểm:

    - Về lứa tuổi: họ đều là những người trẻ tuổi.

    - Về giới tính: Tràng là nam, còn lại là nữ.

    - Về tầng lớp xã hội: họ đều là những người dân lao động nghèo đói.

    b. Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên như sau:

    - Lượt lời 1: Hắn (Tràng) là người nói, mấy cô gái là người nghe.

    - Lượt lời 2: Mấy cô gái là người nói, Tràng và "thị" là người nghe.

    - Lượt lời 3: "Thị" là người nói, Tràng (chủ yếu) và mấy cô gái là người nghe.

    - Lượt lời 4: Tràng là người nói, "thị" là người nghe.

    - Lượt lời đầu tiên của "thị" hướng tới Tràng.

    c. Các nhân vật giao tiếp trên bình đẳng về vị trí xã hội (họ đều là những người dân lao động cùng cảnh ngộ).

    d. Khi bắt đầu cuộc giao tiếp, các nhân vật giao tiếp trên có quan hệ hoàn toàn xa lạ. Nhưng sau đó họ nhanh chóng trở nên thân tình vì cùng lứa tuổi, cùng vị thế xã hội.

    e. Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân - sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp... chi phối lời nói của các nhân vật khi giao tiếp. Ban đầu chưa quen nên chỉ là trêu đùa thăm dò. Dần dần khi đã quen, họ mạnh dạn hơn. Vì cùng lứa tuổi, bình đẳng về vị trí xã hội, lại cùng cảnh ngộ nên các nhân vật giao tiếp tỏ ra rất suồng sã.


    Câu 2 (trang 19 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

    a. Các nhân vật giao tiếp trong đoạn văn: Bá Kiến, mấy bà vợ Bá Kiến, dân làng, Lí Cường và Chí Phèo.

    Bá Kiến nói với một người nghe trong trường hợp quay sang nói với Chí Phèo, Lí Cường. Còn lại, khi nói với mấy bà vợ, với dân làng, Bá Kiến nói cho nhiều người nghe (trong đó có cả Chí Phèo).

    b. Vị thế xã hội của Bá Kiến với từng ngườỉ nghe.

    - Với mấy bà vợ - Bá Kiến là chồng (chủ gia đình) nên "quát".

    - Với dân làng - Bá Kiến là "cụ lớn" thuộc tầng lớp trên, lời nói có vẻ tôn trọng (các ông, các bà) nhưng thực chất là đuổi (“Về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại thế này”).

    - Với Chí Phèo - Bá Kiến vừa là ông chủ cũ, vừa là kẻ đã đẩy Chí Phèo vào tù, kẻ mà lúc này Chí Phèo đến "ăn vạ". Bá Kiến vừa thăm dò, vừa dỗ dành vừa có vẻ đề cao, coi trọng.

    - Với Lí Cường - Bá Kiến là cha, cụ quát con nhưng thực chất cũng để xoa dịu Chí Phèo.

    c. Đối với Chí Phèo, Bá Kiến thực hiện nhiều chiến lược giao tiếp:

    - Đuổi mọi người về để cô lập Chí Phèo.

    - Dùng lời nói ngọt nhạt đế vuốt ve, mơn trớn Chí Phèo. Anh Chí ơi! Rồi thân mật: cái anh này, tiếp đến là cách xưng hô như người trong nhà với ngôi thứ nhất số nhiều: ta (để phân biệt với người ngoài). Bên cạnh cách xưng hô là những lời nói nhẹ nhàng, khích lệ, động viên và hành động như người quen thân lâu ngày mới gặp.

    - Nâng vị thế Chí Phèo lên ngang hàng với mình để xoa dịu Chí. Để Chí Phèo không xem là đối địch, Bá Kiến đã nhận Chí Phèo là người nhà, là họ hàng. Cách nâng vị thế giao tiếp làm cho Chí Phèo hãnh diện vì được ngang hàng với gia đình danh giá nhất làng, chắng mấy chốc hắn quên mất ý định ban đầu.

    d. Với chiến lược giao tiếp như trên, Bá Kiến đã đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp. Những người nghe trong cuộc hội thoại với Bá Kiến đều răm rắp nghe theo lời Bá Kiến. Đến như Chí Phèo, hung hãn là thế mà cuối cùng cũng bị khuất phục.


    LUYỆN TẬP

    Câu 1 (trang 21 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

    Anh Mịch

    Ông Lí

    Vị thế xã hội

    Vị thế xã hội thấp (thuộc giai cấp bị trị, bị áp bức, bóc lột, bị o ép nhiều bề); ở đây là nạn nhân bị bắt đi xem bóng đá

    Bề trên - Vai vế cao - là người đại diện cho chính quyền thực dân phong kiến ở làng, thuộc giai cấp thông trị. Thừa lệnh quan bắt người đi xem đá bóng thống

    Lời nói

    Van xin (gọi ông, lạy...) để khỏi phải đi xem bóng đá

    Hách dịch, quát nạt (xưng hô mày tao, quát, lệnh....)


    Câu 2 (trang 21 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

    Đoạn trích gồm các nhân vật giao tiếp,

    a. Chú ý thái độ và lời nói của họ.

    - Viên đội sếp Tây: quát tháo

    - Chú bé con: thầm thì

    - Chị con gái: thốt ra

    - Anh sinh viên: kêu lên

    - Bác cu li xe: thở dài

    Một nhà nho: lẩm bẩm.

    HS suy nghĩ về vị thế xã hội để giải thích: vì sao viên đội sếp Tây lại có thể quát tháo dân chúng với những lời lẽ thô bỉ như vậy.

    b. Xác định mối quan hệ giữa đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người:

    - Chú bé: trẻ con nên chú ý đến cái mũ, nói rất ngộ nghĩnh.

    - Chị em gái: phụ nữ nên chú ý cách ăn mặc (cái áo dài), khen với vẻ thích thú.

    - Anh sinh viên: đang học nên chú ý đến việc diễn thuyết, nói như một dự đoán chắc chắn.

    - Bác cu li xe: chú ý đến đôi ủng.

    - Nhà nho: người có trình độ nên chú ý đến tướng mạo, nói bằng một câu thành ngữ thâm nho

    Kết hợp với ngôn ngữ là những cử chỉ điệu bộ, cách nói. Điểm chung là châm biếm, mỉa mai.


    Câu 3 (trang 21 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

    a. Quan hệ giữa bà lão hàng xóm và chị Dậu là quan hệ hàng xóm láng giềng thân tình. HS chú ý từ ngữ xưng hô:

    - Bà lão: bác trai, anh ấy...

    - Chị Dậu: cám ơn, nhà cháu, cụ...

    b. Sự tương tác về hành động nói giữa lượt lời của hai nhân vật giao tiếp: Hai nhân vật đổi vai luân phiên.

    - Bà lão hỏi thăm - chị Dậu cảm ơn.

    - Bà lão hỏi về bệnh tình anh Dậu - chị Dậu trả lời tỉ mỉ.

    - Bà lão mách bảo trốn đi - chị Dậu tán thành và nghe theo.

    c. Nét văn hóa đáng trân trọng qua lời nói, cách nói của các nhân vật: tình làng nghĩa xóm, tôi lửa tắt đèn có nhau.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. 1.1. Câu 1 (trang 18 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)

    a, Đặc điểm của các nhân vật giao tiếp:

    - Về lứa tuổi: cùng độ tuổi với nhau (thanh niên).

    - Về giới tính: khác nhau.

    - Về tầng lớp xã hội: đều là những người nông dân – những người làm thuê, cùng tầng lớp dưới của xã hội đương thời.

    b,

    - Các nhân vật giao tiếp thường xuyên chuyển đổi vai nói và vai nghe, nghĩa là có sự luân phiên lượt lời: mấy cô gái chờ việc – thị – Tràng – thị.

    - Lượt đầu tiên của nhân vật thị hướng đến hai đối tượng. Lượt lời này gồm hai câu:

    + Câu thứ nhất nói với mấy cô bạn: “Có khối cơm trắng mấy giò đấy”.

    + Câu thứ hai hướng đến nhân vật Tràng: “Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy”.

    c, Các nhân vật giao tiếp trên bình đẳng về vị thế xã hội cùng độ tuổi, cùng tầng lớp xã hội).

    d, Các nhân vật giao tiếp khi bắt đầu cuộc giao tiếp có quan hệ xa lạ với nhau.

    - Sự chi phối lời nói nhân vật của các đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,…

    - Có vị thế xã hội bình đẳng, gần gũi nhau về độ tuổi nên các nhân vật nói năng suồng sã, vừa nói vừa cười như nắc nẻ…

    - Do sự khác nhau về giới tính nên các cô gái gọi nhân vật Tràng là “anh”.

    - Do xa lạ với nhau nên các nhân vật giao tiếp ít dùng các đại từ nhân xưng.


    1.2. Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)

    a,

    - Trong đoạn trích đã cho, có các nhân vật giao tiếp: bá Kiến, Chí Phèo.

    - Những trường hợp bá Kiến nói với một người nghe:

    + Lượt lời 3 đến lượt lời 8, bá Kiến nói với một người nghe (Chí Phèo).

    - Những trường hợp bá Kiến nói với nhiều người nghe:

    + Lượt lời 1 và 2, bá Kiến nói với nhiều người nghe (các bà vợ của hắn, dân làng).

    + Lượt lời thứ 9, hắn nói với hai người nghe (Chí Phèo và Lí Cường).

    b,Vị thế xã hội của bá Kiến với từng người nghe:

    - Với mấy bà vợ – bá Kiến là chồng (chủ gia đình) nên quát.

    - Với dân làng: hắn là một người có uy hơn, là “cụ bá” nhưng trong đám ấy, độ tuổi không đều, có người nhỏ tuổi, cũng có người già cả. Bởi vậy, hắn nói “dịu giọng hơn một chút” nhưng thực chất là đuổi: “Về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại như thế này?

    - Với Chí Phèo – bá Kiến vừa là ông chủ cũ, vừa là kẻ đẩy Chí Phèo vào tù, kẻ mà lúc này Chí Phèo đến “ăn vạ”. Bá Kiến vừa thăm dò, vừa dỗ dành, vừa đề cao, coi trọng.

    - Với Lí Cường – Bá kiến là cha, cụ quát con nhưng thực chất để xoa dịu Chí Phèo.

    c, Đối với Chí Phèo, bá Kiến đã thực hiện hành vi giao tiếp như sau:

    - Bá Kiến tìm cách đuổi hết mọi người về, để đối thoại riêng với Chí Phèo.

    - Dùng lới nói ngon ngọt, nhỏ nhẹ để hỏi han Chí Phèo.

    - Nâng vị thế Chí Phèo lên ngang hàng với mình, tỏ ý coi trọng Chí, coi Chí như bạn bè.

    - Bá Kiến kết tội lí Cường và yêu cầu lí Cường phải tiếp đón Chí Phèo, khiến Chí tưởng bá Kiến vì trọng mình mà mắng con cái, thậm chí bắt con tiếp đón mình.

    d, Với chiến lược giao tiếp như vậy, bá Kiến đã đạt được mục đích giao tiếp, hiệu quả giao tiếp rất tốt. Những người nghe trong cuộc hội thoại với bá Kiến đều răm rắp nghe theo lời bá Kiến. Đến một kẻ hung hãn như Chí Phèo mà cuối cùng cũng bị khuất phục.


    1.3. Luyện tập

    Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

    Trong đoạn trích có hai nhân vật giao tiếp là anh Mịch và ông lí. Ông lí là người đứng đầu một làng trong xã hội phong kiến xưa và rất có quyền thế. Còn anh Mịch chỉ là một nông dân nghèo hèn, bị coi rẻ. Vị thế xã hội ấy đã chi phối sâu sắc đến việc giao tiếp của các nhân vật trong đoạn trích trên.

    - Anh Mịch: điệu bộ đáng thương, tội nghiệp, xưng hô “ông – con”, cách dùng từ cũng tỏ ý hạ mình: “lạy” (được dùng đến 4 lần).

    - Ông lí trưởng điệu bộ hách dịch, lạnh lùng, tàn nhẫn: “cau mặt, lắc đầu, roi… dậm dọa”; xưng hô bỗ bã “tao – mày”, câu nói cộc lốc, cụt ngủn, vô tình: “kệ mày”, “không được à?”, “mặc kệ chúng bay”…


    Câu 2 (trang 21 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

    Đoạn trích gồm các nhân vật giao tiếp:

    - Viên đội xếp Tây.

    - Đám đông.

    - Quan Toàn quyền Pháp.

    Mối quan hệ giữa đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa,… của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người.

    - Chú bé: trẻ con nên chú ý đến cái mũ, lời nói rất ngộ nghĩnh.

    - Chị con gái: phụ nữ nên chú ý đến cách ăn mặc (cái áo dài) khen với vẻ thích thú.

    - Anh sinh viên: đang học nên chú ý đến diễn thuyết, nói như một dự đoán chắc chắn.

    - Bác cu li xe: chú ý đôi ủng.

    - Nhà nho: dân lao động nên chú ý đến tướng mạo, nói bằng một câu thành ngữ thâm nho.


    Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

    a, Quan hệ giữa bà lão hàng xóm và chị Dậu là quan hệ hàng xóm láng giềng thân tình. Điều đó chi phối cách nói và cách nói của hai người – thân mật.

    – Bà lão: bác trai, anh ấy,…

    – Chị Dậu: cám ơn, nhà cháu, cụ,…

    b, Sự tương tác về hành động nói giữa lượt lời của hai nhân vật giao tiếp: Hai nhân vật đổi vai luân phiên nhau.

    c, Nét văn hóa đáng trân trọng qua lời nói, cách nói của các nhân vật: tình làng nghĩa xóm, bản chất đáng quý, đáng trọng của những người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

    - Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiên trong vai người nói (người viết), hoặc vai người nghe (người đọc); ở giao tiếp dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai và luân phiên lượt lời với nhau.

    - Trong giao tiếp, các đặc điểm về quan hệ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vốn sống, văn hoá,... luôn luôn chi phối lời nói của những nhân vật giao tiếp cả về nội dung lẫn hình thức ngôn từ.

    - Để việc giao tiếp đạt được mục đích và hiệu quả, mỗi nhân vật giao tiếp, tuỳ thuộc vào ngữ cảnh mà lựa chọn đề tài, nội dung, phương thức giao tiếp, ... cho phù hợp.

    (Theo SGK Ngữ văn 12, tập hai)


    II - HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

    Câu 1. Đọc đoạn trích (SGK, tr. 18) và trả lời câu hỏi

    a) Đặc điểm của các nhân vật giao tiếp (Tràng, cô gái "vợ tương lai" của Tràng, mấy cô gái chờ việc làm thuê) trong hoạt động giao tiếp đã cho là:

    - Về lứa tuổi: cùng độ tuổi với nhau (thanh niên);

    - Về giới tính: khác nhau;

    - Về tầng lớp xã hội: cùng tầng lớp, đều là những người nông dân - những người làm thuê, làm mướn, là tầng lớp dưới của xã hội đương thời.


    b) Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói - người nghe rất nhịp nhàng, trong khi người này nói thì những người khác nghe. Sự luân phiên lượt lời là: mấy cô gái chờ việc - "vợ tương lai" của Tràng - Tràng - "vợ tương lai" của Tràng. Lượt lời đầu tiên của nhân vật "thị" - "vợ tương lai" của Tràng hướng đến hai đối tượng.

    Lượt lời này gồm hai câu. Câu thứ nhất "Có khối cơm trắng mấy giò đấy" hướng đến mấy cô bạn ngồi chờ việc với mình, nhằm trả lời cho hành động "đẩy vai cô ả này ra với hắn" (Tràng) và đặc biệt là câu trêu đùa của các bạn: "Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!". Câu thứ hai: "Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?" hướng đến nhân vật Tràng, nhằm hỏi về sự hư thực của lời hò: "Muốn ăn cơm trắng với giò này - Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!".

    c) Các nhân vật giao tiếp trên bình đẳng về vị thế xã hội (cùng độ tuổi, cùng tầng lớp xã hội, trong trường hợp này, yếu tố giới tính không chi phối nhiều đến vị thế xã hội).


    d) Các nhân vật giao tiếp khi bắt đầu cuộc giao tiếp có quan hệ xa lạ với nhau.

    e) Sự chi phối lời nói nhân vật của các đặc điểm về vị thế xã hội, quan hê thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghể nghiệp...

    - Có vị thế xã hội bình đẳng, gần nhau vể độ tuổi và nghể nghiệp nên các nhân vật nói năng suồng sã, không câu nệ cách thức, vừa nói vừa "cười như nắc nẻ", "cong cớn", "ngoái cổ lại... cười", "cười tít"; dùng các từ như "kìa", "này", "đằng ấy"; phần lớn các câu nói đều không có chủ ngữ,...

    - Do sự khác nhau về giới tính nên các cô gái gọi Tràng là "anh" (trong xã hội ta, giới nam thường được giới nữ tôn trọng gọi là "anh").

    - Do xa lạ với nhau nên các nhân vật giao tiếp ít dùng các đại từ nhân xưng (do chưa xác định được chắc chắn).


    Câu 2. Đọc đoạn trích (SGK, tr. 19) và phân tích theo các câu hỏi nêu bên dưới.

    a) Trong đoạn trích đã cho, có các nhân vật giao tiếp: bá Kiến, Chí Phèo.

    Đối tượng người nghe của những trường hợp bá Kiến nói:

    - Lượt lời 1 và 2, bá Kiến nói với nhiều người nghe (các bà vợ của hắn; dân làng).

    - Lượt lời 3 đến lượt lời 8, hắn nói với một người nghe (Chí Phèo).

    - Lượt lời thứ 9, hắn nói với hai người nghe (Chí Phèo và lí Cường).

    b) Vị thế của bá Kiến đối với từng người nghe và sự chi phối của vị thế đó đối với cách nói và lời nói của hắn:

    - Với các bà vợ, hắn là chồng, là người trên nên hắn "quát" các bà, ra lệnh cho họ "đi vào nhà" và mắng "đàn bà chỉ lôi thôi, biết gì?".

    - Với dân làng, hắn vẫn là một người có uy hơn, là "cụ bá"; nhưng trong đám ấy, độ tuổi không đều, có người nhỏ tuổi, cũng có thể có người già cả. Bởi vậy, hắn nói "dịu giọng hơn một chút" nhưng ý tứ của câu nói là yêu cầu bọn họ giải tán, thậm chí trách: ”Có gì mà xúm lại như thế này?".


    - Với Chí Phèo, bá Kiến hơn hẳn về vị thế xã hội, tuổi tác,... Nhưng trong trường hợp này, bá Kiến là kẻ bị kết tội (là cha của kẻ đánh Chí Phèo! Và là đối tượng "trả thù" của Chí). Bởi vậy, với Chí Phèo, bá Kiến hết sức nhỏ nhẹ, ân cần "khẽ lay mà gọi", "thân mật hỏi", "xốc Chí Phèo",... gọi Chí là "anh", quát mắng con trai trước mặt Chí, ...

    - Với lí Cường, bá Kiến là cha nên hắn có thể "quát" con. Mặt khác, hai cha con hắn là những kẻ "cùng hội cùng thuyền" trong việc gây ra những tội lỗi với Chí Phèo, vì vậy, khi mắng con, hắn còn "đưa mắt nháy con một cái" hàm ý nhắc nhở con trong việc xử lí tình huống.


    c) Đối với Chí Phèo, bá Kiến đã thực hiện chiến lược giao tiếp như sau:

    - Bá Kiến tìm cách đuổi hết mọi người về, chỉ đối thoại riêng với Chí Phèo. Hắn đuổi vợ rất gay gắt nhằm cho mọi người biết hắn rất công bằng, không thiên vị người nhà. Hắn đuổi bọn người làng bằng giọng nói dịu hơn để tránh mất lòng họ nhưng ý tứ lại là yêu cầu, trách móc điều đó tạo ra cái uy trong câu nói của hắn, buộc những người làng muốn hay không cũng phải về.

    Bá Kiến đuổi hết mọi người đi để dễ bề đối phó, lừa gạt Chí. Nếu mấy mụ vợ ở lại, bọn họ xì xèo dễ làm mất lòng Chí khiến Chí nổi khùng, sự việc sẽ rất rắc rối. Mấy người làng còn ở lại, Chí còn ăn vạ, kêu la; đuổi hết bọn họ về chẳng những dễ thương lượng với Chí mà khi ấy, Chí cũng mất luôn cả "hứng" ăn vạ.


    - Bá Kiến "hạ nhiệt" cơn tức của Chí Phèo bằng cả hành động và lời nói. Hắn nói với Chí Phèo hết sức nhỏ nhẹ, ân cần "khẽ lay mà gọi", "thân mật hỏi", "xốc Chí Phèo",... gọi Chí là "anh",... Hắn hỏi han Chí ("Anh Chí ơi! Sao lại làm ra thế?", "Về bao giờ thế?"), mời mọc Chí ("Đi vào nhà uống nước"),... Những điều đó dường như bộc lộ những thiên ý vô cùng tốt đẹp với Chí Phèo, khiến Chí Phèo khó có thể tiếp tục làm căng với hắn.


    - Bá Kiến nâng vị thế của Chí Phèo lên ngang hàng với mình: gọi Chí là "anh" - cách xưng hô thường chỉ dùng với người trên, tỏ ý tôn trọng; nói trống "Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước"; dùng ngôi gộp "ta" - tỏ ý coi trọng Chí, coi Chí như bạn bè. Đặc biệt là chi tiết bá Kiến nhân là có họ với Chí Phèo.

    - Bá Kiến kết tội lí Cường và yêu cầu lí Cường phải tiếp đón Chí Phèo. Hắn kết tội con rất gay gắt: "quát" con "Tội mày đáng chết". Việc làm ấy thực chất là để lừa Chí Phèo, khiến Chí Phèo tưởng bá Kiến vì trọng mình mà quát mắng con cái, thậm chí bắt con tiếp đón mình trang trọng.


    d) Với chiến lược giao tiếp như trên, bá Kiến đã đạt được mục đích giao tiếp, hiệu quả giao tiếp rất tốt: Chí Phèo từ chỗ lăn lộn "Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi" sau khi nghe bá Kiến nói mấy câu đã "càng thấy lòng nguôi nguôi", "ngồi lên". Những người nghe trong cuộc hội thoại với bá Kiến chỉ còn biết lặng lẽ làm theo tất cả những gì hắn nói. Kể cả Chí Phèo. Và khi ấy, bá Kiến biết mình "đã thắng".


    III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

    Câu 1. Gợi ý:

    Trong đoạn trích có hai nhân vật giao tiếp là anh Mịch và ông lí. Ông lí là người đứng đầu một làng trong xã hội phong kiến xưa và rất có quyền thế. Ngược lại, anh Mịch chỉ là một anh nông dân nghèo hèn, bị coi rẻ đủ đường. Vị thế xã hội ấy đã chi phối sâu sắc đến việc giao tiếp của các nhân vật trong đoạn trích trên.

    - Anh Mịch có những điệu bộ hết sức đáng thương, tội nghiệp "nhăn nhó"; từ xưng hô "ông - con" tỏ ý hạ mình thật thấp mà nâng vị thế lí trưởng lên; cách dùng từ cũng tỏ ý hạ mình: "Lạy" (được dùng đến 4 lần), "Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy",... liên tục sử dụng câu cầu khiến tỏ ý van xin thống thiết: "ông làm phúc tha cho con", ...

    - Ông lí trưởng điệu bộ hách dịch, lạnh lùng, tàn nhẫn: "cau mặt, lắc đầu, giơ roi... dậm doạ"; xưng hô bỗ bã "tao - mày"; câu nói cộc lốc, cụt ngủn, võ tình: "Kệ mày", "không được à ?", "Mặc kệ chúng bay", ...


    Câu 2. Gợi ý:

    Đoạn trích nằm trong truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc. Va-ren là tên quan Toàn quyền mới nhậm chức ở Đông Dương, bản tính hắn vốn xảo trá, vô liêm sỉ. Đoạn trích là phần văn bản tưởng tượng kể về cảnh đường phố khi Va-ren đi qua: những tên đội Tây ra sức dọn đường, xung quanh, người dân tha hồ bình luận, bàn tán về vị quan Toàn quyền mới.


    - Viên đội xếp Tây là người Pháp, trong con mắt bọn thực dán Pháp khi ấy, người Việt Nam ta là kẻ "man di mọi rợ" cần được khai hoá văn minh (v’à đây cũng là cái cớ để chúng xâm lược nước ta). Chính vì vậy, bọn chúng tự cho mình là có dòng giống cao quý mà đối xử với người Việt Nam ta rất dã man, khinh thường. Đó là lời lí giải cho hành động "quát tháo" người dân của tên đội xếp Tây. Hơn thế, hắn còn hách dịch chửi bới, gọi người dân ta là "cái giống tởm": "Cái giống tởm nhà mày! Có cút đi không, cái giống tởm!".


    - "Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! - Một chú bé con thầm thì". Nhắc đến "sừng" là nhắc đến loài vật. Thằng bé con mới chỉ quen biết nhiều với thế giới loài vật (con trâu, con bò,...) nên nhìn quan Toàn quyền nó để ý ngay - đến đặc điểm khác giữa quan với người thường là cái mũ trên đầu (thể hiện quyền lực). Nhưng trong mắt một thằng bé con, vô tình, quan giống như một loài vật hai sừng không hơn.


    - "Ô! Cái áo dài đẹp chửa! - Một chị con gái thốt ra". Với giới nữ nói chung, họ thường để ý đến quần áo, đầu tóc,... Quan Toàn quyền xuất hiện, chị con gái chỉ để ý đến "cái áo dài đẹp chửa" của ngài. Qua câu nói đó, ta hiểu rằng, trong mắt người con gái ấy, quan hiện lên giống như một kẻ chải chuốt, lẳng lơ.


    - "Ngài sắp diễn thuyết đấy! - Một anh sinh viên kêu lên". Giới trí thức, đặc biệt là sinh viên quen sống trong -môi trường nhà trường, thường xuyên quen với việc giảng giải, nói năng, diễn thuyết. Nhìn thấy quan Toàn quyền, anh sinh viên nọ nghĩ ngay đến việc quan sắp diễn thuyết. Chi tiết này hé lộ một đặc điểm khác của Va-ren: hắn chỉ là một tên ba hoa, khoác lác.


    - "Đôi bắp chân ngài bọc ủng! - Một bác cu-li xe thở dài". Giữa người cu-li xe với đôi ủng của quan Toàn quyền có một mối liên hệ thú vị mà cay đắng: những vị khách ngồi xe của bác cu-li có thể đá vào người bác bất cứ lúc nào - khi muốn giục bác đi nhanh, khi muốn gây áp lực để... quỵt nợ!,... Vì vậy, khi thấy quan, người cu-li xe chỉ để ý đến đôi bắp chân ngài - đôi bắp chân ấy bọc ủng - (nếu đá thì sẽ rất đau!). Câu nói của người cu-li xe thể hiện một góc cạnh khác của con người Va-ren: hắn là một kẻ dã man.


    - "Rậm râu, sâu mắt! - Một nhà nho lẩm bẩm". Những bậc túc học thường rất thâm thuý. "Rậm râu, sâu mắt" là câu thành ngữ chỉ kẻ thâm độc, xảo trá. Nhìn quan Toàn quyền, nhà nho chỉ sử dụng một câu thành ngữ ngắn gọn để thể hiện sự đánh giá của mình về bản chất của tên quan Toàn quyền bỉ ổi, xấu xa.


    Câu 3. Đọc đoạn trích (SGK, tr. 22) và trả lời các câu hỏi.

    Gợi ý:

    a) Bà lão hàng xóm và chị Dậu tuy có sự khác nhau về tuổi tác (bà lão hàng xóm nhiều tuổi hơn) nhưng họ cùng tầng lớp ương xã hội (tầng lớp nông dân lao động bị áp bức, bóc lột đến tận cùng). Mặt khác, họ lại là hàng xóm thân tình, yêu quý và thương xót lẫn nhau. Điều đó đã chi phối đến lời nói và cách nói của hai người.

    - Bà lão "lật đật chạy sang", khi về thì "vẻ mặt bãn khoăn", đó là dáng điệu của một người thật sự quan tâm, thương xót cho hoàn cảnh người khác.


    - Cả hai đề cập đến hoàn cảnh khốn cùng của nhà chị Dậu, bà lão hỏi han chị Dậu rất chân tình, khuyên bảo đầy thiện ý. "Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ...". Ngược lại, chị Dậu nói với bà lão với vẻ đầy biết ơn và thật thà kể lại hoàn cảnh bất hạnh của mình, không giấu giếm: "Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm".

    - Cách xưng hô, lời gọi đáp của họ rất thân mật nhưng vẫn tỏ ý tôn trọng nhau. Bà lão gọi anh Dậu là "bác trai", nói trống với chị Dậu (một cách nói tỏ ý bình đẳng), gọi chị Dậu "Này,...". Chị Dậu gọi bà lão là "cụ" tỏ ý tôn kính, đáp lời bà lão "Cảm ơn cụ", "Vâng",...

    b) Hai nhân vật trong cuộc đối thoại luân phiên lượt lời đều đặn và lời thoại có tính nhân quả, lô gích với nhau.

    c) Lời nói và cách nói của các nhân vật cho thấy tính cách và cách ứng xử của hai người có nhữrig nét văn hoá rất đáng trân trọng.


    Cả hai đều là những người nghèo khổ, bần cùng nhưng họ nói năng rất có văn hoá, vừa thể hiện được tình nghĩa hàng xóm, láng giềng vừa thể hiện được sự tôn trọng về vị thế của nhau. Bà lão rất quan tâm đến hàng xóm, thương xót hoàn cảnh bất hạnh của người khác. Gia đình chị Dậu tuy nghèo khổ nhưng không vì thế mà bà coi thường, trong nói năng bà vẫn rất tôn trọng cái gia đình khốn khó ấy: bà gọi anh Dậu là "bác ấy", nói trống với chị Dậu - cách nói ấy tỏ ý rất tôn trọng người đối thoại với mình. Chị Dậu với bà lão, rất chân tình kể về tình hình của anh Dậu và những dự tính về sự lo toan của mình đối với chồng, điều đó thể hiện sự chất phác, thật thà và lòng thương chồng của chị. Nói chuyện với bà lão hàng xóm, chị gọi "cụ", xưng "cháu", đáp lời bà cụ, một điều "cảm ơn", hai điều "vâng" rất ngoan ngoãn... Tất cả những điều đó thể hiện bản chất đáng quý, đáng trọng của những người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Câu 1 trang 18 SGK văn 12 tập 2:

    a. Các nhân vật giao tiếp có cùng lứa tuổi, tầng lớp xã hội: những người lao động nghèo và khác nhau về giới tính

    b. Các nhân vật giao tiếp thường xuyên chuyển đổi vai nói và vai nghe, có sự luân phiên lượt lời

    Lượt lời đầu tiên của nhân vật “thị” hướng đến các bạn gái khác

    c. Các nhân vật giao tiếp đều bình đẳng về vị trí xã hội

    d. Lúc đầu, quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp là xa lạ, không quen biết, nhưng họ đã nhanh chóng thiết lập được quan hệ thân mật, gần gũi

    e. Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính... đã chi phối đến lời nói của các nhân vật:

    Họ cười đùa nhưng đều nói chuyện làm ăn, công việc
    Họ nói năng luôn có sự phối hợp với cử chỉ, điệu bộ
    Lời nói mang tính chất khẩu ngữ


    Câu 2 trang 20 SGK văn 18 tập 2:

    a. Các nhân vật trong đoạn văn: Bá Kiến, mấy bà vợ Bá Kiến, dân làng, Chí Phèo

    Bá Kiến nói với Chí Phèo là nói với một người nghe. Còn khi nói với mấy bà vợ, dân làng, Lí Cường là nói cho nhiều người nghe

    b. Vị thế xã hội của Bá Kiến với từng người nghe:

    Với mấy bà vợ: Bá Kiến là chủ gia đình nên quát
    Với dân làng: Bá Kiến thuộc tầng lớp trên, lời nói có vẻ trịnh trọng nhưng thực chất là đuổi
    Với Chí Phèo: Bá Kiến vừa là ông chủ củ vừa là người đẩy Chí vào tù nên vừa thăm dò, vừa dỗ dành, vừa có vẻ đề cao, coi trọng
    Với Lí Cường: Bá Kiến là cha, cụ quát con nhưng thực chất là để xoa dịu Chí Phèo
    c. Đối với Chí Phèo, Bá Kiến thực hiện nhiều chiến lược giao tiếp:

    Đuổi mọi người về để cô lập Chí Phèo
    Dùng lời ngọt nhạt để vuốt ve Chí
    Nâng vị thế Chí Phèo lên ngang hàng với mình để xoa dịu Chí
    d. Với chiến lược giao tiếp như thế, Bá Kiến đã đạt được mục đích giao tiếp và hiệu quả giao tiếp. Những người nghe trong cuộc hội thoại với Bá Kiến đều răm rắp nghe theo lời Bá Kiến. Đến như Chí Phèo hung hãn là thế cuối cùng cũng bị khuất phục


    Luyện tập Nhân vật giao tiếp

    Câu 1 trang 21 SGK văn 12 tập 2:

    Sự chi phối của vị thế xã hội ở các nhân vật đối với lời nói của họ:

    Anh Mịch

    Ông lí

    Vị thế xã hội

    Hạng cùng đinh, nghèo khổ, nạn nhân bị bắt đi xem bóng đá

    Là người, bề trên, có chức sắc, thừa lệnh quan bắt người dân đi xem bóng đá

    Lời nói

    Lời nói của kẻ bề dưới, van xin, cầu cạnh, khúm núm

    Lời nói hống hách, hăm dọa với thái độ mặc kệ


    Câu 2 trang 21 SGK văn 12 tập 2:

    Mối quan hệ giữa đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người ở đoạn trích: trước cùng một sự kiện, mỗi người quan tâm đến một phương diện và thể hiện điều đó trong lời nói của mình:

    Chú bé: trẻ con nên chú ý cái mũ, nói rất ngộ nghĩnh
    Chị con gái: phụ nữ nên chú ý đến cách ăn mặc, khen với vẻ thích thú
    Anh sinh viên: thường quan tâm đến hoạt động trí tuệ nên dự đoán về hoạt động diễn thuyết
    Bác cu li xe: thấy đôi chân ngài bọc ủng mà ngao ngán với đôi chân trần của mình
    Nhà nho: vốn thâm trầm, sâu sắc và ác cảm với “Tây dương” thì buông lời mỉa mai, chỉ trích
    => Kết hợp với ngôn ngữ là cử chỉ, điệu bộ, cách nói


    Câu 3 trang 22 SGK văn 12 tập 2:

    a. Quan hệ giữa bà lão hàng xóm và chị Dậu là quan hệ làng xóm láng giềng thân tình

    Chị Dậu xưng hô với bà cụ là: cụ- cháu
    Bà lão với anh Dậu: bác trai, anh ấy
    Chị Dậu: cảm ơn cụ, vâng, nhà cháu... => các từ ngữ thể hiện sự thân mật, kính trọng
    => Lời nói của bà cụ thể hiện sự quan tâm, đồng cảm, còn lời chị Dậu thể hiện sự biết ơn, kính trọng

    b. Sự tương tác về hành động nói theo các lượt lời của bà lão láng giềng và chị Dậu: hỏi thăm- cảm ơn, hỏi thăm về sức khỏe- trả lời chi tiết, mách bảo- nghe theo, dự định- giục giã

    => Hai nhân vật đổi vai luân phiên cho nhau

    c. Lời nói và cách nói của hai nhân vật cho thấy họ là những người lao động nghèo khổ nhưng luôn cảm thông, giúp đỡ lẫn nhau. Trong giao tiếp, ngôn ngữ của họ thể hiện sự tôn trọng và ứng xử có lịch sự

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Câu 1: Đọc đoạn trích sau và phân tích theo các câu hỏi nêu ở bên dưới

    Một lần hắn đang gò lưng kéo cái xe bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu chơi cho đỡ nhọc. Hắn hò rằng:

    Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!

    Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!

    Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:

    - Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!

    Thị cong cớn:

    - Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?

    Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:

    - Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!

    Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.

    - Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ. – Thị liếc mắt, cười tít.

    (Kim Lân, Vợ nhặt)

    a) Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật có đặc điểm như thế nào về lứa tuổi, giới tính, tầng lớp xã hôi?

    Trong hoạt động giao tiếp các nhân vật có các đặc điểm sau:

    Nhân vật giao tiếp là Tràng, mấy cô gái và “thị”

    Về lứa tuổi: Họ đều là những người trẻ tuổi

    Về giới tính: Tràng là nam, còn lại là nữ

    Về tầng lớp xã hội: Họ đều là những người dân lao động nghèo đói.

    b) Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời ra sao? Lượt lời đầu tiên của nhân vật “thị” hướng tới ai?

    Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời như sau:

    Lúc đầu: Hắn (Tràng) là người nói, mấy co gái là người nghe.
    Tiếp theo: Mấy cô gái là người nói Tràng và "thị" là người nghe.
    Tiếp theo: "Thị" là người nói, Tràng (là chủ yếu), và mấy cô gái là người nghe.
    Tiếp theo: Tràng là người nói, "Thị" là người nghe.
    Cuối cùng: "Thị" là người nói, Tràng là người nghe.
    c) Các nhân vật giao tiếp trên có bình đẳng về vị thế xã hội không?

    Các nhân vật giao tiếp trên bình đẳng về vị thế xã hội (họ đều là những người dân lao động cùng cảnh ngộ)

    d) Họ có quan hệ xa lạ hay thân thiết khi bắt đầu cuộc giao tiếp không?

    Khi bắt đầu cuộc giao tiếp, các nhân vật giao tiếp trên có quan hệ hoàn toàn xa lạ.

    e) Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp chi phối lời nói của các nhân vật như thế nào?

    Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân-sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,... chi phối lời nói của nhân vật khi giao tiếp. Ban đầu chưa quen nên chỉ là trêu đùa thăm dò. Dần dần, khi đã quen học mạnh dạn hơn. Vì cùng lứa tuổi, bình đẳng về vị thế xã hội, lại cùng cảnh ngộ nên các nhân vật giao tiếp tỏ ra rất thoải mái.


    Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

    Đoạn trích trang 19 sgk ngữ văn 12 tập 2

    a) Trong đoạn trích trên có những nhân vật giao tiếp nào? Trường hợp nào Bá Kiến nói với một người nghe , trường hợp nào Bá Kiến nói với nhiều người nghe?

    Các nhân vật giao tiếp trong đoạn văn: Bá Kiến, mấy bà vợ Bá Kiến, dân làng và Chí Phèo.

    Bá Kiến nói với một người nghe trong trường hợp quay sang nói vơi Chí Phèo. Còn lại, khi nói với mấy bà vợ, với dân làng, với Lí Cường Bá Kiến nói cho nhiều người nghe (trong đó có cả Chỉ Phèo).

    b) Vị thế của Bá Kiến so với từng người nghe thì như thế nào? Điều đó chi phối cách nói và lời nói của Bá Kiến ra sao?

    Vị thế xã hội của Bá Kiến với từng người nghe:

    Với mấy bà vợ-Bá Kiến là chồng (chủ gia đình) nên "quát".

    Với dân làng-Bá Kiến là cụ lớn, thuộc từng lớp trênlời nói có vẻ tôn trọng (các ông, các bà) nhưng thực chất là đuổi (về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại thế này?).

    Với Chí Phèo-Bá Kiến vừa là ông chủ cũ, vừa là kẻ đã đẩy Chí Phèo vào tù, kẻ mà lúc này Chí Phèo đến "ăn vạ". Bá Kiến vừa thăm dò, vừa dỗ dành, vừa có vẻ đề cao, coi trọng.

    Với Lí Cường-Bá Kiến là cha, cụ quát con những thực chất là để xoa dịu Chí Phèo.

    c) Đối với Chí Phèo Bá Kiến đã thực hiện một chiến lược giao tiếp như thế nào? Hãy phân tích cụ thể chiến lược đó theo các bước sau đây:

    1. Bá Kiến đuổi hết mọi người về, chỉ đối thoại riêng với Chí Phèo

    Nói với vợ: Các bà đi vào nhà, đàn bà chỉ lôi thôi, biết gì! Rồi quay sang bọn người làng dịu giọng một chút” cả các ông, các bà nữa, về thôi chứ! Có gì mà xúm lại như thế này?”

    Mục đích là đuổi khéo mọi người, để cô lập Chí Phèo dễ dàng nói chuyện, đối phó với Chí Phèo hơn.

    2. Bá Kiến hạ nhiệt cơn tức giận cuả Chí Phèo bằng hành động và lời nói.

    Bá Kiến đã vuốt giận Chí Phèo bằng lời lẽ ngọt ngào và cách xưng hô tâng bốc: Anh Chí ơi! Rồi thân mật: cái anh này, tiếp đến là cách xưng hô như người trong nhà với ngôi thứ nhất số nhiều: ta (để phân biệt với người ngoài). Bên cạnh cách xưng hô là những lời nói nhẹ nhàng, khích lệ, động viên và hành động như người quen thân lâu ngày mới gặp.

    3. Bá Kiến nâng vị thế của mình lên ngang hàng với mình và nhận Chí Phèo là có họ hàng. Để Chí Phèo không xem là đối địch, Bá Kiến đã nhận Chí Phèo là người nhà, là họ hàng. Cách nâng vị thế giao tiếp làm cho Chí Phèo hãnh diện vì được ngang hàng với gia đình danh giá nhất làng, chắng mấy chốc hắn quên mất ý định ban đầu.

    4. Bá Kiến kết tội lí Cường và yêu cầu lí Cường phải đón tiếp Chí Phèo? Đòn cuối cùng Bá Kiến mắng Lí Cường với giọng đắc thắng là để tôn Chí Phèo và Bá Kiến đã được mục đích dập tắt ngọn lửa căm thù trong lòng Chí Phèo, bóp chết ý định trả thù của Chí trong trứng nước.

    d) Với chiến lược giao tiếp như trên Bá Kiến có đạt đươc mục đích và hiệu quả giao tiếp không? Những người nghe trong cuộc hội thoại với Bá Kiến có phản ứng như thế nào khi nghe những lời nói của Bá Kiến?

    Bá Kiến đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp:

    Những người nghe trong cuộc hội thoại đều răm rắp nghe lời Bá Kiến.

    Chí Phèo hung hãn khi đến nhưng cuối cùng cũng bị khuất phục, thấy lòng nguôi nguôi


    Giải đáp câu hỏi và bài tập

    Bài tập 1: Trang 21 sgk ngữ văn 12 tập 2

    Phân tích sự chi phối của vị thế xã hội ở các nhân vật đối với lời nói của họ trong đoạn trích sau:

    Anh Mịch nhăn nhó, nói:

    -Lạy ông, ông làm phúc cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông nghị, kẻo ông ấy đánh chết.

    Ông lí cau mặt lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm dọa:

    -Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.

    -Cắn cỏ, con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông nghị ghét co, cả nhà con khổ.

    -Thì mày hẹn làm ngày khác với ông ấy không được à?

    - Đối với ông nghị con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không vợ con con chết đói.

    - Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quan đã sức, tao cứ phép tao làm. Đứa nào không tuân để quan gắt, tao trình thì rũ tù.

    -Lạy ông, ông thương phận nào con nhờ phận ấy.

    -Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay, nhưng ai thương tao. Hôm ấy mà mày không đi, tao sai tuần đến gô cổ lại, đừng kêu.

    (Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)

    Trả lời

    Hai nhân vật giao tiếp trong đoạn trích là anh Mịch -người nông dân nghèo khổ và lí trưởng -người có chức sắc quyền thế trong làng. Vì vị thế xã hội khác nhau,và vị thế xã hội nầy chi phối các nhân vật trong mọi cử chỉ và hành động.
    Vị thế xã hội: anh Mịch - kẻ dưới người bị bắt đi xem đá bóng
    lí trưởng- kẻ bề trên người thừa lệnh quan bắt người đi xem đá bóng
    Chính vị thế đó chi phối hai nhân vật trong cử chỉ, lời nói và hành động: Anh Mịch thì giọng nài nỉ, van xin, nhún nhường (con lạy ông, van ông, cắn cỏ con lạy ông,..); trong khi đó ông lí thì hách dịch, quát (xưng hô mày tao, câu lệnh,..)


    Bài tập 2: Trang 21 sgk ngữ văn 12 tập 2
    Phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính văn hóa, ... của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người ở đoạn trích sau:
    Bỗng dưng tất cả dừng lại, dưới cây đũa thần, hay đúng hơn dưới ngọn roi gân bò mà viên đội sếp Tây vừa vung lên, vừa quát tháo:" cái giống tởm nhà mày! có cút đi không cái giống tởm!". Thế là cái đám đông lúc nhúc đứng sắp hàng, vừa yên lại vừa lặng, hai bên lề đường.Gì thế nhỉ? xe ô tô quan Toàn quyền sắp đi qua đấy...Xe kia rồi! Lại cả ông Toàn quyền đây rồi!
    - Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! - Một chú bé con thì thầm.
    -Ồ! Cái áo dài đẹp chửa! -- Một chị con gái lớn thốt ra.
    - Ngài sắp diễn thuyết đấy!- Một anh sinh viên kêu lên
    -Đôi bắp chân ngài bọc ủng- Một bác cu-li xe thở dài.
    -Rậm râu, sâu mắt - Một nhà nho lẩm bẩm
    Thế là ô tô ông Va-ren chạy qua giữa hai hàng rào con người, lưng khom lại khi ngài đến gần.
    (Nguyễn Ái Quốc, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu)

    Trả lời

    Viên đội sếp Tây: vị thế xã hội là người có quyền thế, nghề nghiệp cảnh sát, giới tính là nam, văn hóa kém cỏi vì lời thoại vừa hống hách vừa có thái độ phân biệt chủng tộc.
    Nhân vật đám đông: vị thế xã hội thấp, văn hóa cũng thấp nên lời thoại mang tính hiếu kì.
    Chú bé con còn ngây thơ nên chỉ chú ý chi tiết lạ mắt của viên Toàn quền và chỉ nhìn đối tượng ở bên ngoài.
    Chị con gái, tuổi hồn nhiên, thích làm đẹp nên chỉ quan tâm đến trang phục.
    Anh sinh viên là người có trình độ văn hóa, quan tâm đến hoạt động xã hội và chính trị nên nghĩ đến việc làm của viên Toàn quyền.
    Bác cu-li xe vất vả với nghề nghiệp của mình, văn hóa còn thấp nên nhìn đối tượng có liên quan đến chuyện miếng cơm manh áo của mình.
    Nhà nho học vấn uyên thâm nên có cái nhìn sâu sắc: nhìn bên ngoài có thể đánh giá bản chất bên trong của đối tượng.
    Như vậy: Lời thoại của nhân vật giao tiếp thường phản ánh trình độ học vấn, văn hóa, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp của nhân vật đó.


    Bài tập 3: Trang 22 sgk ngữ văn 12 tập 2
    Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
    Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:
    - Bác trai đã khá rồi chứ?
    - Cảm ơn cụ nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý vẫn còn lề bề, lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
    - Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Cứ nằm đấy, chốc nữa họ lại vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.
    - Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.
    - Thế phải giục anh ấy ăn mau đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy!
    Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.
    ( Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
    a) Bà lão và chị Dậu có vị thế và quan hệ với nhau như thế nào? Điều đó chi phối lời nói của cả hai nhân vật ra sao?
    b) Phân tích sự tương tác về hành động nói giữa lượt lời của hai nhân vật giao tiếp trong đoạn trích.
    c) Lời nói và cách nói của hai nhân vật cho thấy tính cách và cách ứng xử của hai người có những nét văn hóa đáng trân trọng như thế nào?
    Trả lời
    a. Quan hệ giữa bà lão hàng xóm và chị Dậu là quan hệ hàng xóm láng giềng thân tình.
    Điều đó chi phối lời nói và cách nói của 2 người - thân mật:
    Bà lão: bác trai, anh ấy, ...
    Chị Dậu: cảm ơn, nhà cháu, cụ, ...
    b. Sự tương tác về hành động ngôn ngữ giữa các lượt lời:
    Hỏi thăm - cảm ơn
    Đề nghị - lĩnh hội
    Đề nghị - (đồng ý)
    c. Đoạn hội thoại cho thấy cách ứng xử của hai nhân vật thân mật nhưng không suồng sã vì tình chất quan trọng của nội dung đề tài và Chị Dậu khi nói chuyện với người trên (người hơn tuổi) thì lễ phép. Văn hóa ứng xử ấy rất đẹp, đáng trân trọng. Họ là những người nông dân giàu tình cảm và trách nhiệm.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy