Top 6 Bài soạn "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan lớp 7 hay nhất

Bình An 180 0 Báo lỗi

Bài thơ "Qua đèo ngang" của Bà Huyện Thanh Quan được sáng tác khi trên đường tác giả đi từ Bắc Hà vào Huế để nhận chức "Cung Trung giáo tập". Tác phẩm là bức ... xem thêm...

  1. I. Đôi nét về tác giả Bà Huyện Thanh Quan

    - Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX, chưa rõ năm sinh, năm mất
    - Quê quán: làng Nghi Tàm, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội
    - Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Ninh), tỉnh Thái Bình, do đó mà có tên gọi Bà Huyện Thanh Quan
    - Bà là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa, hiện còn để lại sáu bài thơ Đường luật.
    - Thơ bà thể hiện lòng yêu mến cảnh quan thiên nhiên, đất nước và tâm sự u hoài trước thế sự đổi thay. Tác phẩm nào của bà cũng buồn thương da diết, trang nhã và rất điêu luyện

    II. Đôi nét về tác phẩm Qua Đèo Ngang

    1. Hoàn cảnh ra đời
    Bài thơ được sáng tác khi bà từ trên đường từ Bắc Hà vào Huế nhậm chức “Cung Trung giáo tập”
    2. Bố cục (4 phần )
    - Phần 1 (hai câu đề): Cái nhìn chung về cảnh vật Đèo Ngang
    - Phần 2 (hai câu thực): Cuộc sống của con người ở Đèo Ngang
    - Phần 3 (hai câu luận): Tâm trạng của tác giả
    - Phần 3 (hai câu kết): Nỗi cô đơn đến tột cùng của tác giả
    3. Giá trị nội dung
    bài thơ “Qua Đèo Ngang” cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời, thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả
    4. Giá trị nghệ thuật
    - Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
    - Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
    - Sử dụng từ láy gợi hình gợi cảm và nghệ thuật đối lập, đảo ngữ


    III. Trả lời câu hỏi

    Câu 1 (trang 103 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Qua Đèo Ngang thuộc thể loại

    Thất ngôn bát cú

    + Tám câu, mỗi câu 7 chữ

    + Cách gieo vần: cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8

    + Câu 3 và 4 đối nhau, câu 5 và câu 6 đối nhau


    Câu 2 (trang 105 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Cảnh tượng Đèo Ngang được nêu trong bài: thời điểm chiều tà

    → Thời điểm chiều tà gợi lên những nỗi buồn, nhất là người phụ nữ xa nhà


    Câu 3 (trang 105 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    - Cảnh vật gồm có: cỏ, cây, hoa, lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mấy túp nhà, có tiếng chim cuốc và chim đa đa, có vài chú tiều phu

    - Cảnh Đèo Ngang rậm rạp, um tùm, hoang vắng: cỏ cây chen đá

    - Con người xuất hiện thưa thớt, ít ỏi: lác đác chợ mấy nhà, tiều vài chú

    - Tiếng kêu quốc quốc, gia gia khắc khoải càng gợi lên cảm giác buồn giữa không gian hoang vắng


    Câu 4 (Trang 105 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Cảnh tượng ở Đèo Ngang: um tùm cỏ cây, hoang vắng, thưa thớt con người

    - Tiếng chim quốc quốc kêu trong bi thiết càng làm tăng thêm nỗi buồn, sự hoang vắng

    → Cảnh vật hoang sơ, thưa thớt càng làm nỗi nhớ quê hương dâng lên và làm nỗi buồn, nỗi cô đơn, âm thầm của mình khi đối diện với thiên nhiên


    Câu 5 (trang 87 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi Đèo Ngang là tâm trạng cô đơn, nhớ nhà, nhớ nước

    - Tác giả mượn cảnh vật để giãi bày tâm trạng

    - Mượn tiếng chim để gợi nhớ quá khứ nước nhà

    - Câu thơ cuối biểu cảm trực nỗi buồn, nỗi cô đơn thầm kín, hướng nội của tác giả

    ⇒ Tâm trạng của tác giả: buồn, cô đơn, hoài cổ


    Câu 6 (trang 87 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Một mảnh tình riêng với ta giữa cảnh trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang khác với những không gian khác

    - Tác giả đối diện với không gian hoang vắng, hiu quạnh → cảm thấy cô đơn và nỗi buồn nhân lên gấp bội

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
    1. Tác giả:
    Bà Huyện Thanh Quan (chưa rõ năm sinh, năm mất), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người làng Nghi Tàm nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Bình ngày nay), do đó có tên gọi là Bà Huyện Thanh Quan. Bà là một nữ sĩ vào loại tài danh hiếm có thời phong kiến. Tác phẩm của bà hiện còn lại sáu bài thơ trong đó có bài Qua Đèo Ngang nổi tiếng.

    2. Thể loại
    Bài thơ này được viết theo thể thất ngôn bát cú. Đây là một trong hai dạng cơ bản, phổ biến nhất của thơ Đường luật, gồm thất ngôn bát cú (7 chữ, 8 câu) và thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ, 4 câu). Thơ thất ngôn bát cú Đường luật có những quy định rất chặt chẽ về bố cục (tổ chức cơ bản về nội dung và hình thức), luật (quy định về vần, thanh trong cả bài, đối giữa các cặp câu 3 – 4, 5 – 6), niêm (sự liên kết giữa các câu 1 – 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7).


    3. Bố cục : đề - thực - luận - kết
    - 2 câu đề : cái nhìn chung về cảnh vật
    - 2 câu thực : miêu tả cuộc sống con người
    - 2 câu luận : tâm trạng tác giả
    - 2 câu kết : nỗi cô đơn lên cao

    4. Nội dung chính
    Bài thơ cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng của sự sống con người nhưng còn hoang sơ. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà và nỗi buồn, cô đơn thầm lặng của tác giả.


    TRẢ LỜI CÂU HỎI

    Trả lời câu 1 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    Căn cứ vào lời giới thiệu về thể thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3, câu 4, câu 5 với câu 6.

    Lời giải chi tiết:

    Qua Đèo Ngang là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

    - Bài thơ này có 8 câu mỗi câu bảy chữ, hợp vần ở chữ cuối câu một và chữ cuối các câu chẵn (1, 2, 4, 6 và 8).

    - Trong bài thơ, câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6. Nói cách khác, có phép đối ở bốn câu giữa.


    Trả lời câu 2 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?

    Lời giải chi tiết:

    Cảnh tượng đèo Ngang được miêu tả vào lúc xế tà (đã về chiều). Thời điểm này là thời điểm ngày sắp tàn. Đó chính là thời điểm dễ gợi nỗi buồn cho lòng người. Ngay ở dân ca Việt Nam từ ngàn xưa cũng từng cho thấy:

    - Chiều chiều ra đứng ngõ sau

    Nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều.

    - Lẳng nghe chim vịt kêu chiều

    Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau.

    Thời điểm xế tà là lợi thế để tác giả bộc lộ tâm trạng cô đơn của mình lúc qua đèo.


    Trả lời câu 3 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì?

    Lời giải chi tiết:

    Cảnh đèo Ngang được miêu tả gồm các chi tiết: cỏ, cây, hoa, lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mấy túp nhà, có tiếng chim cuốc và chim đa đa, có vài chú tiều (người đốn củi). Nhà thơ khéo dùng các từ láy lom khom, lác đác, các từ tượng thanh quốc quốc, gia gia đặc biệt gợi hình và gợi cảm, càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.


    Trả lời câu 4 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    Hãy nhận xét về cảnh tượng đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.

    Lời giải chi tiết:

    Qua đèo Ngang là một bức tranh thiên nhiên có sự sống con người nhưng hoang sơ, núi đèo bát ngát, vắng lặng và buồn thể hiện một tâm trạng cô đơn, bâng khuâng, buồn nhớ của tác giả.


    Trả lời câu 5 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang. Tâm trạng đó được thể hiện qua hai hình thức: mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào?

    Lời giải chi tiết:

    - Mượn cảnh nói tình: thông qua thời gian và không gian hình thức:

    + Gia gia – vừa mô phỏng tiếng chim như đồng âm với nó còn có nghĩa là nhà. Nỗi nhớ nhà đang trào dâng trong lòng người nữ sĩ xa quê, trong cảnh chiều hôm người ta tìm về mái ấm gia đình, còn bà lại đang dừng chân chống hoang sơ hiu quạnh, nhớ nhà là phải lắm.

    + Con quốc quốc – mô phỏng tiếng chim kêu và đồng âm với nó quốc quốc là đất nước, Tổ quốc. Bà là nho sĩ xứ Bắc Hà quặn lòng nhớ về Thăng Long xưa, nhớ về quá khứ của đất nước lúc còn hưng thịnh, lúc triều Nguyễn chưa dời kinh đô vào Huế.

    - Trực tiếp tả tình: Thể hiện qua câu cuối của bài thơ "Một mảnh tình riêng ta với ta". Mảnh tình riêng đó thật sâu sắc, thấm thía.


    Trả lời câu 6 (trang 104 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    Nói đến mảnh tình riêng giữa cảnh: trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang thì có gì khác với cách nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp.

    Lời giải chi tiết:

    Nói đến một mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước bao la ở đèo Ngang là thể hiện một tương quan đối lập: trời, non, nước càng bao la, cao rộng bao nhiêu thì mảnh tình riêng càng nặng nề u uất bấy nhiêu! Dĩ nhiên là khác với nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp.


    Luyện tập

    Tìm hàm nghĩa của cụm từ Ta với ta.

    Trả lời:

    "Ta với ta" chỉ chính bản thân tác giả, thể hiện nỗi cô đơn sâu sắc.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. I. Tác giả

    - Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX, chưa rõ năm sinh năm mất.

    - Quê ở làng Nghi Tàm nay thuộc quận Tây Hồ, Hà nội.

    - Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Ninh), tỉnh Thái Bình, do đó mà có tên gọi Bà Huyện Thanh Quan.

    - Bà là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong lịch sử phong kiến Việt Nam.


    II. Tác phẩm

    - “Qua đèo ngang” là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật (gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ).

    - Bố cục: 4 phần

    Hai câu đề: Cảnh vật thiên nhiên nơi Đèo Ngang.
    Hai câu thực: Cuộc sống con người nơi Đèo Ngang.
    Hai câu luận: Tâm trạng nhớ nhà của nhà thơ khi đứng trước Đèo Ngang.
    Hai câu kết: Nỗi cô đơn tột cùng của nhà thơ.


    III. Đọc - hiểu văn bản

    1. Hai câu đề: Cảnh vật thiên nhiên nơi Đèo Ngang

    - Thời gian: “Bóng xế tà”, đây là thời điểm kết thúc của một ngày, khi con người thường trở về nhà sau một ngày lao động vất vả. Vậy mà nhà thơ lại một mình tại nơi đèo Ngang càng khiến cho nỗi cô đơn trở nên tột cùng.

    - Khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang:

    “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” là hình ảnh ước lệ mang tính biểu tượng.
    Điệp từ: “chen” kết hợp với hình ảnh “đá, lá, hoa” gợi ra một thiên nhiên tuy hoang sơ nhưng lại tràn đầy sức sống.
    => Khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang được nhà thơ khắc họa chỉ bằng vài nét nhưng lại hiện ra đầy chân thực và sinh động.


    2. Hai câu thực: Cuộc sống con người nơi Đèo Ngang

    - Giữa thiên nhiên hoang sơ và rộng lớn con người xuất hiện:

    Nghệ thuật đảo ngữ:

    Lom khom - tiều vài chú: hình ảnh vài chú tiều với dáng đứng lom khom dưới chân núi.
    Lác đác - chợ mấy nhà: hình ảnh vài căn nhà nhỏ bé thưa thớt, lác đác bên sông.
    => Nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn. Con người chỉ nằm là một chấm buồn lặng lẽ giữa một thiên nhiên rộng lớn. Cảnh vật và con người dường như có sự xa cách khiến cho không khí càng thêm hoang vu, cô quạnh.


    3. Hai câu luận: Tâm trạng nhớ nhà của nhà thơ khi đứng trước Đèo Ngang

    - Hình ảnh “con quốc quốc” và “cái gia gia” không chỉ là hình ảnh thực về hai loại chim (chim đỗ quyên, chim đa đa).

    - Mà ở đây, nhà thơ đã sử dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh: tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” để qua đó bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương.

    => Hai câu thơ diễn tả nhớ nhung sâu đậm của Bà Huyện Thanh Quan.


    4. Hai câu kết: Nỗi cô đơn tột cùng của nhà thơ

    - Câu thơ “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước” khắc họa hình ảnh nhà thơ một mình đứng tại nơi Đèo Ngang, đưa mắt nhìn ra xa cũng chỉ thấy thiên nhiên rộng lớn phía trước (có bầu trời, có núi non, dòng sông).

    - Sự cô đơn của nhà thơ: “một mảnh tình riêng” - tình cảm riêng tư của nhà thơ không có ai để chia sẻ, “ta với ta” - đều chỉ nhà thơ, lúc này bà chỉ có một mình đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi.

    => Hai câu kết khẳng định lại nỗi cô đơn, trống trải của tác giả trước thiên nhiên rộng lớn.


    IV. Tổng kết:

    - Nội dung: Bài thơ đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng vẫn còn hoang sơ. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà.

    - Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú, biện pháp tu từ đảo ngữ, hình ảnh tượng trưng ước lệ…


    V. Trả lời câu hỏi

    Câu 1. Căn cứ vào lời giới thiệu bước đầu về thơ thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích (*), em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua đèo ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6.

    - Thể thơ: thất ngôn bát cú (8 câu, mỗi câu có 7 chữ).

    - Cách gieo vần: Các chữ cuối ở câu 1, 2, 4, 6, 8 (tà, nhà, gia, ta)

    - Phép đối: Câu 3 và câu 4 (Lom khom - lác đác, dưới núi - bên sông, tiều vài chú - chợ mấy nhà); Câu 5 và câu 6 (Nhớ nước - thương nhà, con quốc quốc - cái gia gia).


    Câu 2. Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?

    - Thời điểm: “bóng xế tà”

    - Lợi thế: Đây là thời điểm kết thúc của một ngày, khi con người thường trở về nhà sau một ngày lao động vất vả. Vậy mà nhà thơ lại một mình tại nơi đèo Ngang càng khiến cho nỗi cô đơn trở nên tột cùng.


    Câu 3. Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì? Chú ý đến không gian, thời gian, cảnh vật, âm thanh, cuộc sống của con người; các từ láy: lác đác, lom khom; các từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia.

    - Không gian: nơi Đèo Ngang rộng lớn.

    - Thời gian: bóng xế tà, thời điểm kết thúc một ngày.

    - Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa, thiên nhiên tràn đầy sức sống.

    - Con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà - con người nhỏ bé giữa thiên nhiên.

    - Các từ láy: lác đác, lom khom - gợi sự thưa thớt, nhỏ bé của con người giữa thiên nhiên rộng lớn.

    - Các từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia - gợi sự thương xót, đau lòng và nhớ mong của nhà thơ với quê hương, đất nước.


    Câu 4. Hãy nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.

    Cảnh tượng Đèo Ngang hiện lên thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng vẫn còn hoang sơ.


    Câu 5. Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang. Tâm trạng đó được thể hiện qua hai hình thức: mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào?

    - Tâm trạng: nỗi nhớ nước thương nhà.

    - Hình thức mượn cảnh nói tình: Cảnh tượng Đèo Ngang hoang sơ, rộng lớn nhằm diễn tả nỗi cô đơn, lạc lõng của nhà thơ

    - Hình thức trực tiếp tả tình: “Một mảnh tình riêng, ta với ta” - Nỗi cô đơn, trống trải của tác giả.


    Câu 6. Nói đến một mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang thì có gì khác biệt với cách nói một mảnh tình riêng trong một khoảng không gian chật hẹp.

    “Một mảnh tình riêng” là tình cảm nhỏ bé, riêng tư đối lập với không gian thiên nhiên rộng lớn càng làm cho nỗi cô đơn trống trải thêm sâu đậm.


    II. Luyện tập

    Tìm hàm nghĩa của cụm từ “ta với ta”.

    - “ta với ta”: đều chỉ nhà thơ

    - Lúc này bà chỉ có một mình đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi.

    => Nỗi cô đơn không có ai chia sẻ và thấu hiểu.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. I. Tác giả, tác phẩm

    1. Tác giả (mời các em tham khảo phần giới thiệu về tác giả Bà Huyện Thanh Quan trong SGK Ngữ văn 7 Tập 1).

    2. Tác phẩm

    Bài thơ Qua Đèo Ngang được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Đường luật là luật thơ có từ đời Đường (618 – 907) ở Trung Quốc. Thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu gồm 7 chữ. Có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của những câu 1,2,4,6,8. Có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6 (tức 4 câu giữa). Có luật bằng trắc. Nếu không theo đúng những quy luật trên thì bài thơ bị gọi là thất luật (không đúng luật).


    II. Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1:

    Căn cứ vào lời giới thiệu bước đầu về thơ thất ngôn bát cú Đường luật ở Chú thích, bài thơ Qua Đèo Ngang được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Nhận dạng:

    Bài thơ có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ
    Hiệp vần ở chữ cuối của câu 1,2,4,6,8, vần “a”
    Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6 (có phép đối ở 4 câu giữa).


    Câu 2:

    * Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được miêu tả vào lúc xế chiều.

    * Thời điểm này là thời điểm ngày sắp tàn, là thời điểm dễ gợi nỗi buồn trong lòng mỗi con người, đặc biệt là những người phải xa quê.


    Câu 3:

    * Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết: cỏ cây, hoa lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mấy túp nhà, tiếng chim quốc, chim đa đa, có vài chú tiều phu.

    => Đèo Ngang um tùm, rậm rạp, ít người, dân cư tập trung thưa thớt.

    * Các từ láy: Lác đác, lom khom; các từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia có tác dụng lớn trong việc gợi hình, gợi cảm và càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.


    Câu 4:

    Nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan: Đèo Ngang là cảnh thiên nhiên núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng vẫn rất hoang sơ, vắng vẻ. Hơn thế nữa, cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà, lại được nhìn từ tâm trạng của một người xa quê nên cảnh buồn, hoang sơ, vắng lặng càng được gợi lên một cách rõ ràng nhất.


    Câu 5:

    Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan được thể hiện qua 2 hình thức:

    * Mượn cảnh nói tình: thông qua thời gian và không gian hình thức:

    Gia gia: vừa mô phỏng tiếng chim, vừa như còn có nghĩa là nhà. Qua đó cho thấy nỗi nhớ nhà đang trào dâng trong lòng người nữ sĩ xa quê, trong cảnh chiều hôm người ta tìm về mái ấm gia đình, còn bà lại đang dừng chân chốn hoang sơ hiu quạnh, khi đó nỗi nhớ nhà càng được dâng lên đến tột độ.
    Con cuốc cuốc: mô phỏng tiếng chim kêu và đồng âm với nó còn có nghĩa là quốc quốc – đất nước, Tổ quốc. Bà là nho sĩ xứ Bắc Hà quặn lòng nhớ về Thăng Long xưa, nhớ về quá khứ, về đất nước lúc còn hưng thịnh, lúc triều Nguyễn chưa dời kinh đô vào Huế.
    * Trực tiếp tả tình: Thể hiện qua câu cuối của bài thơ “Một mảnh tình riêng ta với ta”. Mảnh tình riêng đó thật sâu sắc, thấm thía.


    Câu 6:

    Nói đến “một mảnh tình riêng” giữa “cảnh trời, non nước, bao la” ở Đèo Ngang có quan hệ đối lập nhau. Cảnh càng rộng lớn thì con người càng cảm thấy cô đơn, cảm thấy mình nhỏ bé. Như vậy, có thể nói, chính cảnh đã góp phần khiến nỗi cô đơn của tác giả lớn hơn, nặng nề hơn. Và dĩ nhiên, sẽ hoàn toàn khác với cách nói “một mảnh tình riêng” trong một không gian chật hẹp.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    1. Tác giả

    Bà Huyện Thanh Quan (? - ?), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người làng Nghi Tàm nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Bình ngày nay), do đó có tên gọi là Bà Huyện Thanh Quan. Bà là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa.
    Tác phẩm của bà hiện còn lại sáu bài thơ: Qua Đèo Ngang , Thăng Long thành hoài cổ, chiều hôm nhớ nhà, tức cảnh chiều thu… trong đó có bài Qua Đèo Ngang nổi tiếng.


    2. Tác phẩm

    Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được viết khi Bà Huyện Thanh Quan lần đầu tiên xa nhà xa quê để vào Huế nhận chức quan của mình. Bài thơ này được viết vào khoảng thế kỉ XIX.
    Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật.
    Bố cục: 2 phần.
    Phần 1: 6 câu thơ đầu: cảnh đèo Ngang khi chiều về.
    Phần 2: còn lại: nỗi lòng của Bà Huyện Thanh Quan
    Qua đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: (Trang 103 - SGK Ngữ văn 7) Căn cứ vào lời giới thiệu về thể thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3, câu 4, câu 5 với câu 6.

    Bài làm:
    Đường luật : luật thơ có tự đời Đường (618 – 907) ở Trung Quốc.
    Số câu : 8 câu (bát cú)
    Số chữ : 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn)
    Hiệp vần : ở chữ cuối của câu 1 – 2 – 4 – 6 - 8 tất cả đều thanh bằng và một vần duy nhất (còn gọi là độc vần) : tà – hoa – nhà – gia – ta (vần a).
    Phép đối : trong mỗi bài thơ có 2 cặp câu đối nhau về cả nghĩa lần thanh điệu : câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.
    Ví dụ: Lom khom/dưới núi/tiều vài chú
    Lác đác/bên sông/chợ mấy nhà


    Câu 2: (Trang 103 - SGK Ngữ văn 7) Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?
    Bài làm:
    Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày. Khi mọi người đều chuẩn bị kết thúc một ngày làm việc vất vả, đó cũng là lúc con người thường có những suy tư, những nỗi buồn man mác
    Thời điểm chiều tà thường gợi lên sự buồn vắng, cô đơn, đặc biệt là đối với những người bộ hành xa quê, thân gái dặm trường như bà lại càng buồn hơn, cô đơn hơn..


    Câu 3: (Trang 103 - SGK Ngữ văn 7) Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì? .
    Bài làm:
    Cảnh Đèo Ngang được miêu tả với những chi tiết về thiên nhiên và con người noi đây trong buổi chiều tà.
    Không gian: của núi rừng heo hút, vắng vẻ, hoang sơ, “cỏ cây chen đá lá chen hoa”. Núi non trùng trùng điệp điệp, biển cả mênh mông tiếp giáp dưới chân núi, khung cảnh hùng vĩ, rộng lớn. Nơi đây có cả trời, non, nước
    Thời gian: chiều tà, thời điểm khi mặt trời xuống núi.
    Âm thanh: quốc quốc, đa đa có tác dụng lớn trong việc gợi hình, gợi cảm và càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.
    Con người: thưa thớt “tiều vài chú”, “chợ mấy nhà”.


    Câu 4: (Trang 103 - SGK Ngữ văn 7) Hãy nhận xét về cảnh tượng đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.
    Bài làm:
    Cảnh tượng đèo Ngang hiện lên qua nét vẽ của bà Huyện Thanh Quan thật hoang sơ, vắng vẻ, có nét đẹp của núi non, sông nước. Nơi đây thấp thoáng sự sống của con người nhưng thưa thớt và ít ỏi. Cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà, lại được nhìn từ tâm trạng của kẻ xa quê nên cảnh gợi lên cảm giác buồn, hoang sơ, vắng lặng.


    Câu 5: (Trang 103 - SGK Ngữ văn 7) Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang. Tâm trạng đó được thể hiện qua hai hình thức: mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào?
    Bài làm:
    Tâm trạng của người lữ khách tha hương trong buổi chiều tà ẩn dấu một nỗi buồn man mác
    Mượn cảnh nói tình: thông qua thời gian và không gian của cảnh, đặc biệt qua hai hình tượng tiếng chim quốc quốc và tiếng chim đa đa.
    Gia gia: vừa nói đến tiếng chim nhưng “gia” còn có nghĩa là là. Nỗi nhớ nhà của người con xa quê. Khi mặt trời lặn xuống cũng là lúc gia đình đoàn tụ,còn bà lại đang dừng chân chốn hoang sơ hiu quạnh, nỗi nhớ nhà như càng trào dâng tha thiết.
    Con quốc quốc: Tiếng chim nhưng “quốc” cũng có nghĩa là đất nước, Tổ quốc. Bà là nho sĩ xứ Bắc Hà quặn lòng nhớ về Thăng Long xưa, nhớ về quá khứ của đất nước lúc còn hưng thịnh, lúc triều Nguyễn chưa dời kinh đô vào Huế.
    Trực tiếp tả tình: Thể hiện qua câu cuối của bài thơ: Một mảnh tình riêng ta với ta “Mảnh tình riêng” đó thật sâu sắc, thấm thía. Đây là sự đối diện với chính mình, do đó nỗi cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan nơi đất khách càng được thế hiện chân thật và sâu sắc.


    Câu 6: (Trang 104 - SGK Ngữ văn 7) Nói đến mảnh tình riêng giữa cảnh: trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang thì có gì khác với cách nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp.
    Bài làm:
    Cách nói mảnh tình riêng giữa cảnh: trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang khiến ta càng cảm thấy sự nhỏ bé của nữ sĩ trong không gian rộng lớn ấy. Nỗi cô đơn, hiu quạnh như đang xâm chiếm quanh tâm hồn nhà thơ. Thông qua biện pháp nghệ thuật tương phản đối lập (trời non nước >< mảnh tình riêng) cảnh Đèo Ngang càng trở nên bao la, rộng lớn bao nhiêu thì hình ảnh con người lại càng trở nên nhỏ bé, cô độc bấy nhiêu


    Luyện tập (Trang 104 - SGK Ngữ văn 7) Tìm hàm nghĩa của cụm từ ta với ta.
    Bài làm:
    Ta với ta - đó là sự đối diện với chính mình, giữa không gian bao la rộng lớn nơi đất khách quê người, nhân vật trữ tình như tự mình đối diện với nỗi buồn, hiu quạnh, những tâm sự không biết chia sẻ cùng ai. Câu thơ kết thúc nhưng vẫn gợi ra những âm hưởng buồn man mác của con người trong nỗi cô đơn.


    Phần tham khảo mở rộng
    Nêu cảm nhận về bốn câu thơ đầu bài thơ Qua đèo Ngang bằng một đoạn văn

    Bài làm:
    Bốn câu thơ đầu bài thơ Qua đèo Ngang là bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người mang đậm nét hoang sơ, gợi cảm giác buồn vắng lắng. Nhà thơ bước tới nơi đây khi cảnh đã bước sang xế chiều, bóng tối dần xâm lấn không gian, thời điểm cuối ngày ấy gợi lên một nỗi buồn man mác, mông lung. Đặc biệt giữa không gian rộng lớn của đèo Ngang, khiến cho thi nhân càng cảm nhận rõ hơn một nỗi cô đơn giữa chốn xa lạ. Bức tranh thiên nhiên chiều tà ấy được điểm tô bởi “cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Cỏ cây cùng hoa lá vươn lên tìm lấy sự sống cho mình. Động từ ‘chen” như diễn tả sự chen chúc, không hàng lối, gợi ra bức tranh thiên nhiên um tùm, hoang vu, gợi buồn nơi núi rừng. Và trong bức tranh thiên nhiên ấy, thấp thoáng bóng dáng con người trong công việc lao động bình dị thường ngày. Thế nhưng, sự xuất hiện của con người khiến tác giả cảm nhận sự hiu quanh như lớn dần thêm. Bởi số lượng ít ỏi “tiều vài chú” và “lác đác bên sông, chợ mấy nhà” càng làm tăng thêm sự vắng vẻ của đèo Ngang. Bóng người thưa thớt dưới núi và những ngôi nhà thấp thoáng trong chợ nhỏ, sự sống đấy nhưng sao buồn tẻ, nhạt nhòa. Nhà thơ dường như đang tìm kiếm hơi ấm của con người trong bức tranh sinh hoạt nơi đây nhưng sự sống đó lại làm cảnh vật thêm đìu hiu, cô quạnh. Qua bức tranh thiên nhiên ấy, ta thấy được một tâm hồn đa cảm, chất chứa những nỗi niềm, tâm sự của thi nhân trước non sông, đất nước.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

    Câu 1 - Trang 103 SGK

    Căn cứ vào lời giới thiệu về thể thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3, câu 4, câu 5 với câu 6.

    Trả lời:

    Qua Đèo Ngang là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

    - Bài thơ này có 8 câu mỗi câu bảy chữ, hợp vần ở chữ cuối câu một và chữ cuối các câu chẵn (1, 2, 4, 6 và 8).

    - Trong bài thơ, câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6. Nói cách khác, có phép đối ở bốn câu giữa.


    Câu 2 - Trang 103 SGK

    Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?

    Trả lời:

    Cảnh tượng đèo Ngang được miêu tả vào lúc xế tà (đã về chiều). Thời điểm này là thời điểm ngày sắp tàn. Đó chính là thời điểm dễ gợi nỗi buồn cho lòng người. Ngay ở dân ca Việt Nam từ ngàn xưa cũng từng cho thấy:- Chiều chiều ra đứng ngõ sau

    Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.

    - Lặng nghe chim vịt kêu chiều

    Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau.

    Thời điểm xế tà là lợi thế để tác giả bộc lộ tâm trạng cô đơn của mình lúc qua đèo.


    Câu 3 - Trang 103 SGK

    Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì?

    Trả lời:

    Cảnh đèo Ngang được miêu tả gồm các chi tiết: cỏ, cây, hoa, lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mây túp nhà, có tiếng chim cuốc và chim đa đa, có vài chú tiều (người đốn củi). Nhà thơ khéo dùng các từ láy lom khom, lác đác, các từ tượng thanh quốc quốc, gia gia đặc biệt gợi hình và gợi cảm, càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.


    Câu 4 - Trang 103 SGK

    Hãy nhận xét về cảnh tượng đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.

    Trả lời:

    Qua đèo Ngang là một bức tranh thiên nhiên có sự sống con người nhưng hoang sơ, núi đèo bát ngát, vắng lặng và buồn thể hiện một tâm trạng cô đơn, bâng khuâng, buồn nhớ của tác giả.


    Câu 5 - Trang 103 SGK

    Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang. Tâm trạng đó được thể hiện qua hai hình thức: mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào?

    Trả lời:

    - Mượn cảnh nói tình: thông qua thời gian và không gian hình thức:

    + Gia gia – vừa mô phỏng tiếng chim như đồng âm với nó còn có nghĩa là nhà. Nỗi nhớ nhà đang trào dâng trong lòng người nữ sĩ xa quê, trong cảnh chiều hôm người ta tìm về mái ấm gia đình, còn bà lại đang dừng chân chống hoang sơ hiu quạnh, nhớ nhà là phải lắm.

    + Con quốc quốc – mô phỏng tiếng chim kêu và đồng âm với nó quốc quốc là đất nước, Tổ quốc. Bà là nho sĩ xứ Bắc Hà quặn lòng nhớ về Thăng Long xưa, nhớ về quá khứ của đất nước lúc còn hưng thịnh, lúc triều Nguyễn chưa dời kinh đô vào Huế.

    - Trực tiếp tả tình: Thể hiện qua câu cuối của bài thơ "Một mảnh tìn riêng ta với ta". Mảnh tình riêng đó thật sâu sắc, thấm thía.


    Câu 6 - Trang 104 SGK

    Nói đến mảnh tình riêng giữa cảnh: trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang thì có gì khác với cách nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp.

    Trả lời:

    Nói đến một mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước bao la ở đèo Ngang là thể hiện một tương quan đối lập: trời, non, nước càng bao la, cao rộng bao nhiêu thì mảnh tình riêng càng nặng nề u uất bấy nhiêu! Dĩ nhiên là khác với nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp.


    LUYỆN TẬP

    Câu 1. Tìm hàm nghĩa của cụm từ Ta với ta.

    Trả lời:

    Cụm từ ta với ta: Hai chữ “ta” trong cụm từ đều chỉ chính nhà thơ, nỗi cô đơn tìm người chia sẻ giữa trời đất mênh mông lại gặp chính nỗi cô đơn của mình, không ai cùng chia sẻ.


    Câu 2. Học thuộc lòng bài thơ Qua Đèo Ngang.

    "Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,

    Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

    Lom khom dưới núi tiều vài chú,

    Lác đác bên sông rợ mấy nhà.

    Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc,

    Thương nhà, mỏi miệng cái da da.

    Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,

    Một mảnh tình riêng, ta với ta."

    Bà huyện Thanh Quan

    - Thể thơ: Thất ngôn bát cú

    - Thời kỳ: Nguyễn


    Tổng kết
    Với phong cách trang nhã, bài thơ Qua Đèo Ngang cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy