Top 6 Bài soạn "Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất" lớp 7 hay nhất

Bình An 1382 0 Báo lỗi

Việt Nam đất nước ta là một nước thuần nông. Bởi vậy mà ngay từ xa xưa nhân dân ta đã rất chú trọng đến thiên nhiên và mùa màng của họ. Đó cũng là lí do mà ... xem thêm...

  1. I. Đôi nét về tác phẩm Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

    1. Đôi nét về tục ngữ
    - Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh.
    - Tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân ta về mọi mặt:
    + Quy luật của thiên nhiên
    + Kinh nghiệm lao động, sản xuất
    + Kinh nghiệm về con người và xã hội
    - Tục ngữ thường được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và đưa vào trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mình

    2. Giá trị nội dung

    Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.


    3. Giá trị nghệ thuật
    - Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp
    - Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ
    - Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung


    II. Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 ( Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)

    Đọc kĩ tục ngữ và chú thích.


    Câu 2 (Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)

    Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành 2 nhóm:

    + 4 câu tục ngữ đầu về thiên nhiên

    + 4 câu tục ngữ sau về lao động sản xuất


    Câu 3 (Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)

    "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối"

    - Tháng năm: đêm ngắn ngày dài, tháng Mười: đêm dài, ngày ngắn.

    - Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ: do sự vận động của Trái Đất, tháng 5 do vị trí nước ta nhận lượng ánh sáng lâu hơn nên ta có cảm giác ngày dài hơn, ngược lại.

    - Áp dụng: chú ý phân bố thời gian biểu sinh hoạt, làm việc hợp lý, biết trân trọng thời gian.

    "Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa"

    - Trời nhiều sao sẽ nắng, trời vắng (vắng) sao sẽ mưa

    - Kinh nghiệm này dựa trên quan sát thực tiễn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

    - Nhìn sao có thể đoán biết được thời tiết để sắp xếp việc.

    "Ráng mỡ gà có nhà thì giữ"

    - Trời xuất hiện ráng có màu vàng mỡ gà có nghĩa sắp có bão

    - Đây là kinh nghiệm dự đoán bão

    - Nhắc nhở ý thức việc chủ động phòng chống bão lũ

    "Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt"

    - Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển nhiều thì sắp có mưa lớn, lụt lội.

    - Cơ sở: Kiến là côn trùng nhạy cảm, khi sắp có mưa bão sẽ bò lên nơi cao ráo

    - Từ thực tế quan sát, áp dụng phòng chống bão lũ, thiên tai

    "Tấc đất tấc vàng"

    - Đất quý giá, quan trọng được ví như vàng

    - Đất quý giá vì nuôi sống con người, nơi con người được cư ngụ, bảo vệ

    - Cảnh tỉnh sử dụng tài nguyên đất hợp lí, và đề cao giá trị của tài nguyên này.

    "Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền"

    - Thứ tự quan trọng của các nghề đem lại kinh tế cho con người: nghề nuôi cá, làm vườn, làm ruộng

    - Cơ sở khẳng định xuất phát từ lợi ích được mang lại từ những nghề đó

    - Giúp con người biết khai thác tốt các điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.

    "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"

    - Khẳng định thứ tự quan trọng các yếu tố khi trồng lúa: nước, phân, lao động, giống lúa

    - Kinh nghiệm câu tục ngữ giúp người nông dân hiểu được tầm quan trọng của từng yếu tố, mối quan hệ của chúng.

    "Nhất thì, nhì thục"

    - Nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố thời vụ, đất đai đã được khai phá, chăm bón với nghề trồng trọt.

    - Nhắc nhở về thời vụ, chuẩn bị kĩ lưỡng đất đai trong canh tác


    Câu 4 (trang 5 sgk ngữ văn 7 tập 2)

    Câu tục ngữ: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ

    - Ngắn gọn: Số lượng từ: 7 từ

    - Thường có vần, nhất là vần lưng: từ “gà” vần với từ “nhà”

    - Hai vế đối xứng cả hình thức lẫn nội dung: “ráng mỡ gà” đối với vế “có nhà thì giữ”

    - Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn.

    Luyện tập

    Một số câu tục ngữ về hiện tượng mưa nắng, bão lụt:

    - Chớp đằng tây mưa dây bão giật

    - Cầu vồng mống cụt, không lụt cũng mưa

    - Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa


    Ý nghĩa - Nhận xét

    - Qua bài học này, học sinh nhận ra được giá trị, những kinh nghiệm thực tế về thiên nhiên và lao động sản xuất chứa đựng trong những câu tục ngữ của dân gian, đồng thời xem tục ngữ như một kênh học tập, tích lũy vốn sống bản thân.

    - Bên cạnh đó, học sinh còn phân tích được lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. I. Về thể loại

    Tục ngữ là một trong những thể loại của văn học dân gian. Khác với ca dao, dân ca là những câu hát tâm tình, thiên về khía cạnh tinh thần, tình cảm, tục ngữ có chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm sống trên rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hằng ngày. Chính vì thế, tục ngữ được xem như một kho kinh nghiệm và tri thức thực tiễn vô cùng phong phú.

    Phần lớn, những câu tục ngữ thường có hình thức ngắn, có vần hoặc không có vần. Nhưng một số khác lại có hình thức câu dài, nhiều vế, hay cũng có câu có hình thức của một câu ca dao ở thể lục bát.

    Tuy nhiên, dù dài hay ngắn, có vần hay không có vần, nói chung tục ngữ đều là những câu dễ nhớ, dễ thuộc. Đặc điểm này của tục ngữ chủ yếu được tạo nên từ vần điệu. Những câu tục ngữ không có vần tác động đến người đọc, người nghe bởi kết cấu đối lập hoặc những ấn tượng đặc biệt nào đó.

    Những câu tục ngữ được trích dẫn trong bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói chung đều ngắn (chỉ có một câu hai dòng), được chia thành các vế (có câu 4 vế), các vế lại liên kết với nhau bởi vần điệu. Chủ đề chung của những câu tục ngữ này là những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất.


    II. Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1:

    Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và những từ ngữ khó.


    Câu 2:

    * Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành hai nhóm:

    Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên: câu 1,2,3,4
    Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất: câu 5,6,7,8


    Câu 3:

    (1):

    Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

    Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

    Nghĩa của câu: tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn, nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười.
    Chúng ta có thể áp dụng câu tục ngữ này để tính toán, sắp xếp công việc va giữ gìn sức khỏe trong mùa hè và mùa đông.
    (2)

    Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

    Nghĩa của câu: ngày nào mà đêm trước trời nhiều sao thì hôm nay sẽ nắng, trời ít sao thì mưa.
    Đây là kinh nghiệm để dự đoán trời mưa nắng, rất cần cho công việc sản xuất và mùa màng. Trời ít mây thì sẽ nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây thì nhìn thấy ít sao hoặc không nhìn thấy sao.
    (3)

    Ráng mỡ gà có nhà thì giữ

    Nghĩa của câu: khi trên trời xuất hiện sáng có màu giống màu mỡ gà tức là sắp có bão lớn. Vì vậy, phải chú ý chống bão cho nhà cửa.
    Đây là một trong rất nhiều kinh nghiệm dự đoán bão, từ đó, giúp người dân có thể biết trước và phòng tránh, hạn chế những thiệt hại về người và của.
    (4)

    Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt

    Nghĩa của câu: vào tháng 7, nếu thấy kiến bò thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra. Bởi kiến rất nhạy cảm, khi sắp có mưa lụt thì chúng thưòng di chuyển tổ lên chỗ cao nên chúng bò ra khỏi tổ.
    Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta về ý thức phòng chống bão lụt – loại thiên tai thường gặp ở nước ta.
    (5)

    Tấc đất tấc vàng

    Nghĩa của câu: đất được coi như vàng, quý báu như vàng
    Đất quý giá vì đất nuôi sống con người, là nơi ở, nơi sinh hoạt, lao động. Vàng thì “ăn” mãi cũng hết, nhưng với đất thì khai thác mãi, cái “chất vàng” của nó cũng không cạn.
    Người ta thường dùng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất.
    (6)

    Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

    Câu tục ngữ này nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở những nơi đó. Ruộng thì phổ biến, chỉ để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ; ao thả cá, thả rau muống,…
    Áp dụng câu tục ngữ này để khai thác tốt điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều của cải vật chất.
    (7)

    Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

    Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp của nhân dân ta
    Yếu tố quan trọng hàng đầu là nước, nếu bị úng hay bị hạn, mùa vụ có thể bị thất thu hoàn toàn. Tiếp sau đó là đến vai trò quan trọng của phân bón. Yếu tố cần cù, tích cực chỉ đóng vai trò thứ ba. Giống đóng vai trò thứ tư. Tuy nhiên, nếu ba yếu tố trên ngang nhau, ai có giống tốt, giống mới thì người đó sẽ có vụ mùa bội thu hơn.
    Câu tục ngữ nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không được tràn lan, nhất là khi khả năng đầu tư có hạn.
    (8)

    Nhất thì, nhì thục

    Câu tục ngữ nói đến vai trò của thời vụ là hàng đầu, sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ và cẩn thận. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa. Nếu sớm quá hoặc muộn quá thì cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và cho năng suất thấp.
    Nhắc nhở chúng ta về vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trước khi canh tác.


    Câu 4:

    Minh họa những đặc điểm nghệ thuật về hình thức của tục ngữ:

    Ngắn gọn: mỗi câu tục ngữ có số lượng chữ không nhiều, thậm chí có câu chỉ 4 chữ (Nhất thì, nhì thục; Tấc đất, tấc vàng;…)
    Thường có vần, nhất là vần lưng, hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần (Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa;…)
    Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.
    Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. Lời trong tục ngữ thường ít nhưng rất cô đọng, mỗi lời như dồn nén và đặc biệt là không có từ thừa.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. VĂN BẢN

    1. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng,

    Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

    2. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

    3. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

    4. Tháng Bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

    5. Tấc đất tấc vàng.

    6. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

    7. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

    8. Nhất thì, nhì thục.


    ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

    Câu 1. Đọc kĩ các câu tục ngữ và các dòng chú thích.


    Câu 2. Có thể chia tám câu tục ngữ trong bài làm ba nhóm như sau:

    - Nhóm một gồm một câu đầu. Có thể gọi tên của nhóm một như sau:

    Kinh nghiệm về độ dài của ngày và đêm trong một số tháng khác nhau trong một năm. (Người ta cần biết điều này để sắp xếp công việc cho thuận lợi, thích hợp).

    - Nhóm hai gồm các câu hai, ba và bốn. Có thể gọi tên của nhóm hai như sau: Kinh nghiệm về mưa, nắng, gió, bão, lụt lội; nói gọn lại là kinh nghiệm về thời tiết.

    - Nhóm ba gồm bốn câu còn lại. Có thể gọi tên của nhóm ba như sau:

    Kinh nghiệm về cày cấy, gieo trồng.


    Câu 3. Phân tích từng câu tục ngữ trên.

    Câu 1: a) Ý nghĩa: Câu này có ý nói về tháng năm thì ngày dài, đêm lại quá ngắn, còn về tháng mười thì ngày ngắn lại và đêm dài ra.

    b) Cơ sở thực tiễn: Sở dĩ có hiện tượng trên là do Trái Đất luôn tự quay theo một trục nghiêng và di chuyển trên một quỹ đạo có hình e-líp (hình bầu dục) quanh Mặt Trời.

    Câu 2: a) Ý nghĩa: Trời nhiều sao thì sẽ nắng; trời ít sao thì dễ có mưa.

    b) Cơ sở thực tiễn: Ban đêm bầu trời quang đãng và ta có thể nhìn thấy nhiều sao thì ngày mai trời sẽ nắng. Nếu trời có nhiều mây mưa thì ta thấy rất ít sao xuất hiện.

    Câu 3: a) Ý nghĩa: Nhìn thấy trên trời có ráng mây màu vàng như mỡ gà thì đó là hiện tượng sắp có giông bão.

    b) Cơ sở thực tiễn: Đây là một kinh nghiệm có được do nhiều lần quan sát thiên nhiên.

    Câu 4: a) Ý nghĩa: Vào tháng Bảy nếu thấy kiến bò di chuyển chỗ ở lên các điểm cao thì đó là hiện tượng báo trước sẽ có mưa, lụt.

    b) Cơ sở thực tiễn: Một số loài vật, trong đó có kiến, rất nhạy cảm trước sự thay đổi thời tiết nên sắp có mưa lụt là kiến cảm nhận được và tìm cách di chuyển chỗ ở lên cao để tránh ngập lụt.

    Câu 5: a) Ý nghĩa: Đất đai rất quý vì nó giúp cho con người làm ra lúa gạo hoa màu nên được ví: tấc đất (quý như) tấc vàng.

    b) Cơ sở thực tiễn: Người lao động đã nhận thấy điều này trong quá trình lao động sản xuất.

    Câu 6: a) Ý nghĩa: Câu này nêu lên các mối lợi trong việc làm ăn: thứ nhất là đào ao nuôi cá (thu lợi nhiều hơn cả); thứ nhì trồng màu (thu lợi ở mức thấp hơn); thứ ba là làm ruộng (thu lợi thấp hơn cả).

    b) Cơ sở thực tiễn: Đây là kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn làm ăn.

    Câu 7: a) Ý nghĩa: Câu này nêu lên các điều kiện quan trọng trong việc làm ruộng. Các điều kiện này được sắp xếp theo thứ tự nhất, nhì, ba, bốn:

    Nước là quan trọng ở bậc nhất.

    Phân là quan trọng ở bậc thứ hai.

    Sự chăm chỉ cần cù của con người làm quan trọng ở bậc thứ ba. Giống má là quan trọng ở bậc thứ tư.

    b) Trong thực tiễn canh tác các yếu tố này có liên quan mật thiết với nhau để tạo nên thành quả tốt đẹp.

    Câu 8: a) Ý nghĩa: Câu này có ý đề cao vấn đề thời vụ. Trồng gì, gieo cấy thứ gì thì phải thật thích hợp thời vụ mới có kết quả tốt. Còn yếu tố làm đất kĩ (thục) cũng là rất cần thiết nhưng vẫn phải xếp sau vấn đề thời vụ.

    b) Cơ sở thực tiễn: Kinh nghiệm này cũng là rút ra từ quá trình canh tác. Có điều ngày nay do khoa học phát triển, nhiều thứ hoa quả trái vụ đã ra đời và cho lợi ích kinh tế cao. Tuy nhiên, trong việc trồng lúa thì vấn đề thời vụ vẫn phải coi trọng.

    * Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong các câu trên:

    - Ta có thể ứng dụng câu 1 và việc sắp xếp công ăn việc làm, giờ giấc nghỉ ngơi ở các mùa khác nhau cho thích hợp.

    - Ta có thể quan sát sao trời và ráng mây để đoán biết mưa, gió mà thu xếp công việc và giữ gìn nhà cửa.

    - Ta có thể quan sát hiện tượng kiến bò lên cao mà đề phòng mưa lụt.

    - Ta có thể vận dụng các câu 6, 7, 8 vào việc nông nghiệp để có thu hoạch tốt.

    Qua đây ta cũng thấy một số câu tục ngữ vẫn giúp ích nhiều cho công việc nhà nông. Tất nhiên ngày nay đã có việc dự báo thời tiết khá chính xác hoặc nhiều cách làm ăn mới đã xuất hiện như liên kết vườn - ao - chuồng hoặc làm cho cây ra hoa, kết quả trái vụ làm cho kinh nghiệm sản xuất càng phong phú hơn.


    Câu 4. Đặc điểm về hình thức: tục ngữ thường ngắn gọn, có vần, có vế đối xứng nhau, lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh:

    Câu 1: Có hai vế đối xứng nhau: đối nhau về ý: đềm - ngày, sáng - tối. Trong mỗi vế lại có vần lưng: năm - nằm; mười - cười.

    Các hình ảnh “chưa nằm đã sáng” “chưa cười đã tối" đã dùng lối ngoa dụ, phóng đại làm cho ý diễn đạt được khắc sâu, được nổi bật lên.

    Câu 2: Câu này cũng có hai vế đối xứng nhau về ý: mau - vắng, nắng - mưa. Vần lưng: nắng - vắng.

    Câu 3: Có vần lưng: gà - nhà. Câu này giống như một lời nhắc nhở.

    Câu 4: Có vần lưng: bò - lo; hai vế cân xứng nhau về âm điệu.

    Câu 5: Hai vế cân xứng về âm điệu và bổ sung cho nhau về ý nghĩa.

    Câu 6: Có ba vế cùng một kiểu kết cấu, có vần lưng: viên - điền.

    Câu 7: Có bốn vế, vế một và hai cân xứng về âm điệu. Có vần lưng thì - nhì.

    Ghi nhớ: Bằng lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ ấy là "túi khôn" của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát.


    LUYỆN TẬP

    Sau đây là một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt.

    - Chuồn chuồn bay thấp thì mưa.

    Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

    - Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa.

    - Tháng Bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. 1. TỤC NGỮ LÀ GÌ?

    Tục ngữ là những câu nói dân gian, ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian.


    2. VĂN BẢN TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

    * Nội dung chính:

    Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ ấy là túi khôn của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng hợp chủ yếu là dựa vào quan sát.

    * Bố cục

    - 4 câu đầu: Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên

    - 4 câu sau: Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất.


    ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

    Câu 1 - Trang 4 SGK

    Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và những từ ngữ khó.

    Trả lời:

    Nói về tục ngữ, chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau:

    - Hình thức: Ngôn ngữ chọn lọc, ngắn gọn, kết cấu bền vừng, có hình ảnh, nhịp điệu; dễ đọc, dễ nhớ...

    - Nội dung: Nói về kinh nghiệm, đúc rút chân lí về thiên nhiên và xã hội.

    - Sử dụng: Trong mọi hoạt động đời sống (sản xuất, ứng xử...) khiến lời nói sinh động và sâu sắc.


    Câu 2 - Trang 4 SGK

    Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó?

    Trả lời:

    Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài làm hai nhóm:

    - Nhóm 1: Câu 1, 2, 3, 4 là những câu tục ngữ về thiên nhiên.

    - Nhóm 2: Câu 5, 6, 7, 8 là những câu tục ngữ về lao động sản xuất.


    Câu 3 - Trang 4 SGK

    Phân tích từng câu tục ngữ theo những nội dung sau:

    a. Nghĩa của câu tục ngữ.

    b. Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ.

    c. Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ. (Ví dụ, có thể ứng dụng câu 1 vào việc sử dụng thời gian cho phù hợp ở mùa hè, mùa đông như thế nào?)

    d. Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện.

    Trả lời:

    Phân tích từng câu tục ngữ:

    (1)

    “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.

    Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

    - Nghĩa là: Tháng năm (âm lịch) đêm ngắn, ngày dài: tháng mười (âm lịch) đêm dài, ngày ngắn.

    - Có thể vận dụng kinh nghiệm của câu tục ngữ và chuyện tính toán, sắp xếp công việc hoặc vào việc giữ gìn sức khỏe trong mùa hè và mùa đông.

    => Câu tục ngữ giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian, công việc, sức khỏe vào những thời điểm khác nhau trong năm.

    (2)

    “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”

    - Ngày nào đêm trước trời nhiều sao, hôm nay sẽ nắng; trời ít sao, sẽ mưa.

    - Trời nhiều sao sẽ ít mây, do đỏ sẽ nắng. Ngược lại trời ít sao sẽ nhiều mây, vậy thường có mưa. (Mặc dù phán đoán trên kinh nghiệm nên không phải hôm nào trời ít sao cũng mưa...)

    => Câu tục ngữ giúp con người có ý thức nhìn sao để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc.

    (3)

    “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.”

    - Khi trên trời xuất hiện sáng có sắc vàng màu mỡ gà tức là sắp có bão.

    - Đây là một trong rất nhiều kinh nghiệm dự đoán bão. Biết dự đoán bão thì có ý thức biết chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu.

    (4)

    "Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt”

    - Ở nước ta, mùa lũ lụt ở Bắc bộ thường vào trước sau tháng bảy. Từ nghiệm quan sát, nhân dân ta rút ra kinh nghiệm: kiến bò nhiều vào tháng là điềm báo sắp có lụt bởi kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với những thay đổi của khí hậu, thời tiết, nhờ cơ thể có những tế hào cảm biến chuyên biệt, trời sắp lụt kiến sẽ từ trong tổ kéo nhau đi tránh mưa, lụt và lợi dụng mềm sau mưa để làm tổ mới.

    - Nhân dân ta biết khí hậu, thời tiết như vậy, nên có ý thức dự đoán lũ lụt nhiều hiện tượng tự nhiên để chủ động phòng chống.

    (5)

    “Tấc đất, tấc vàng”.

    - Đất được coi như vàng, quý như vàng.

    Tấc đất chỉ một mảnh đất rất nhỏ (tấc: là đơn vị đo chiều dài bằng 1 thước, là đơn vị đo diện tích đất...). Vàng là kim loại quý thường được cân bằng cân tiểu li. Vì vậy tấc vùng chỉ lượng vàng lớn, quý giá vô cùng. Câu tục ngữ lấy cái vật nhỏ (tấc đất) so sánh với cái rất lớn (tấc vàng), để nói giá trị của đất.

    - Đất quý giá vì đất nuôi sống người, là nơi ở, người phải nhờ lao động và xương máu mới có và bảo vệ được đất. Vàng ăn mãi cũng hết, còn đất khai thác mãi “chất vàng” của nó cũng không cạn.

    - Có thể dùng câu tục ngữ này trong nhiều trường hợp:

    + Phê phán sự lãng phí đất.

    + Đề cao giá trị của vùng đất tốt.

    (6)

    “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.”

    - Nói về thứ tự các nghề, việc đem lại lợi ích kinh tế cho con người. Nhiều lợi ích kinh tế nhất chính là nhờ vào việc nuôi cá, tiếp theo là làm vườn, sau đó là làm ruộng.

    - Cơ sở khẳng định thứ tự trên là từ giá trị kinh tế thực tế của các nghề. Tuy nhiên không phải với nơi nào cũng đúng.

    - Câu tục ngữ giúp con người biết khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải, vật chất.

    (7)

    “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.’'

    - Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố (nước, phân, lao động, gieo lúa) đối với nghề trồng lúa nước ở ta.

    - Kinh nghiệm của câu tục ngữ đươc vận dụng trong quá trình trồng lúa, người nông dân thấy được tầm quan trọng của từng yếu tố cũng như mối quan hệ của chúng. Nó có ích đối với đất nước chủ yếu sống bằng nghề nông.

    (8)

    “Nhất thì, nhì thục”

    - Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và của đất đai đã được khai phá, chăm bón đối với nghề trồng trọt.


    Câu 4 - Trang 5 SGK

    Nhìn chung tục ngữ có những đặc điểm về hình thức:

    - Ngắn gọn.

    - Thường có vần, nhất là vần lưng.

    - Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức, cả về nội dung;

    - Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.

    Hãy minh họa những đặc điểm nghệ thuật đó và phân tích giá trị của chúng bằng những câu tục ngữ trong bài.

    Trả lời:

    - Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn như câu: Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục.

    - Thường có vần, nhất là vần lưng: Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần. Ví dụ: Nhất thì, nhì thục; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

    - Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung. Ví dụ như 2 vế của câu 1, câu 2, câu 3.

    - Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: Lời trong tục ngữ cô đọng, mỗi lời như dồn nén, không có từ thừa. Các hình ảnh ví von như chưa nằm, chưa cười, các hình ảnh thiên nhiên như sao, ráng, đất, vàng,...


    LUYỆN TẬP

    Câu hỏi: Sưu tầm thêm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt.

    Trả lời:

    Một số câu tục ngữ quen thuộc với nhân dân ta như:

    - Cơn đằng Đông vừa trông vừa chạy.

    Cơn đằng Tây vừa cày vừa ăn

    - Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.

    - Gió nam đưa xuân sang hè.

    - Vùng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.

    - Trăng quầng đại hạn, trăng tán thì mưa.


    TỔNG KẾT

    Bằng lời nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    Tục ngữ là một trong những thể loại của văn học dân gian, có chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm sống trên rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hằng ngày.
    Bằng lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất.
    Những câu tục ngữ ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát.
    Nhìn chung tục ngữ có những đặc điểm về hình thức: ngắn gọn, thường có vần nhất là vần lưng, các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung, lập luận chặt chẽ giàu hình ảnh.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2

    Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và những từ ngữ khó.

    Bài làm:
    Em cần đọc kĩ phần chú thích để hiểu nghĩa của các từ khó. Những câu tục ngữ có giá trị rất lớn cả trong đời sống - sản xuất và giá trị văn học.


    Câu 2: Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2

    Có thế chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó?
    Bài làm:
    Có thể chia những câu tục ngữ thành hai nhóm
    Nhóm 1 bao gồm những câu tục ngữ số 1,2, 3, 4
    Nhóm 2 bao gồm những câu tục ngữ số 5, 6, 7, 8
    Nội dung chính của từng nhóm câu tục ngữ là:
    Nhóm 1: Nhóm những câu tục ngữ nói về thiên nhiên
    Nhóm 2: Nhóm những câu câu tục ngữ nói về kinh nghiệm lao động sản xuất


    Câu 3: Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2

    Phân tích từng câu tục ngữ theo những nội dung sau:a. Nghĩa của câu tục ngữ.b. Cơ sở thực tiễn nêu trong câu tục ngữ.c. Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ (VD: có thể ứng dụng câu 1 vào việc sử dụng thời gian cho phù hợp ở mùa hè, mùa đông như thế nào?)d. Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện.
    Bài làm:
    Câu 1:
    Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

    Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
    Nghĩa của câu: Câu tục ngữ muốn nói đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa. Mùa hạ (tháng 5 âm, tức khoảng tháng 6 dương) có ngày dài đêm ngắn. Mùa đông (tháng 10 âm, tức tháng 11 dương) có ngày ngắn đêm dài
    Cơ sở thực tiễn: Dựa vào sự quan sát của nhân dân về thời gian ngày – đêm vào hai mùa trong năm.
    Khả năng áp dụng: câu tục ngữ trên đúng với các địa phương nằm ở bán cầu Bắc do ảnh hưởng của Trái Đất khi quay quanh Mặt trời đã ngả từng nửa cầu khác nhau về phía Mặt trời.
    Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ giúp người dân lao động có thể chủ động sắp xếp công việc cày cấy, sản xuất phù hợp với thời gian từng mùa.
    Câu 2: Mau sao thi nắng, vắng sao thì mưa.
    Nghĩa của câu: khi nhìn lên bầu trời quang đãng, nhiều sao thì trời hôm sau sẽ có nắng. Bầu trời tối, nhiều mây, vắng (ít) sao sẽ có mưa.
    Cơ sở thực tiễn: Đêm nhiều sao, trời không mây thì khả năng mưa ít xảy ra. Đêm ít sao do mây nhiều che khuất, mây nhiều tích mưa.
    Khả năng áp dụng: Câu tục ngữ này không hoàn toàn tuyệt đối chính xác, bởi lẽ có những lúc ngày sao nhiều mà trời vẫn mưa, và có những lúc sao ít nhưng trời
    lại nắng.
    Giá trị kinh nghiệm: Giúp cho người nông dân dự đoán được thời tiết ngày hôm sau để chủ động trong việc gieo trồng, gặt hái, cày bừa..
    Câu 3: Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
    Nghĩa của câu: Ráng là có sắc vàng, màu tựa màu mỡ gà. Khi chân trời co màu vàng là sắp có dông bão, phải lo chống giữ nhà cửa.
    Cơ sở thực tiễn: Dựa trên hiện tượng tự nhiên đã xảy ra mà nhân dân đã quan sát và thấy ứng nghiệm.
    Khả năng áp dụng: có thể áp dụng trong dự đoán dông bão xảy ra.
    Giá trị kinh nghiệm: Giúp người dân phòng chống được dông bão, giảm thiểu thiệt hại. Nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.
    Câu 4: Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
    Nghĩa của câu: Vào tháng bảy âm lịch mà thấy kiến bò lên cao là hiện tượng báo sắp có lũ lụt xảy ra.
    Cơ sở thực tiễn: Loài kiến thường hay làm tổ ở dưới đất, chúng có cảm nhận rất tốt, dự cảm được sắp có lụt xảy ra chúng sẽ tìm cách bò lên chỗ cao.
    Khả năng áp dụng: có thể áp dụng vào dự báo thời tiết.
    Giá trị kinh nghiệm: Từ hiện tượng tự nhiên đó giúp cho ta chủ động ý thức phòng chống lũ lụt để bảo vệ mùa màng, tài sản và tính mạng của con người.
    Câu 5: Tấc đất tấc vàng.
    Nghĩa câu tục ngữ: Đất đai quý như vàng
    Cơ sở thực tiền: Đất đai được dùng để sản xuất nông nghiệp, xây dựng nhà cửa, xây dựng đường giao thông, khu công nghiệp… phục vụ cho mọi hoạt động của đời sống con người. Mảnh đất nhỏ bằng một lượng vàng lớn. Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).
    Khả năng áp dụng: Câu tục ngữ này hoàn toàn đúng, diện tích đất trên Trái đất không tăng thêm đáng kể trong khi dân số thế giới tăng nhanh. Vì vậy đất đai có giá trị vô cùng to lớn, vàng ăn mãi cũng hết còn đất nếu biết khai thác hợp lí thì sê là nguồn lợi còn mãi với con người.
    Giá trị của kinh nghiệm: Câu tục ngữ nhắc nhở con người nâng cao ý thức vào việc bảo vệ đất đai đồng thời nêu cao ý thức về việc cải tạo đất.
    Câu 6: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
    Nghĩa câu tục ngữ: Trong nghề nông thì nuôi cá là đem lại giá trị kinh tế nhất, sau đó đến nghề làm vườn rồi đến nghề làm ruộng. Như vậy, câu tục ngữ cho chúng ta biết về thứ tự của các nghề, các công việc đem lại lợi ích kinh tế cho con người.
    Cơ sở thực tiễn: Câu tục ngữ này không hoàn toàn chính xác bởi lẽ hiệu quả kinh tế của từng nghề còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giá cả, nhu cầu thị trường…và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên từng địa phương (ví dụ: vùng miền núi thuận lợi cho làm vườn nhất nhưng không thuận lợi cho nuôi cá).
    Giá trị kinh nghiệm: Giúp con người nêu cao ý thức về việc bảo vệ, khai thác có hiệu quả các điều kiện tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.
    Câu 7: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
    Nghĩa câu tục ngữ: Nêu lên các yếu tố ảnh hưởng đến nông nghiệp: quan trọng nhất là nguồn nước tưới tiêu, thứ hai phân bón, thứ hai sự cần cù, công chăm sóc của con người và thứ tư là giống cây trồng.
    Cơ sở thực tiễn: Dựa trên cơ sở thực tế trồng lúa lâu đời của cha ông, nhân dân đã quan sát đúc kết nên kinh nghiệm đó.
    Khả năng áp dụng: có thể thể áp dụng câu tục ngữ vào việc trồng lúa nước và một số loại cây hoa màu, cây ăn quả khác. Tuy nhiên trong thời đại khoa học – kĩ thuật phát triển, thứ tự các yếu tố đó có thể thay đổi.
    Giá trị của kinh nghiệm: Giúp người dân thấy rõ tầm quan trọng trong từng yếu tố để nâng cao năng suất lao động. Điều này có ý nghĩa rất lớn với đất nước nông nghiệp như Việt Nam.
    Câu 8: Nhất thì nhì thục
    Nghĩa của câu tục ngữ: Thì là thời vụ, thục là nói đến việc cày bừa. Câu tục ngữ nói lên tầm quan trọng của thời vụ và việc cày bừa đế có đất tốt. Thời vụ kịp thời có ý nghĩa quan trọng để mang lại năng suất cao trong nông nghiệp.
    Cơ sở thực tiền: Thông qua lao động sản xuất, ông cha ta đã thấy rõ tầm quan trọng của các yếu tố đó.
    Có thể áp dụng kinh nghiệm của câu tục ngữ vào việc tính toán, sắp xếp công việc để cày bừa, trồng trọt đúng thời vụ.
    Giá trị của kinh nghiệm: Câu tục ngữ đã đưa ra một kinh nghiệm quí báu trong sản xuất nông nghiệp. Nhắc nhở người dân gieo trồng đúng thời vụ, cày bừa kĩ càng trước khi gieo trồng.


    Câu 4: Trang 5 sgk ngữ văn 7 tập 2

    Nhìn chung tục ngữ có những đặc điểm về hình thức: ngắn gọn, thường có vần nhất là vần lưng, các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung, lập luận chặt chẽ giàu hình ảnh. Hãy minh họa những đặc điểm nghệ thuật đó và phân tích giá trị của chúng bằng những câu tục ngữ trong bài học.

    Bài làm:
    Về đặc điểm ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu chỉ có 6 đến 8 chữ, có những câu chỉ có 4 chữ như “Tấc đất, tấc vàng” hay “Nhất thì nhì thục”, thể hiện sự đúc kết cô đọng những kinh nghiệm của ông cha ta trải qua bao đời.
    Vần: Tám câu tục ngữ câu nào cũng có vần, đại đa số là vần lưng (vần nằm ở giữa câu) có những câu có tới hai vần. Ví dụ:
    Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

    Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
    Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

    Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
    Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
    Nhất canh, trì, nhì canh viên, tam canh điền.
    Nhất nước, nhì phân, tam cần tứ giống
    Nhất thì, nhì thục
    Các câu tục ngữ đối xứng nhau cả về nội dung và hình thức:
    Đêm tháng năm >< Ngày tháng mười

    Mau>< mưa
    ==> Qua phép đối đã làm nổi bật sự khác biệt của các hiện tượng thời tiết diễn ra. Qua đó, phép đôi cũng làm cho câu tục ngữ trở nên dễ nói nghe, dễ đi vào lòng người.
    Các câu tục ngữ sử dụng hình ảnh rất sinh động, gần gũi với đời sống lao động của người nông dân. Lập luận chặt chẽ giúp câu tục ngữ, sử dụng các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu như ẩn dụ, so sánh, phóng tác giả dân gian đã nhấn mạnh vai trò của các yếu tố tự nhiên như thời tiết, đất đai đối với sản xuất nông nghiệp.
    => Như vậy, bằng lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là sự đúc rút kinh nghiệm, là những kiến thức quý báu cho phát triển nông nghiệp – một ngành phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Đó là những bài học có ý nghĩa góp phần phòng tránh thiên tai và phát triển sản xuất.


    LUYỆN TẬP
    Câu 1: Trang 5 sgk ngữ văn 7 tập 2

    Sưu tầm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt.
    Bài làm:
    Mốt số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt
    Câu 1:
    "Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao,
    Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh"
    Giải thích: Nếu thấy chuồn chuồn bay thấp thì trời mưa rất to, còn nếu chuồn chuồn bay cao thì chứng tỏ vừa có 1 cơn mưa rào đã tạnh
    Câu 2:
    Cơn đằng đông, vừa trông vừa chạy,

    Cơn đằng nam, vừa làm vừa ăn
    Câu 3:Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.
    Câu 4:Mây kéo xuống bể thì nắng chang chang

    Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút.

    Câu 5:Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.

    Câu 6:Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.
    Câu 7:Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

    Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên.
    Câu 8:
    Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa
    Câu 9:
    Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
    Câu 10:
    Kiến đen tha trứng lên cao
    Thế nào cũng có mưa rào rất to
    Câu 11:
    Mau sao thì nắng ,vắng sao thì mưa
    Câu 12:
    Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I. Tìm hiểu chung

    Tục ngữ: những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định,c ó nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.


    II. Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 trang 4 SGK ngữ văn 7 tập 2:

    Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích\


    Câu 2 trang 4 SGK ngữ văn 7 tập 2:

    Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành 2 nhóm:

    4 câu tục ngữ đầu về thiên nhiên
    4 câu tục ngữ sau về lao động sản xuất.


    Câu 3 trang 4 SGK ngữ văn 7 tập 2:

    Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ ngày tháng mười chưa nằm đã tối

    Tháng năm: đêm ngắn ngày dài, tháng mười: đêm ngày ngắn
    Cơ sở thực tiễn: do sự vận động Trái Đất, do tháng 5 vị trí nước ta nhận ánh sáng lâu hơn nên có cảm giác ngày dài hơn
    · Áp dụng: chú ý phân bố thời gian biểu sinh hoạt, làm việc cho hợp lí
    Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

    Trời nhiều sao sẽ nắng, trời ít sao thì sẽ mưa
    Cơ sở thực tiễn: dựa quan sát thực tiễn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
    Áp dụng: có thể đoán biết thời tiết để sắp xếp việc.
    Ráng mỡ gà có nhà thì giữ

    Trời xuất hiện ráng có màu vàng mỡ gà có nghĩa sắp có bão
    Đây là kinh nghiệm dự đoán bão
    Nhắc nhở ý thức chủ động phòng chống bão
    Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt

    Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển nhiều thì sắp có mưa, lụt lội
    Cơ sở: kiến là côn trùng nhạy cảm, khi sắp có bão sẽ tự bò lên cao ráo
    Từ thực tế quan sát, áp dụng phòng chống bão
    tấc đất tấc vàng

    Đất quý giá, quan trọng như vàng
    Đất quý giá vì nuôi sống con người, nơi con người canh tác
    Cảnh tỉnh sử dụng tài nguyên đất hợp lí
    Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền

    Thứ tự quan trọng các nghề đem lại kinh tế cho con người: nuôi các, làm vườn, làm ruộng
    Cơ sở khẳng định xuất phát từ lợi ích được mang lại từ những nghề đó
    Giúp con người biết khai thác tốt các điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.
    Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

    Khẳng định thứ tự quan trọng các yếu tố khi trồng lúa: nước, phân, lao động, giống lúa
    Kinh nghiệm câu tục ngữ giúp người nông dân hiểu được tầm quan trọng của từng yếu tố
    Nhất thì, nhì thục

    Nhấn mạnh tầm quan trọng các yếu tố thời vụ, đất đai được khai phá, chăm bón với nghề trồng trọt
    Nhắc nhở về thời vụ, chuẩn bị kĩ lưỡng đất đai canh tác.


    Câu 4 trang 5 SGK ngữ văn 7 tập 2:

    Câu tục ngữ: ráng mỡ gà có nhà thì giữ

    Ngắn gọn: số lượng từ: 7 từ
    Thường có vần, nhất là vần lưng
    Hai vế đối xứng cả hình thức lẫn nội dung: “ráng mờ gã” đối với vế “có nhà thì giữ”
    Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn


    III. Luyện tập

    Sưu tầm một số câu tục ngữ phản ảnh kinh nghiệm của nhân dân về hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt

    Chớp đằng tây mưa dây bão giậ
    Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì vừa, bay vừa thì râm

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy